Mục tiêu và phƣơng hƣớng hoạt động kinh doanh của Agribank CN Tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh long an (Trang 85 - 87)

AGRIBANK CN TỈNH LONG AN

Năm 2014 và những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nơng thơn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nơng”. Tập trung tồn hệ thống và bằng

mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngồi nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “tam nơng”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngồi tín dụng, Agribank khơng ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa. Là một trong những chi nhánh trực thuộc Agribank, những mục tiêu trên cũng chính là mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh của Agribank CN Tỉnh Long An. Xác định nhiệm vụ quan trọng đó, Agribank CN Tỉnh Long An đã tăng cường khai thác mọi nguồn vốn để cho vay phục vụ SXKD, đặc biệt là ưu tiên vốn cho nông nghiệp, nông thôn cụ thể:

- Đẩy mạnh công tác huy động vốn tại địa phương, các nguồn vốn có tính ổn định lâu dài để chủ động nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nơng thơn trên địa bàn đồng thời có dư nguồn vốn để điều chuyển về trụ sở chính hỗ trợ cho các Chi nhánh khác.

- Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, ưu tiên vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn với đối tượng khách hàng là các hộ gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác, các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư vào phát triển nông nghiệp tỉnh nhà. Phấn đấu tỷ lệ dư nợ cho nơng nghiệp nơng thơn đến năm 2015 duy trì ở mức tối thiểu 80% trên tổng dư nợ.

- Đầu tư tín dụng bám sát và phù hợp với các chương trình, đề án, dự án của UBND tỉnh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch; vùng sản xuất giống chất lượng cao, sản xuất nơng sản hàng hố tập trung và chun canh; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và khả năng cạnh tranh của nông sản.

- Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chi cục phát triển nông thôn cùng với sự lãnh chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, UBND các xã tổ chức, xây dựng nhiều mơ hình tổ liên kết sản xuất và vay vốn và hợp tác xã hoạt động hiệu quả và bền vững.

- Chú trọng cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng theo hướng khép kín từ sản xuất đến chế biến tiêu thụ, xuất khẩu, tập trung vào các sản phẩm nông sản xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ (tôm, cá da trơn…).

- Kết hợp chặt chẽ đầu tư tín dụng với phát triển các sản phẩm dịch vụ phù hợp với địa bàn nông nghiệp nông thôn của tỉnh; nâng cao dần tỷ trọng thu dịch vụ, phấn đấu thu dịch vụ hàng năm tăng tối thiểu 15%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay đối với hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh long an (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)