2.5 Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán
2.5.6 Huấn luyện và đào tạo của nhân viên doanh nghiệp
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của nguồn nhân sự trong tổ chức: nguồn nhân lực là lợi thế cạnh tranh bền vững của tổ chức (Barney và Wright, 1998). Để có nguồn nhân sự đáp ứng đủ kiến thức, kinh nghiệm thì việc huấn luyện và đào tạo là rất quan trọng. Vì vậy, đầu tư thích hợp cho giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực là rất quan trọng để đảm bảo sự thành công thực hiện chiến lược chất lượng (Aguayo, 1990). Bởi vì đào tạo khơng phù hợp sẽ dẫn đến kết quả tiêu cực hoặc khơng có khả năng để đạt được các mục tiêu đề ra (Revelle, 1993). Các tổ chức là nâng cao chất lượng với số lượng đào tạo và giáo dục cần thiết để hỗ trợ thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng (Johnson, 1993). Zhu và Meredith năm 1995 đã thực hiện nghiên cứu trong lĩnh vực Just-in-Time (JIT) kết luận rằng giáo dục và đào tạo ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống. Do đó, nguồn nhân sự được huấn luyện và đào tạo tốt sẽ cải thiện chất lượng hệ thống thông tin kế toán để đạt được mục tiêu tổ chức. Dựa vào nhận định trên luận văn tìm ra nhân tố quan trọng
trong việc gia tăng chất lượng thơng tin kế tốn là huấn luyện và đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp bao gồm các chiều: (1) Đào tạo nhân viên khi mới vào doanh nghiệp; (2) Đào tạo định định kỳ: tháng, quý năm...; (3) Chương trình đào tạo nhân viên bởi các khóa huấn luyện bởi tổ chức bên ngoài. Từ nhận thức trên nghiên cứu đưa ra giả thiết:
H7: Huấn luyện và đào tạo nhân viên doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn
2.5.7 Mơi trường văn hóa doanh nghiệp
Có rất nhiều định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp như theo Schein năm 2010 là một mô thức về những giả thiết nền tảng được sáng tạo, được phát hiện , hay được phát triển bởi một nhóm người nhất định khi họ học cách đối phó với các vấn đề liên quan đến việc thích nghi với bên ngồi và hội nhập với bên trong, đã phát huy tác dụng và được coi như có hiệu lực và do đó được truyền đạt cho các thành viên mới noi theo, hay theo định nghĩa đơn giản của Deal và Kennedy là văn hóa tổ chức là cách mà những công việc được thực hiện trong tổ chức. Như vậy văn hóa tổ chức là tập hợp các giá trị và qui tắc được các cá nhân và các nhóm trong một tổ chức chia sẻ với nhau. Các giá trị và quy tắc này quy định cách thức ứng xử của mọi người với nhau và giữa những người trong tổ chức với các bên có liên quan nằm ngồi tổ chức. Văn hóa tổ chức là một trong những yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh vơ cùng quan trọng, nó tác động đến lòng tận tụy, lòng tự hào và trung thành của nhân viên dành cho tổ chức. Theo quan điểm TQM - total quality management - quản lý chất lượng tồn bộ và mơ hình PSP/IQ (Product and Service Performance Model for Information Quality) chất lượng hệ thống bị ảnh hưởng bởi nhân tố mối quan hệ nhân viên. Zhu và Meredith năm 1995 đã thực hiện nghiên cứu trong lĩnh vực Just-in-Time (JIT) kết luận rằng quan hệ đồng nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống. Luận văn kỳ vọng mơi trường văn hóa tốt sẽ tác động đến chất lượng của tồn tổ chức nói chung và hệ thống thơng tin kế tốn nói riêng. Văn hóa doanh nghiệp trong hệ thống thơng tin kế toán bao gồm: (1) Sự hợp tác của các cá nhân trong quy trình thực hiện hệ thống; (2) Sự sẵn sàng chia sẻ công việc của nhân viên; (3) Giao tiếp trong quá trình sử dụng hệ thống.
