4.2 Giải pháp nhằm gia tăng giá trị khách hàng tại ngân hàng TMCP Kỹ
4.2.2.6 Chính sách khách hàng thân thiết
- Giám Đốc, ban lãnh đạo ngân hàng phải là người chủ động trong việc chăm sóc và làm việc với chủ doanh nghiệp. Tạo mối quan hệ gần gũi, mật thiết với công ty
- Xây dựng cơ chế, chính sách dành cho khách hàng doanh nghiệp thân thiết: Các doanh nghiệp giao dịch càng lâu, càng nhiều, giao dịch duy nhất tại Techcombank thì cần có ưu đãi về chính sách giá, điều khoản tín dụng.
- Đối với các khách hàng đang giao dịch tại nhiều ngân hàng cần triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các ưu thế về giá để khách hàng chuyển mạnh giao dịch về nhiều hơn.
- Các doanh nghiệp lớn ln ln có những ưu đãi tốt nhất tại các TCTD. Do đó, để có thể thực sự níu kéo nhóm khách hàng này, Techcombank cần triển khai chính sách áp dụng Loyalty cho khách hàng mới tương tự như khách hàng cũ nếu đã có lịch sử giao dịch tốt tại các TCTD lớn khác (BIDV, Viettinbank, Sacombank, ACB, MBBank…).
4.2.2.7 Tăng cường kiểm tra, sử dụng nguồn vốn tín dụng, kiểm sốt nội bộ.
Đồng thời với việc phát triển tín dụng là việc triển khai các giải pháp về kiểm tra và kiểm sốt tín dụng nhằm đảm bảo cho sự phát triển tín dụng của doanh nghiệp là sự phát triển tín dụng bền vững. Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng khả năng quản lý chưa thực sự tốt, và luôn chịu ảnh hưởng nặng bởi các biến số kinh tế vĩ mơ bất lợi. Do đó, việc kiểm tra, kiểm sốt, quản trị chất lượng tín dụng là hoạt động thường xuyên và nghiêm túc. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát cần được thực hiện một cách đồng bộ, liên tục, thường xuyên từ các đơn vị kinh doanh đến các đơn vị hội sở, từ từng khế ước nhận nợ đến toàn bộ số dư tín dụng tại Techcombank. Việc kiểm tra, kiểm sốt khơng đơn thuần là khách hàng trả nợ cho Techcombank mà cả việc đánh giá được toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có thể kịp đợi đưa ra các biển pháp xử lý hợp lý. Công tác kiểm tra, kiểm soát cần thực hiện theo các bước như sau:
- Đối với từng khoản cấp tín dụng: Đảm bảo thực hiện kiểm tra, kiểm soát trong tất cả các khâu của quá trình cấp tún dụng của doanh nghiệp, giải ngân, cơng tác thẩm định, xét duyệt cho vay, mục đích sử dụng vốn, hiểu quả của phương án vay vốn.
- Đối với toàn bộ các khoản nợ: Thực hiện kiểm tra, kiểm soát định kỳ, bất thường về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá đầu vào, đầu ra, đánh giá thị trường, tình hình tài chính. Thực hiện lưu trữ hồ sơ tín dụng theo quy định.
- Triển khai mơ hình quản trị rủi ro tín dụng theo 3 tuyến phịng thủ như sau: Tuyến thứ nhất: Các khối vận hành và kinh doanh; khách hàng doanh nghiệp,
Nguồn vốn, Tài chính tập đồn, vận hành công nghệ, Nhân sự, dịch vụ nội bộ chịu trách nhiệm với các nghiệp vụ, hoạt động thường ngày.
Tuyến thứ hai: Khối Tuân thủ, Khối quản trị rủi ro hoạt động và Pháp chế chịu trách nhiệm đưa ra các nguyên tắc, đánh giá tính hiệu quả và mức độ tuân thủ của tuyến phòng thủ thứ 1 và quản lý rủi ro.
Kiểm toán nội bộ: Chịu trách nhiệm xem xét tính phù hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ qua việc kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động của cả tuyến phòng thủ thứ 1 và 2.
