Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trên thế giới về mố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đóng góp của phát triển trung gian tài chính vào tăng trưởng kinh tế (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

2.2.5 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trên thế giới về mố

quan hệ phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế.

Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các trung gian tài chính làm giảm chi phí thu thập thông tin và giảm chi phí giao dịch (Levine, 1997). Trong những nghiên cứu lý thuyết, tác động của phát triển trung gian tài chính đến tăng trưởng kinh tế được mô hình hóa một cách nghiêm ngặt, thông qua những kênh ảnh hưởng khác nhau. Đồng thời, các nghiên cứu thực nghiệm đã nghiêm túc kiểm tra tính đúng đắn của các mơ hình lý thuyết này. Kết quả đã được Levine (1997)

mối tương quan dương, tương quan này là ổn định và có ý nghĩa thống kê. Điều này hàm ý rằng sự phát triển của hệ thống tài chính có đóng góp tích cực đến tăng trưởng sản lượng quốc gia. Các nước với các trung gian tài chính hoạt động hiệu quả trong việc hé lộ các rào cản thơng tin sẽ có một tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn thông qua nhiều đầu tư hơn các nước kém hiệu quả hơn trong việc thu thập và xử lý thơng tin (Levine, 1997). Bên cạnh đó, các nước khác nhau về hệ thống luật pháp và tiêu chuẩn kế tốn có các mức độ phát triển tài chính khác nhau. Nghiên cứu cho thấy chế độ kế toán và luật pháp nhấn mạnh quyền của người đi vay, thực thi hợp đồng và thực hành kế toán sẽ thúc đẩy phát triển tài chính và gia tăng tốc độ phát triển kinh tế (Levine, Loayza & Beck, 2000).

Khan và Senhadji (2003) đã tìm ra mối tương quan dương có ý nghĩa giữa phát triển các trung gian tài chính và tăng trưởng kinh tế. Mối tương quan này xuất hiện ở cả ba chỉ số đo lường phát triển tài chính. Từ đó, nghiên cứu này kết luận: “chiều sâu trung gian tài chính là một yếu tố quan trọng xác định sự khác biệt về tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia” (Khan & Senhadji, 2003, p. ii105).

Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế được nêu ra trong Levine (1997) bằng cách tổng quan các nghiên cứu của các tác giả khác trong lĩnh vực này. Theo những nghiên cứu này, trung gian tài chính có các chức năng quan trọng như tạo cơ chế chuyển đổi rủi ro, phân bổ nguồn vốn, giám sát quản lý công ty, điều chuyển tiết kiệm và hỗ trợ trao đổi hàng hóa một cách dễ dàng (Levine, 1997).

Trong một nghiên cứu khác, Beck và Levine (2004) đánh giá một cách cụ thể tác động của sự phát triển thị trường chứng khoán và sự phát triển của các ngân hàng, hai thành phần chủ đạo của một hệ thống tài chính, đến sự tăng trưởng của sản lượng quốc gia. Sự đánh giá riêng lẻ này bắt nguồn từ nhận định rằng các ngân hàng và thị trường chứng khoán cung cấp các dịch vụ tài chính khác nhau, và do đó sẽ ảnh hưởng khác nhau đến sản lượng quốc gia (Beck & Levine, 2004). Khác với những nghiên cứu trước đó, Beck và Levine (2004) sử dụng hai mơ hình hồi quy cho dữ liệu bảng, được tổng hợp từ 40 quốc gia trong

thời gian 1976-1998. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, cả thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng đều ảnh hưởng một cách có ý nghĩa trong cả hai mơ hình hồi quy tăng trưởng kinh tế. Hay nói cách khác, sự phát triển của trung gian tài chính đóng góp một cách tích cực vào tăng trưởng kinh tế.

Bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm dùng bảng động dữ liệu từ 74 quốc qua, Felix và Neven (2003) đã đưa ra nhận định mối liên hệ giữa tài chính và tăng trưởng biến thiên tùy theo mức độ của phát triển tài chính của quốc gia đó. Ở các quốc gia có mức độ phát triển tài chính thấp, tiến bộ tăng thêm trong thị trường tài chính có tác dộng khơng rõ ràng đến tăng trưởng. Trong các quốc gia có hệ thống tài chính phát triển ở mức trung bình, phát triển tài chính có tác động mạnh và tích cực đến tăng trưởng. Cuối cùng, ở các quốc gia có hệ thống tài chính phát triển ở mức cao, tác động này tích cực nhưng giảm đi (Felix & Neven, 2003).

Khác với các nghiên cứu trước, vốn chỉ sử dụng dữ liệu chéo (cross- sectional data) hoặc dữ liệu chuỗi thời gian (time-series data), Christopoulos và Tsionas (2004) sử dụng dữ liệu bảng (panel data) từ 10 quốc gia đang phát triển gồm Colombia, Paraguay, Peru, Mexico, Ecuador, Honduras, Kenya, Thailand, Comincana và Jamaica từ năm 1970 tới năm 2000 để phân tích mối quan hệ giữa độ sâu tài chính và tăng trưởng sản lượng. Christopoulos và Tsionas (2004) kết luận rằng quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, trong dài hạn, là mối quan hệ đồng biến và là quan hệ một chiều theo hướng phát triển tài chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Christopoulos và Tsionas (2004) còn chỉ ra rằng mối quan hệ trên không xuất hiện trong ngắn hạn, mà chỉ có ý nghĩa trong dài hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đóng góp của phát triển trung gian tài chính vào tăng trưởng kinh tế (Trang 27 - 30)