Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp đối với chất lượng dịch vụ vận tải biển của hãng tàu evergreen tại TP hồ chí minh (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng nhằm đo lường cảm nhận của khách hàng đối với các yếu tố đã nhận diện trong nghiên cứu định tính.

3.3.1. Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu của đề tài là chọn mẫu thuận tiện (phi xác suất). Gary T. Henry (1990) đưa ra ba lý do tại sao các nhà nghiên cứu có thể biện minh cho việc sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất: (1) Thiếu nguồn lực, (2) Khơng có khả năng xác định các thành phần của dân số, (3) Cần thiết lập một vấn đề tồn tại sẵn. Trần Tiến Khai và cộng sự (2009) cho rằng vì một số lý do thực tiễn nên các nhà nghiên cứu lựa chọn phương pháp này, chọn mẫu phi xác suất ít tốn kém chi phí và thời gian so với chọn mẫu xác xuất.

Trong quá trình thực hiện đề tài, yếu tố nguồn lực bị thiếu hụt nhiều nhất. Các nguồn lực về thời gian, tài chính, con người bị hạn chế rất nhiều. Vì vậy, tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác suất.

Theo tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc [7], đối với kỹ thuật phân tích nhân tố, cỡ mẫu ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến (x).

Bên cạnh đó, để phân tích hồi quy bội một cách tốt nhất, theo Tabachnick và Fidell (1996) [34] thì cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính bằng công thức n ≥ 50+8m (m: số biến độc lập)

Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ chọn kích thước mẫu đủ lớn để thỏa mãn cả hai điều kiện theo phương pháp phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy bội.

Ta có x=30 và m=6 nên: n≥ max (5*x, 50+8*m) n≥ max (150, 98) n≥ 150

Trên cơ sở số mẫu tối thiểu phải là 150, kỳ vọng số lượng hồi đáp là 50% và một số bảng trả lời không đạt yêu cầu, tác giả chọn số lượng mẫu phân phát là 320.

Để mẫu có tính đại diện, cần xác định rõ đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng phỏng vấn là nhân viên và quản lý của các doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ vận tải biển của hãng tàu Evergreen như nhân viên ở các Công ty giao nhận vận tải, Công ty sản xuất trực tiếp liên hệ với hãng tàu tại khu vực TP. HCM.

Theo thống kê số lượng khách hàng tại TP. HCM của hãng tàu Evergreen từ phịng kinh doanh của hãng tàu, số lượng Cơng ty giao nhận chiếm 86,4% tổng số khách hàng, lượng hàng hóa thơng qua chiếm đến 93,7% tổng lượng hàng hóa. Trong khi đó, số lượng Cơng ty sản xuất trực tiếp liên hệ với hãng tàu chiếm 13,6%, lượng hàng hóa thơng qua chiếm đến 6,3% tổng lượng hàng hóa thơng qua. Do đó tác giả quyết định tỷ lệ khách hàng để gửi bảng câu hỏi là 90% là các Công ty giao nhận, 10% là các Công ty sản xuất trực tiếp liên hệ với hãng tàu để đảm bảo mẫu khơng bị sai lệch mà vẫn mang tính thu nhỏ khách hàng của Evergreen.

Do vậy, với cỡ mẫu là 320, tác giả đã gửi 288 bảng câu hỏi cho các Công ty giao nhận và gửi 32 bảng câu hỏi cho các Công ty sản xuất trực tiếp liên hệ với hãng tàu. Nội dung của bảng câu hỏi khảo sát được trình bày trong phụ lục 3.

3.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Với dữ liệu thu thập được, sau khi hoàn tất việc gạn lọc, kiểm tra, mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu [7], phần mềm SPSS 16.0 được sử dụng để phân tích kết quả.

Phân tích mơ tả: Phân tích các thuộc tính của mẫu nghiên cứu như loại hình

doanh nghiệp, số lượng lao động, nguồn vốn, quy mô vốn và thời gian hoạt động của doanh nghiệp là các khách hàng của các hãng tàu Evergreen tại TP. HCM. Các đại lượng mô tả được sử dụng để phân tích là giá trị trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn,... kết hợp với các công cụ như bảng tần số, đồ thị.

Phân tích độ tin cậyCronbach’s Alpha: Được sử dụng để kiểm định độ tin

cậy của thang đo các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng và thang đo sự hài lòng của khách hàng. Phân tích độ tin cậy thông qua nhận xét hệ số Cronbach’s Alpha để loại các biến khơng phù hợp.

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA: Phương pháp phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để rút trích các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ vận tải biển Evergreen tại TP. HCM và nhân tố đo lường sự hài lịng của khách hàng trước khi đưa vào mơ hình hồi quy.

Phân tích hồi quy bội: Được sử dụng để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng

đến sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ vận tải biển của hãng tàu Evergreen tại TP. HCM và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố này đến sự hài lòng của khách hàng.

Kiểm định Mann-Whitney và Kruskal Wallis: được sử dụng để kiểm định

sự khác biệt về sự hài lòng của khách hàng giữa các yếu tố thuộc tính của mẫu nghiên cứu như loại hình doanh nghiệp, số lượng lao động, nguồn vốn, quy mô vốn và thời gian hoạt động của doanh nghiệp

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, cách thiết kế nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng.Quy trình nghiên cứu cơ bản gồm 3 bước chính là nghiên cứu cơ sở lý thuyết, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng từ đó đưa ra kết quả nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính được thiết kế dưới hình thức phỏng vấn sâu 4 quản lý của hãng tàu Evergreen và 6 quản lý là đại diện cho các doanh nghiệp là khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ vận tải của Evergreen (ít nhất 1teu / 1 tuần), trong đó 5 người thuộc Cơng ty giao nhận và 1 người thuộc Công ty sản xuất. Kết quả nghiên cứu định tính đã bổ sung thêm 6 biến từ mơ hình nghiên cứu đề xuất. Tổng cộng có 6 yếu tố mà khách hàng quan tâm khi sử dụng dịch vụ vận tải biển: (1) Nguồn lực, (2) Kết quả, (3) Quá trình, (4) Quản lý, (5) Hình ảnh, (6) Trách nhiệm xã hội với 30 biến quan sát.

Về nghiên cứu định lượng, tác giả trình bày phương pháp thu thập dữ liệu, cách thức chọn mẫu và tiêu chuẩn của kích cỡ mẫu. Phương pháp chọn mẫu trong đề tài là phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Trên cơ sở số mẫu tối thiểu phải là 150 và kỳ vọng số lượng hồi đáp là 50% và một số bảng trả lời không đạt yêu cầu, tác giả quyết định phát ra 320 bảng câu hỏi. Các phương pháp phân tích định lượng được sử dụng trong đề tài là phương pháp thống kê mô tả dùng để mô tả các đại lượng thống kê đặc trưng của mẫu, phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lịng của khách hàng, phân tích hồi quy bội để tìm ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của khách hàng, kiểm định Mann -Whitney và Kruskal Wallis được sử dụng để kiểm định các giả thuyết sự hài lịng của khách hàng có khác nhau giữa các yếu tố thuộc tính của mẫu nghiên cứu như loại hình doanh nghiệp, số lượng lao động, nguồn vốn, quy mô vốn và thời gian hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp đối với chất lượng dịch vụ vận tải biển của hãng tàu evergreen tại TP hồ chí minh (Trang 43 - 47)