2.4 Đánh giá chung về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại NHTMCP
2.4.2 Một số hạn chế và nguyên nhân
Xuất phát từ thực tiễn công tác tại các NHTM khác và Vietinbank ở các bộ phận, trải nghiệm các giai đoạn chuyển đổi của mơ hình từ cũ đến mới, cộng với kết quả khảo sát thực tế đối với các đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của mơ hình quản trị rủi ro tín dụng mới của NHCTVN. Có thể đúc kết được các hạn chế của mơ hình như sau:
Thứ nhất, quá trình chuyển đổi diễn ra quá nhanh:
- Hạn chế: Bất cứ một sự chuyển đổi từ cái cũ sang cái mới đều phải trải qua
q trình q độ, đủ lượng thì có sự biến đổi về chất. Việc áp dụng mơ hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán diễn ra trong hơn 24 năm đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý người làm tín dụng trong hệ thống. Trong khi đó, q trình chuyển đổi diễn ra quá nhanh, áp đặt đến từng nhân viên, lãnh đạo Chi nhánh đến chuyên viên, lãnh đạo phịng Trụ sở chính trong việc thực hiện mơ hình mới, tạo tâm lý bỡ ngỡ cũng như sự không đồng đều trong các khâu của mơ hình từ bán hàng đến phê duyệt tín dụng, do đó dẫn đến sự phối hợp giữa các phịng ban của Chi nhánh và Trụ sở chính cịn nhiều bất cập.
- Nguyên nhân chính: là do mặc dù chủ trương định hướng chuyển đổi mơ
hình là hồn tồn đúng đắn nhưng trong quá trình triển khai thực hiện nhưng Vietinbank chưa có sự đầu tư đồng bộ từ việc đào tạo năng lực con người, cải tiến quy trình, quy định, …. Và cần có lộ trình để con người, cơng nghệ thích nghi dần với mơ hình mới, từ đó chọn lọc nhân sự phù hợp với từng vị trí của mơ hình.
Thứ hai, mơ hình chưa có sự chun mơn hóa đồng bộ và chính sách nâng
cao chất lượng nhân sự trong bộ máy cấp tín dụng và quản trị rủi ro: - Hạn chế:
+ Có thể kiểm sốt rủi ro ở khâu phê duyệt tín dụng nhưng đứng ở gốc độ Chi nhánh, Phịng giao dịch thì chưa có sự chun mơn hóa rõ nét. Nhân viên tín dụng vẫn phải thực hiện tất cả các khâu trong q trình cấp tín dụng, khơng phát huy được tính chun mơn hóa của mơ hình và dễ dẫn ra rủi ro trong quá trình tác nghiệp.
+ Hiện mơ hình tín dụng của Vietinbank đang xây dựng phân cấp thẩm quyền có sự nghịch lý, đa phần Giám đốc các Chi nhánh có thâm niên hoạt động kinh doanh trong ngành lâu, có năng lực và kinh nghiệm lại được phân mức ủy quyền phán quyết khá thấp trong khi đó bộ máy chuyên viên thẩm định, lãnh đạo phịng Trụ sở Chính có tuổi đời ngắn, hầu hết là nhân viên Chi nhánh được tập trung về Trụ sở Chính để vận hành mơ hình. Điều này, một phần gây tâm lý ức chế cho Ban lãnh đạo Chi nhánh trong việc chuyển đổi mơ hình. Bên cạnh đó, Ban điều hành được phân quyền phê duyệt khá cao, việc phê duyệt tín dụng dựa trên đề xuất chủ yếu của chuyên viên có năng lực cũng như khả năng va chạm thực tế còn hạn chế, phê duyệt thường mang tính lý thuyết và tâm lý e sợ rủi ro, vì vậy cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
+ Ngoài ra, hiện cấp phê duyệt của Vietinbank chỉ hai phòng, một tại Hà Nội phụ trách 80 Chi nhánh từ Hà Tĩnh trở ra và một tại TP.HCM phụ trách 71 Chi nhánh từ Quảng Bình trở vào. Rõ ràng do địa thế lãnh thổ kéo dài nên đặc trưng đặc thù của các vùng miền khác nhau, vì vậy với hai phịng phê duyệt khó có khả năng nắm bắt đặt tính vùng miền, đảm bảo phê duyệt sát với thực tế hoạt động của từng khách hàng.
- Nguyên nhân:
+ Vietinbank vẫn đang thiếu hụt nhân sự tốt trong hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro, một số đơn vị vẫn thiếu nhiều cán bộ làm cơng tác tín dụng, cơng tác thẩm định khách hàng. Nhất là thiếu hụt nguồn nhân sự chất lượng cao phục vụ công tác phê duyệt, vì vậy chưa có sự phân tách thẩm quyền phê duyệt cho từng cấp phù hợp, đảm bảo giảm thiểu áp lực và rủi ro trong việc phê duyệt tín dụng về một số ít lãnh đạo cấp cao.