4.3 Kiến nghị đối với hệ thống ngân hàng và chính phủ. 4.3.1 Đối với hệ thống ngân hàng. 4.3.1 Đối với hệ thống ngân hàng.
Theo phân tích luận phần 1 thì giải pháp gia tăng giá trị khách hàng nhận được luôn là nên tảng trong mọi chiến lược phát triển của ngân hàng. Theo đó, để hệ thống ngân hàng có sự tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng cần phải xây dựng hệ thống CVP cho hoạt động kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Mà trong đó, ngân hàng cần lưu ý các giải pháp cơ bản như sau:
- Tăng cường hợp tác với các ngân hàng nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để tận dụng được nguồn vốn giá rẻ. Ngoài ra, tiếp tục hợp tác với các ngân hàng nước ngoài để đàm phán các gói vay vốn lãi suất ưu đãi để phục vụ nhu cầu vay vốn trong nước.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ để tạo nên những nhân viên có năng lực thực sự, vừa được trao dồi nghiệp vụ thường xuyên để hệ thống ngân hàng càng có sự phát triển bền vững.
- Các ngân hàng tăng cường hợp tác với nhau hơn nữa để các bên vừa là đối tác, vừa cùng đưa hệ thống ngân hàng phát triển.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và giám sát hệ thống ngân hàng, hoạt động tín dụng để hoạt động tín dụng phát triển một cách lành mạnh..
- Hồn thiện cơ chế cho vay tín chấp.
- Triển khai mơ hình quản trị rủi ro 3 tuyến phịng thủ.
4.3.2 Đối với chính phủ và ngân hàng nhà nƣớc.
Với vai trị đầu tàu của mình trong việc thúc đẩy hoạt động tín dụng, chính phủ và ngân hàng nhà nước cần thực hiện các giải pháp sau để tăng cường sự phát triển của hệ thống ngân hàng như sau:
- Chính phủ và ngân hàng nhà nước cần thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mơ. Hồn thiện các quy định quản lý chuyên nghành về hoạt động cho vay với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vừa tạo cơ chế thông thống, vừa tạo chính sách phát triển ổn định của hệ thống ngân hàng theo các cơ chế chính sách đã định.
- Cần xây dựng cơ chế cho vay tín chấp, quy chế về kiểm tra và kiểm soát sau vay theo quy định.
- Nâng cao công tác thanh kiểm tra giám sát. Với thị trường còn non trẻ và thiếu kinh nghiệm như thị trường Việt Nam thì việc theo dõi giảm sát thường xuyên hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo các ngân hàng trong quá trình xây dựng chiến lược của mình nhưng đảm bảo sự phát triển tín dụng một các bền vững.
- Tạo cơ chế rõ ràng về việc hợp tác với các hệ thống ngân hàng nước ngoài nhằm thu hút được nguồn vốn giá rẻ từ bên ngồi, làm giảm chi phí vay vốn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời đó, tăng cường hợp tác nhằm tạo sự thu hút về nhân lực, kinh nghiệm quản lý giúp hệ thống ngân hàng có sự phát triển bền vững hơn nhiều.
Kết luận chƣơng 4:
Trong nội dung chương 4, căn cứ thực trạng và nguyên nhân phát triển tín dụng kém trong thời gian qua, mơ hình CVP xây dựng ở chương ba, tác giả đã tập trung đưa ra các giải pháp tốt nhất nhằm khắc phục hạn chế các nguyên nhân làm phát triển tín dụng khơng tốt trong thời gia qua, cải thiện các yếu tố để cải thiện CVP cho Techcombank. Đồng thời, tác giả cũng đã xây dựng được mơ hình CVP mà Techcombank cần phải triển khai.
