Mơ hình nghiên cứu đề nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đóng góp của phát triển trung gian tài chính vào tăng trưởng kinh tế (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mơ hình nghiên cứu đề nghị

Lý thuyết kinh tế chỉ ra một phương pháp đo lường đóng góp của các yếu tố đến tăng trưởng sản lượng (growth accounting) bằng cách sử dụng mơ hình tăng trưởng tân cổ điển (neoclassical growth model). Do vậy, mơ hình nghiên cứu được rút ra từ mô hình tăng trưởng kinh tế tân cổ điển. Tương tự như các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu hiện tại xem xét đóng góp của các yếu tố đầu vào, trong mơ hình tân cổ điển, đối với tăng trưởng sản lượng của một quốc gia.

Trong nghiên cứu về đóng góp của trung gian tài chính trong tăng trưởng sản lượng, Ang (2007) và Khan và Senhadji (2003) là hai trong số nhiều nhà nghiên cứu đã vận dụng thành cơng mơ hình tân cổ điển phục vụ mục đích nghiên cứu của mình. Phần dưới đây sẽ xem xét cả hai mơ hình này cùng với các mơ hình đã đề cập trong chương 1 để rút ra mơ hình nghiên cứu đề nghị.

i. Mơ hình của Khan và Senhadji (2003)

Khan và Senhadji (2003) đề xuất mơ hình như sau:

0 5 4 3 2 1 0 ln ln( ) ln

lnGDPbb fdb igdpbd POPb d TOTb Y

Trong đó: GDP là tổng sản phẩm quốc nội, fd là thước đo phát triển tài chính, igdp là tỷ lệ tổng đầu tư trên GDP, dln(POP) là tốc độ tăng dân số,

Y0 là thu nhập bình quân đầu người ban đầu.

Trong mơ hình này, Khan và Senhadji (2003) đề xuất đo lường phát triển trung gian tài chính bằng bốn chỉ số fd1 là tỷ lệ tín dụng tư nhân trên GDP; fd2

bằng fd1 cộng với tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khốn trên GDP; fd3 bằng fd2 cộng với tỷ lệ vốn hóa thị trường trái phiếu trên GDP; và fd4 hay stockc chỉ số

vốn hóa thị trường chứng khốn.

Các thước đo phát triển trung gian tài chính trong mơ hình của Khan và Senhadji (2003) là những thước đo tốt, vì đo lường được một cách tồn diện độ sâu tài chính. Tuy nhiên, đối với trường hợp các quốc gia có trung gian tài chính chưa phát triển, các chỉ số fd2, fd3 và fd4 hoặc là khơng có dữ liệu, hoặc là khơng có thị trường tương ứng. Do đó, chỉ có duy nhất việc áp dụng chỉ số fd1 là khả thi trong trường hợp của luận văn này.

ii. Mơ hình của Ang (2007)

Ang tổng hợp các lý thuyết và đề xuất hai mơ hình hồi quy như sau:

PRK PUK LF PCY

f

GrowthA , , ,

GrowthfBPRK,PUK,LF,M2Y

Trong đó: PRK là vốn tư nhân (private capital), PUK là vốn công cộng (public capital)

M2Y là tỷ lệ tiền khối tiền mở rộng M2 trên GDP,

PCY là tỷ lệ tín dụng tư nhân trên GDP, LF là lực lượng lao động.

Trong mơ hình này, bên cạnh các biến kiểm sốt là các nhân tố trong mơ hình tăng trưởng tân cổ điển, Ang (2007) đưa vào đồng thời hai thước đo phát triển tài chính là tỷ lệ khối tiền mở rộng M2 trên GDP (M2/GDP) và tỷ lệ tín

triển, với việc các trung gian tài chính vẫn còn ở mức độ thấp, việc sử dụng các chỉ số này để đo lường sự phát triển của hệ thống tài chính là hồn tồn hợp lý.

iii. Mơ hình của Christopoulos và Tsionas (2004)

Christopoulos và Tsionas (2004) nghiên cứu tác động của phát triển tài chính theo chiều sâu (financial depth) đối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn bằng mơ hình:

Y = βo + β1F + β2S + β3p + u Trong đó: Y là sản lượng đầu ra,

F là biến đo lường độ sâu tài chính được đo bằng tổng thanh khoản tiền gửi trên GDP,

S là đầu ra cổ phiếu đầu tư, p là tỷ lệ lạm phát và sai số u.

iii. Mơ hình của Beck, Levine và Loaya (2000)

Phương trình được sử dụng trong nghiên cứu này:

Yi = α + β Finance + γ’Xi + εi

Trong đó: biến Y gồm tăng trưởng, tăng trưởng vốn, tiết kiệm,

Finance gồm biến tín dụng tư nhân, thanh khoản của ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương,

X đại diện cho vector các biến kiểm soát tăng trưởng bao gồm thu nhập bình quân, năm đi học trung bình, độ mở thương mại, lạm phát, quy mơ chính phủ.

Bảng 3.1 So sánh các mơ hình nghiên cứu:

Mơ hình

Khan và Senhadji (2003) Ang (2007)

Phương trình

lnGDP = b0 + b1fd + b2igdp + b3dlnPOP + b4dlnTOT + b5 lnY0

Growth = fA(PRK, PUK, LF, PCY) Growth = fB(PRK, PUK, LF, M2Y)

Diễn giải Phát triển trung gian tài chính đo lường bằng bốn chỉ số: fd1 là tỷ lệ

tín dụng tư nhân trên GDP; fd2

bằng fd1 cộng với tỷ lệ vốn hóa thị

trường chứng khoán trên GDP; fd3

bằng fd2 cộng với tỷ lệ vốn hóa thị trường trái phiếu trên GDP; và fd4 hay stockc chỉ số vốn hóa thị

trường chứng khoán.

Hai thước đo phát triển tài chính là tỷ lệ khối tiền mở rộng M2 trên GDP (M2/GDP) và tỷ lệ tín dụng cá nhân trên GDP (PC/GDP).

Nhận xét Các thước đo phát triển trung gian tài chính đo lường được một cách toàn diện độ sâu tài chính. Tuy nhiên, không phù hợp với các quốc gia có trung gian tài chính chưa phát triển.

Các chỉ số đo lường sự phát triển của hệ thống tài chính là hồn tồn hợp lý, phù hợp với các quốc gia đang phát triển (trung gian tài chính phát triển ở mức độ thấp).

Kết hợp các mơ hình trên, tác giả nhận xét rằng một mơ hình phù hợp đối với việc đánh giá tác động của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế cho trường hợp Việt Nam sẽ có dạng:

Tăng trưởng GDP = F (chỉ số phát triển tài chính, các biến kiểm sốt)

Hơn nữa, mơ hình này phải thỏa mãn các tiêu chí dưới đây. Đầu tiên, nó phải dựa trên cơ sở mơ hình tăng trưởng tân cổ điển được đề xuất bởi Mankiw et

al. (1992) với dạng hàm logarit. Thứ hai, để đo lường sự phát triển của hệ thống tài chính, hai chỉ số được sử dụng là tỷ lệ tín dụng tư nhân trên GDP (PC/GDP) và tỷ lệ khối tiền mở rộng M2 trên GDP (M2/GDP).

Mơ hình nghiên cứu đề nghị cho luận văn được đưa ra dựa trên các mơ hình của các tác giả đã được trình bày trong phần nghiên cứu trước :

lnGDP = F(M2Y, PCY, PRK, PUK, IY, lnL, TOT, INF)

Mặt khác, theo tổng hợp các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế (Nguyễn Hoàng Bảo, 2012), tăng trưởng sản lượng có thể chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như đầu tư trực tiếp nước ngoài (Nair‐Reichert & Weinhold 2001), xuất khẩu (Chow, 1987). Do đó, các biến kiểm sốt trong mơ hình đề nghị có thể bao gồm xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngồi. Nên mơ hình nghiên cứu đề nghị được bổ sung như sau :

lnGDP = F(M2Y, PCY, PRK, PUK, IY, lnL, TOT, INF, INF2, EXPORT, FDI)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đóng góp của phát triển trung gian tài chính vào tăng trưởng kinh tế (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)