H8: Mơi trường văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực hệ thống thơng tin kế tốn
2.6 Mơ hình nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế tốn kế tốn
2.6.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Qua tìm hiểu về hệ thống thơng tin kế tốn, chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn, chất lượng thông tin và các nhận định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong mục 2.5, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu về chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn như sau:
Nguồn: Tác giả xây dựng
Hình 2.5: Mơ hình nghiên cứu chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn tại các DNVVN trên địa bàn TP.HCM đề xuất
+ + + + + + + +
Cam kết của nhà quản lý
Kiến thức sử dụng công nghệ HTTTKT của NQL
Kiến thức kế toán của nhà NQL
Hiệu quả của phần mềm và các trình ứng dụng kế tốn
Chất lượng dữ liệu Tham gia của nhân viên
Huấn luyện và đào tạo Mơi trường văn hóa
Chất lượng hệ
thống thông tin
2.6.2 Các giả thiết nghiên cứu
H1: Cam kết của nhà quản lý (X1) ảnh hưởng tích cực đến chất lượng hệ thống thơng tin kế toán (X9)
H2: Kiến thức về sử dụng công nghệ hệ thống thơng tin kế tốn của nhà quản lý (X2) ảnh hưởng tích cực chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn (X9)
H3: Kiến thức kế toán của nhà quản lý (X3) ảnh hưởng tích cực chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn (X9)
H4: Hiệu quả của phần mềm và các trình ứng dụng kế tốn (X4) ảnh hưởng tích cực chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn (X9)
H5: Chất lượng dữ liệu (X5) ảnh hưởng tích cực chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn (X9)
H6: Hiệu quả tham gia của nhân viên (X6) ảnh hưởng tích cực chất lượng hệ thống thơng tin kế toán (X9)
H7: Huấn luyện và đào tạo (X7) ảnh hưởng tích cực chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn (X9)
H8: Mơi trường văn hóa doanh nghiệp (X8) ảnh hưởng tích cực hệ thống thơng tin kế tốn (X9)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Kết thúc chương 2, tác giả đã làm rõ các khái niệm về hệ thống thơng tin kế tốn, chất lượng thơng tin kế tốn và chất lượng hệ thống thơng tin kế toán liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu thông qua làm rõ các khái niệm, nhận định của các nhà nghiên cứu. Thông tin kế tốn là sản phẩm của hệ thống thơng tin kế tốn, chất lượng thơng tin kế toán ảnh hưởng bởi chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn, nghiên cứu chất lượng hệ thống thông tin kế tốn thơng qua chất lượng thơng tin kế tốn. Tác giả đã đề ra các khuôn mẫu về chất lượng thơng tin kế tốn theo các tổ chức quốc tế được chấp nhận rộng rãi như IASB, FASB, quan điểm hội tụ IASB-FASB, tiêu chuẩn Cobit và chuẩn mực kế
toán Việt Nam. Đây là tiền đề quan trọng là nền tảng tiếp tục nghiên cứu trong các chương sau.
Thông qua kết quả của các nghiên cứu trước đây và lý thuyết liên quan đến lĩnh vực chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn, tác giả đã đúc kết tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn bao gồm 8 nhân tố: (1) Cam kết của nhà quản lý; (2) Kiến thức sử dụng cơng nghệ hệ thống thơng tin kế tốn của người quản lý; (3) Kiến thức kế toán của người quản lý; (4) Hiệu quả phần mềm và các trình ứng dụng kế tốn; (5) Chất lượng dữ liệu; (6) Tham gia của nhân viên; (7) Huấn luyện và đào tạo nhân viên; (8) Mơi trường văn hóa. Để kiểm tra khả năng ảnh hưởng và kiểm định lại các nhân tố có thực sự tác động đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn, tác giả sẽ làm rõ vấn đề trong Chương 3 “Phương pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các DNVVN trên địa bàn TP.HCM”.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN TRONG CÁC DNVVN
TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 3.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của luận văn được xây dựng qua các bước từ việc xác định các vấn đề nghiên cứu, đề ra các mục tiêu cụ thể, xây dựng cơ sở lý luận, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu và thang đo cho luận văn. Sau đó, sử dụng các công cụ thống kê để kiểm chứng mơ hình từ đó kết luận vấn đề nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu được tóm tắt theo sơ đồ dưới đây:
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu – Nguồn: Tác giả xây dựng
Cơ sở lý luận:
Chất lượng HTTTKT, các nhân tố ảnh hưởng chất lượng HTTTKT Các nghiên cứu trước đây
Các lý thuyết liên quan: DeLone và McLean, TQM, JIT, hệ thống hoạt động Xác định vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định mơ hình nghiên cứu và thang đo
Nghiên cứu hỗn hợp Xử lý số liệu:
Phân tích độ tin cậy Phân tích tương quan hệ số Pearson Phân tích nhân tố EFA Phân tích hồi quy đa biến
Kết quả nghiên cứu Kết luận và kiến nghị
3.2 Thiết kế câu hỏi khảo sát và thu thập mẫu khảo sát
Đây là một nghiên cứu hỗn hợp. Tác giả tổng hợp các lý thuyết trước đây, từ đó, đưa ra mơ hình nghiên cứu và thực hiện nghiên cứu thực tế theo mơ hình thơng qua việc khảo sát sử dụng bảng câu hỏi và các công cụ thống kê.
