CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
6.2 Gợi ý chính sách
6.2.2 Gợi ý giảm thiểu mức độ chuyển việc/nâng cao khả năng gắn bó với cơng việc
việc của ngƣời lao động tại khu vực công
* Sự sắp xếp hợp lý công việc giữa gia đình và cơ quan
Đối với người lao động thì gia đình và người thân trong gia đình của họ có vai trị rất quan trọng. Vì vậy, muốn giữ được chân nhân viên gắn bó với đơn vị thì cơ quan đơn vị nên có sự sắp xếp cơng việc một cách hợp lý, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người, có sự quy định về thời gian làm việc tại cơ quan,.... Bên cạnh đó, lãnh đạo đơn vị cũng cần phải có những chính sách cụ thể, thích hợp, có hành động thiết thực và có ý nghĩa đối với người thân trong gia đình của người lao động thơng qua một số hình thức như: tổ chức tour đi du lịch trọn gói cho cán bộ cơng nhân viên trong cơ quan và được dẫn gia đình của người lao động đi theo, mua bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên và cho cả người thân và gia đình của họ, cơng đồn hoặc ban lãnh đạo cơ quan nên tổ chức đi thăm khi người nhà người lao động bị bệnh hoặc bản thân người lao động bị bệnh,…
* Thách thức và tinh thần trách nhiệm vì cơng việc
- Ban lãnh đạo đơn vị nên thường xuyên có sự luân chuyển cán bộ giữa các phòng ban với nhau nhằm tạo nên sự mới mẻ, hứng thú trong công việc, tránh sự nhàm chán trong công việc. Điều này sẽ giúp cho nhân viên có cơ hội tiếp xúc với những cơng việc mang tính mới mẻ và với những thách thức mới, tránh sự nhàm chán với những cơng việc mang tính lặp đi lặp lại.
- Ban lãnh đạo đơn vị nên đưa ra các chỉ tiêu trong năm cần phải đạt được cho cá nhân người lao động hoặc một tập thể lao động và mục tiêu đạt được của năm sau phải cao hơn năm trước. Có những phần thưởng đối với các cá nhân hay một tập thể đạt được mục tiêu đề ra và có nhưng biện pháp xử phạt đối với những cá nhân hoặ tập thể chưa đạt được mục tiêu do lãnh đạo cơ quan giao phó.
- Cần phải có những chính sách nhằm khuyến khích người lao động tích cực tham gia đóng góp ý kiến để giúp cho cơ quan, đơn vị được tốt hơn và nếu những ý kiến nào thiết thực, mang tính sáng tạo góp phần làm cho cơng việc được tốt hơn, được mọi người công nhận, ủng hộ thì nên có những phần thưởng thiết thực, ý nghĩa và chỉ thưởng cho những người nói được thì phải làm được để tránh những trường hợp nói sng và chưa thấy thực hiện được. Những người làm việc có trách nhiệm cao thì họ sẽ ln muốn được phát biểu ý kiến để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt hơn. Do đó, ban lãnh đạo đơn vị cần phải biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp thiết thực, tốt đẹp và nên có những cách khuyến khích khác nhau để kích thích họ làm việc tốt hơn.
* Thu nhập từ công việc
Đây là yếu tố được rất nhiều người quan tâm, không những trong các đơn vị nhà nước mà còn ở các đơn vị, doanh nghiệp bên ngoài. Khi ứng cử viên quyết định gửi đơn xin việc vào cơ quan nào thì họ sẽ xem xét đến mức thu nhập họ đạt được sẽ là bao nhiêu khi làm việc. Lãnh đạo đơn vị nên có các cơ chế rõ ràng, minh bạch đối với các khoản thu nhập của nhân viên. Chẳng hạn như là: tiền lương của nhân viên được tính theo hệ số lương của nhà nước x mức lương cơ bản x 8% phụ cấp (đối với những trường hợp những người có hệ số lương từ 2,34 trờ xuống); tiền thưởng đối với những người được đánh giá “hoàn thành nhiệm vụ” là 1 triệu đồng; những người làm việc ở bộ phận chăm sóc khách hàng thì được trợ cấp tiền điện thoại hàng tháng,….
* Sự xung đột của gia đình về mơi trƣờng làm việc
Ban lãnh đạo đơn vị thông qua cuộc họp đầu tuần để đưa ra một số câu hỏi khảo sát lấy ý kiến của nhân viên về môi trường và điều kiện làm việc ở đơn vị hiện nay như: máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công việc, chỗ ngồi làm việc, ánh sáng,….như thế nào?.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm kích thích sự năng động, sáng tạo trong công việc của nhân viên như: kiểm tra sự ngăn nắp và cách trang trí bàn làm việc của nhân viên, phải làm sao để có thể hồn thành nhiệm vụ tốt hơn,…
* Sự quan tâm của đồng nghiệp
- Các phong trào tập thể nên được phát động định kỳ và có sự tham gia của lãnh đạo các phịng ban và ban Giám đốc. Chính những hoạt động như vậy sẽ góp phần tạo nên bầu khơng khí vui vẻ, thân thiện, hòa đồng, gần gũi với các đồng nghiệp làm chung và mối quan hệ giữa nhân viên cấp dưới với ban lãnh đạo sẽ trở nên gắn bó và mật thiết hơn.
- Ban chấp hành cơng đồn tại đơn vị nên thường xuyên tổ chức định kỳ các hoạt động vào cuối tuần hoặc cuối tháng, giữa các phòng ban với nhau nhằm tạo khơng khí vui vẻ, hịa đồng, và cũng là dịp để tập thể lao động trong cơ quan xóa bỏ những căng thẳng, mệt mỏi sau một tuần hoặc một tháng làm việc; đây cũng là dịp để mọi người trong cơ quan được hiểu nhau và giúp đỡ nhau nhiều hơn.
- Những hoạt động như vậy sẽ giúp cho tinh thần của người lao động được thoải mái sẽ làm công việc hiệu quả hơn, bên cạnh đó, sẽ có những nhu cầu thúc đẩy làm việc hơn, chất lượng công việc cũng sẽ cao hơn.
- Ban lãnh đạo trong đơn vị giữ vai trò quan trọng đối với sự thu hút, gắn bó của nhân viên đối với đơn vị. Bên cạnh những việc quan tâm đến nhân viên, lắng nghe ý kiến của nhân viên, có những chính sách chăm lo cho người thân trong gia đình của nhân viên thì ban lãnh đạo đơn vị cịn phải ln là người sáng suốt trong việc ra các quyết định liên quan đến đơn vị cũng như các chính sách đối với người lao động.
- Ban lãnh đạo đơn vị phải ln là người chính trực, liêm minh, khơng thiên vị đối với bất kỳ một người nào cả, tránh những trường hợp do các mối quan hệ quen biết gửi vào. Phải có những chính sách, chế độ khen thưởng rõ ràng đối với những người làm được việc và những người có khả năng hồn thành nhiệm vụ trước thời hạn,…
- Đóng vai trị là người đầu tàu trong đơn vị, người lãnh đạo phải biết cách để gợi ý, kích thích nhân viên có thể hiểu và hồn thành tốt cơng việc được giao. Bên cạnh những kỹ năng, kiến thức chun mơn đã có thì người lãnh đạo cần phải hiểu rõ tâm lý của nhân viên để biết được tâm tư và nguyện vọng của họ.