KẾT LUẬN
DN NVV chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống các DN ở Việt Nam. Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao đông, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Với những điều kiện thuận lợi trong phát triển tín dụng đối với DN NVV nên thị trường tín dụng DN NVV được nhiều ngân hàng hướng trọng tâm vào phát triển. Cùng xu thế đó, Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam cũng luôn đặt mục tiêu đẩy mạnh phát triển tín dụng DN NVV trong những năm gần đây. Tuy nhiên, việc phát triển tín dụng tại ngân hàng Techcombank chưa đạt được như kỳ vọng vì thiếu chiến lược phát triển rõ ràng cũng như chính sách tín dụng khá thắt chặt đối với thị trường tín dụng DN NVV trong tình hình nền kinh tế khó khăn thời gian qua.
Trên cơ sở tập hợp, lý luận, luận giải, chứng minh và phân tích các dữ liệu lý luận và thực tiễn, luận văn đã hoàn thành được một số nội dung sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về DN NVV, phạm trù phát triển tín dụng DN NVV, sự cần thiết của việc phát triển tín dụng DN NVV.
- Trong quá trính nghiên cứu, căn cứ trên các lý luận và phân tích thống kê, tác giả đã cố gắng nêu bật lên thực trạng về việc phát triển tín dụng DN NVV tại Techcombank, chỉ ra những điềm mạnh và điểm yếu trong hoạt động tín dụng DN NVV tại Techcombank. Đồng thời, tác giả cũng đã chỉ ra được các nguyên nhân làm chậm q trình phát triển tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.
- Tác giả đã đưa ra khái niệm mới phục vụ phát triển tín dụng ngân hàng là “Giải pháp giá trị”. Cùng với đó, tác giả cũng đã phân tích sâu về các định nghĩa, về các chiến lược và tầm quan trọng của CVP đối với sự phát triển tín dụng.
- Xây dựng mơ hình về CVP.
- Xây dựng được chiến lược CVP mà Techcombank cần triển khai để đạt được sự phát triển tín dụng trong thời gian sắp tới.
- Đề xuất một số giải pháp đối với ngân hàng Techcombank trong việc cải thiện các biến số của CVP nhằm đẩy mạnh sự phát triển tín dụng. Đồng thời, mơ
hình này là cơ sở để hệ thống ngân hàng làm cơ sở triển khai nghiên cứu và xây dựng mơ hình chuẩn của ngân hàng hình. Ngồi ra, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp mà ngân hàng nhà nước cũng như chính phủ cần thực hiện để hỗ trợ phát triển tín dụng DN NVV.
Hạn chế của đề tài và các nghiên cứu tiếp theo.
Nghiên cứu đã có những tích cực đối với hệ thống ngân hàng nói chung và Techcombank nói riêng, khi đã triển khai về một khái niệm rất mới đối với hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, bài viết vẫn còn một số hạn chế nhất định như sau:
- Đối tượng nghiên cứu là các DN NVV với các những đặc tính riêng về nhu cầu, tiện ích, tiêu chí và đặc thù hoạt động của doanh nghiệp nên việc áp dụng trong thực tế cho đồng loạt tất cả khách hàng cần phải đánh giá thêm. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo cần đánh giá theo từng nhóm khách hàng, từng lĩnh vực kinh doanh chi tiết hơn trên cơ sở triển khai mơ hình này.
- Là mơ hình mới, chưa được triển khai nên chưa đủ cơ sở để đánh giá chất lượng thực sự của mơ hình. Ngồi ra, chưa đủ cơ sở để đánh giá CVP của tồn thị trường tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Chưa đánh giá được thực trạng triển khai CVP tại Techcombank bằng những số liệu cụ thể.
Ngoài ra, bản thân nhận thức của tác giả cũng có những giới hạn nhất định, vì vậy luận văn này khó tránh khỏi thiếu sót. Tác giả mong nhận được đóng góp của q thầy cơ, các nhà quản lý, đồng nghiệp và bạn đọc quan tâm để tác giả tiếp tục cải thiện đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1) Báo cáo quản trị, 2013, Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.
2) Báo cáo kinh doanh khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, 2013, Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
3) Đào Thị Hồ Phương, 2012. Doanh nghiệp nhỏ và vừa sau khủng hoảng tài chính tồn cầu và một số gợi ý để tạo nguồn vốn qua thị trường vốn, Tạp Chí ngân hàng số 20, Trang 40-44.