Mục đích của việc khảo sát là thu thập dữ liệu để kiểm chứng các nhân tố đã nhận diện có đúng mơi trường thực tế tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hay không và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này như thế nào.
Khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 mức (thang đo khoảng) với 43 biến quan sát để giải thích cho 9 thành phần nhân tố. Bảng câu hỏi gồm 9 câu đại diện 43 biến quan sát được trình bày ở phần phụ lục 1 “Câu hỏi khảo sát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng hệ thống tin kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập mẫu thuận tiện và phương pháp phát triển mầm (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Đối tượng khảo sát là nhà quản lý/giám đốc doanh nghiệp, nhân viên công nghệ thông tin, kế tốn đang cơng tác tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là các đối tượng tham gia trực tiếp vào quá trình tạo lập, kiểm sốt, gìn giữ và sử dụng thơng tin kế tốn tại doanh nghiệp.
Kích thước mẫu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp xử lý, dựa vào kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu phân tích EFA, mơ hình hồi quy... Do luận văn sử dụng các cơng cụ phân tích nhân tố khám phá EFA, phương pháp hồi quy tuyến tính (tìm biến độc lập, biến phụ thuộc) nên việc chọn mẫu phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chọn mẫu sử dụng các cơng cụ phân tích này. So với phân tích hồi quy phân tích EFA có số lượng mẫu rất nhiều, chọn kích thước mẫu phụ thuộc vào kích thước mẫu của phân tích EFA. Để sử dụng EFA kích thước mẫu phải lớn, kích thước mẫu dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát trên biến đo lường (N/p) là 5:1 nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát tốt hơn là 10:1 trở lên (Hair và ctg, 2006) (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Nunnally, 1978 đưa ra đề nghị tỷ lệ N/p biến thiên từ 2:1 đến 20:1 (Velicer and Fava, 1998).
Luận văn chọn cách tiếp cận số mẫu khảo sát có lượng tối thiểu là 100 và tỷ lệ N/p biến thiên từ 2:1 đến 20:1 theo biến quan sát nhằm dung hịa các quan điểm trên. Vì vậy với tổng số biến quan sát là 43 biến (37 biến đo lường cho 8 nhân tố độc lập và 6 biến đo lường cho 1 nhân tố phụ thuộc) thể hiện trong phụ lục 2 “Các biến quan sát của 9 nhân tố trong mơ hình đề xuất”, luận văn đã thu thập được tổng mẫu khảo sát là 140 mẫu và sử dụng chúng trong các phân tích tiếp theo.
3.3 Phương trình hồi quy tuyến tính đề xuất
Để kiểm định các giả thuyết trên, tác giả sử dụng phương trình hồi quy tuyến tính:
X9 = P1.X1 + P2.X2 + P3.X3 + P4.X4 + P5.X5 + P6.X6 + P7.X7 + P8.X8 + R
Trong đó:
P1, P2, P3, P4, P5, P6, P7, P8: lần lượt là trọng số hồi quy của các biến X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8
X1: Cam kết của nhà quản lý
X2: Kiến thức về sử dụng công nghệ hệ thống thơng tin kế tốn của nhà quản lý X3: Kiến thức kế toán của nhà quản lý
X4: Hiệu quả của phần mềm và các trình ứng dụng kế tốn X5: Chất lượng dữ liệu
X6: Tham gia của nhân viên doanh nghiệp
X7: Huấn luyện và đào tạo nhân viên doanh nghiệp X8: Mơi trường văn hóa doanh nghiệp
X9: Chất lượng hệ thống thông tin kế tốn R: Hệ số nhiễu
Để có thể phân tích kết quả khảo sát nhằm trả lời cho 3 câu hỏi đã đặt ra ở phần 1.4, luận văn sử dụng SPSS 20.0 để xử lý dữ liệu lần lượt theo các bước phân tích như sau, mỗi bước được trình bày ở một mục chi tiết:
1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha
3. Phân tích tương quan hệ số Pearson 4. Phân tích hồi quy đa biến
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Kết luận chương 3, tác giả tổng quan về phương pháp nghiên cứu, đưa ra quy trình nghiên cứu, cách thu thập dữ liệu và chọn mẫu khảo sát, chuẩn bị số liệu phân tích. Tác giả cũng xây dựng mơ hình hồi quy đề xuất dựa vào các nhân tố nhận định và mơ hình chất lượng hệ thống thơng tin đề xuất tạo tiền đề và cơ sở dữ liệu cho chương tiếp theo.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN TẠI CÁC
DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 4.1 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Trước khi phân tích EFA, ta tiến hành phân tích Cronbach’s Alpha để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát “Cronbach alpha phải được thực hiện trước để loại các biến rác (garbage items) trước khi thực hiện phân tích EFA. Q trình này có thể giúp chúng ta tránh được các biến rác vì các biến rác này có thể tạo nên các nhân tố giả (artifical factors) khi phân tích EFA (Churchill 1979)” (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
Theo đó tiêu chuẩn chọn thang đo như sau:
+ Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total Correlation) 0.30 thì biến đó đạt u cầu (Nunnally và Bernstein 1994). (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
+ Một thang đo có độ tin cậy tốt khi Cronbach’s Alpha 0.80. Tuy nhiên Cronbach’s Alpha > 0.95 thì thang đo khơng có sự khác biệt gì nhau, hiện tượng trùng lấp trong đo lường. Khi nó biến thiên trong khoảng 0.70 – 0.80] có thể sử dụng được. Nếu Cronbach’s Alpha 0.60 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nunnally và Bernstein 1994). (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
Ta tiến hành kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha lần lượt cho các biến: Cam kết của nhà quản lý (X1), Kiến thức sử dụng công nghệ hệ thống thơng tin kế tốn của nhà quản lý (X2), Kiến thức kế toán của nhà quản lý (X3), Hiệu quả của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán (X4), Chất lượng dữ liệu (X5), Tham gia của nhân viên doanh nghiệp (X6), Huấn luyện và đào tạo (X7), Mơi trường văn hóa doanh nghiệp (X8), Chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn (X9).
Bảng 3.1: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha các nhân tố
Biến Cronbach’s alpha
X1 Cam kết của NQL
X2 Kiến thức về sử dụng công nghệ HTTTKT của NQL X3 Kiến thức về kế toán của NQL
X4 Hiệu quả của phần mềm và các trình ứng dụng kế tốn X5 Chất lượng dữ liệu của HTTTKT
X6 Tham gia của nhân viên doanh nghiệp X7 Huấn luyện và đào tạo nhân viên X8 Mơi trường văn hóa của doanh nghệp X9 Chất lượng HTTTKT .825 .854 .875 .869 .895 .881 .878 .844 .892 Nhận xét:
Phân tích 9 biến (X1 - X9) đã được đo lường qua thang đo Likert, từ bảng 3.1, ta có Cronbach’s Alpha của 9 biến: 0.60 < X1 đến X9 < 0.95, thang đo này đạt tiêu chuẩn, có độ tin cậy cao và khơng có hiện tượng trùng lắp trong đo lường.
Từ bảng 3.2 – 3.10 (phụ lục 3), ta thấy các biến có hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.30. Nên hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu có thể dùng để phân tích nhân tố EFA khơng cần loại bỏ các biến.
4.2 Phân tích khám phá nhân tố (EFA - Exploratory Factor Analysis)
Phân tích nhân tố (Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật phân tích thống kê nhằm