4) Đỗ Tiến Hòa (2007), Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp đối với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng HSBC, CN TPHCM, luận văn thạc sĩ, Trường Đạo học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh
5) Hồng Đình Phi, 2012; Lựa chọn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí quản lý kinh tế số 48, tranng 2-14.
6) KPMG, 2014; Khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam 2013
7) Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2010
8) Luật Doanh Nghiệp 2005
9) Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của chính phủ về trợ giúp phát triển DN NVV
10) Nguyễn Chí Thành, 2009; Bàn thêm về doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn ngân hàng; Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số 17; Trang 33-39.
11) Nguyễn Hà Phương, 2012; Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa – kinh nghiệm của Nhật Bản, Mexico và một số gợi ý cho Việt Nam; Tạp chí ngân hàng số 13; Trang 40-46.
12) Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, nhà xuất bản tài chính.
13) Nguyễn Thanh Hải, 2009; Để tháo vòng kim cô cho doanh nghiệp nhỏ và vưa, tạp chí tài chính số tháng 5/2009; Trang 24-26.
14) Nguyễn Thị Hải Ninh (2012), Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, luận văn thạc sĩ, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị.
15) Nguyễn Thị Hải Bình. 2011; Chính sách hỗ trợ tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn; tạp chí kinh tế số 34; Trang 25-28.
16) Nguyễn Thị Thanh Phương,2009 ; Minh bạch thơng tin tài chính để tiếp cạn vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tiếp cận vốn vay ngân hàng; Tạp chí tin học ngân hàng số 5, Trang 52-53.
17) Nguyễn Thị Hoài Lê, 2012; Thực Trạng Doanh Nghiệp nhỏ và vừa, Báo thị trường Chứng Khoán Việt Nam số 161, trang 36-41.
18) Nguyễn Thị Giang, Ths Phạm Ngọc Phong, 2009; Giải pháp phát triển quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tạp chí phát triển kinh tế tháng 12/2009; Trang 2-8.
19) Nguyễn Thùy Dung, 2013, Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn – CN Lý Thường Kiệt, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh.
20) Nguyễn Minh Kiều (2008),Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, nhà xuất bản thông kê
21) Phạm Văn Hiếu, 2012; Giải pháp nào khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số 15; trang 41-43.
22) Phí Vĩnh Tường, Trần Thị Vân Anh, Tạ Phúc Đường , 2013; Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh cơ cấu kinh tế - kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 417, Trang 18-26.
23) Thuận Mạnh, 2012; Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp nhận nguồn vốn tín dụng, Tạp chí ngân hàng số 12; Trang 45-48.
24) Tổ chức tài chính quốc tế IFC (2009), Cẩm nang tiếp cận tài chính cho SMEs.
25) Trần Hữu Ái, 2012; Đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 412; Trang 39-47.
26) Trần Thị Xuân Anh, 2012; Giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tạp chí quản lý kinh tế số 46; Trang 63-69.
27) Trần Thị Thu Thủy, 2010; Vay vốn ngân hàng: cần loại bỏ những rào cản đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tạp chí Cơng Nghệ Ngân Hàng số 51; Trang 27- 32. Trương Quang Thông, 2009; Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM, kênh tín dụng đã thơng; Tạp chí tài chính số tháng 5/2009; trang 26-29.
28) Võ Thị Hồng Loan,2011; Phân tích đặc điểm một số doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Đà Nẵng; Tạp Chí Khoa Học và Cơng Nghệ Đại Học Đà Nẵng số 1(42).2011; Trang 153-158.
29) Các Website của: Tổng cục thống kê (www.gso.gov.vn/); Techcombank
(https://www.techcombank.com.vn); Sacombank (www.sacombank.com.vn/); Eximbank (https://eximbank.com.vn/) ; BIDV (www.bidv.com.vn); Vietcombank (www.vietcombank.com.vn/) Văn bản pháp luật (vanban.chinhphu.vn).
30) Các đường Linh: http://www.doanhnhansaigon.vn/online/the-gioi-quan-tri/nhan- su/2011/12/1060850/gen-y-nghi-viec-nhieu-loi-tai-ai/