+ Vietinbank vẫn chưa thực hiện được công tác đào tạo nhân sự nội bộ một cách chuyên nghiệp, có hệ thống. Cụ thể Vietinbank vẫn chưa có Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp.
Thứ ba, về việc đảm bảo chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ trong hoạt
- Hạn chế: Do thực hiện theo mơ hình phê duyệt tín dụng tập trung, và phân
cấp phán quyết tín dụng thấp cho các Trưởng đơn vị kinh doanh đủ điều kiện, đồng thời thực hiện các quy trình độc lập trong thẩm định tài sản bảo đảm, thẩm định khách hàng, trình và phê duyệt tín dụng, do đó khi quy mô mạng lưới và hoạt động kinh doanh tăng nhanh, nếu khơng bố trí đủ nguồn lực kịp thời thì thời gian xử lý các khoản cấp tín dụng thường kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng và khả năng cạnh tranh của Vietinbank.
- Nguyên nhân: Mặc dù mơ hình phân cấp phán quyết khá thấp cho Chi nhánh
nhưng lại phân cấp ủy quyền khá cao ở một cá nhân là thành viên ban điều hành của TSC (tối đa lên đến 500 tỷ đồng), điều này tiềm ẩn rủi ro do năng lực hoặc tư cách đạo đức của cấp phê duyệt sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng và khả năng tăng trưởng bền vững của Vietinbank
Thứ tư, về hệ thống thơng tin báo cáo quản trị rủi ro tín dụng:
Nhận thức được sự quan trọng của hệ thống công nghệ thông tin trong việc quản trị rủi ro và quản trị hoạt động ngân hàng, Vietinbank thường xuyên đầu tư, nâng cấp, hồn thiện hệ thống cơng nghệ. Tuy vậy hệ thống công nghệ ngân hàng của Vietinbank vẫn chưa đáp ứng tốt các yêu cầu về quản trị rủi ro, đặc biệt là việc xử lý các thông tin, dấu hiệu cảnh báo sớm về rủi ro, các báo cáo phục vụ cho hoạt động tín dụng vẫn chưa được xử lý tập trung, do đó Vietinbank cần có chiến lược đầu tư nhằm hồn thiện hơn nữa.
Thứ năm, về tổ chức bộ máy quản lý và kiểm sốt rủi ro tín dụng:
Tuy đã hoàn thiện một cách hệ thống về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và kiểm sốt rủi ro, nhưng do vẫn cịn thiếu nhiều nhân sự để xây dựng và thực thi các quy trình, quy định một cách có hiệu quả. Cụ thể, do mới được thành lập từ giữa năm 2013, Khối quản lý rủi ro và khối kiểm sốt và phê duyệt tín dụng vẫn chưa bố trí đủ nhân sự để triển khai các công việc liên quan, vẫn cần sự hỗ trợ từ các Khối, Ban khác để thực hiện công việc. Phòng quản lý rủi ro hoạt động vẫn chưa lựa chọn được phương pháp và mơ hình thích hợp cho việc triển khai hoạt
động, và bên cạnh đó ở Việt Nam vẫn thiếu khung pháp lý để làm cơ sở triển khai phương thức quản trị rủi ro hoạt động.
Thứ sáu, về công tác xử lý nợ:
- Hạn chế: Mặc dù Vietinbank đã xây dựng được bộ máy cấp tín dụng và
quản trị rủi ro tín dụng tương đối khoa học, chặt chẽ và cũng đã ban hành tương đối đầy đủ và thường xun hồn thiện, bổ sung các quy định, quy trình, quy chế, chính sách, hướng dẫn đối với hoạt động cấp tín dụng và quản trị rủi ro nhưng mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Viettinbank vẫn duy trì khá thấp so với tồn ngành nhưng xét về về giá trị tuyệt đối vẫn tăng so với năm 2012 và có giá trị lớn.
Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của Vietinbank các năm 2010 - 2013
Tiêu chí
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ
Nợ đủ tiêu chuẩn 230,266 98.3% 285,213 97.2% 399,444 98.4% 453,536 98.6% Nợ cần chú ý 2,340 1.0% 6,017 2.1% 1,411 0.3% 2,774 0.6% Nợ dưới tiêu chuẩn 924 0.4% 1,071 0.4% 995 0.2% 515 0.1% Nợ nghi ngờ 410 0.2% 220 0.1% 1,789 0.4% 1,005 0.2% Nợ có khả năng mất vốn 203 0.1% 912 0.3% 2,105 0.5% 2,249 0.5% Tổng 234,143 100% 293,433 100% 405,744 100% 460,079 100% Nợ quá hạn 3,877 1.7% 8,220 2.8% 6,300 1.6% 6,543 1.4% Nợ xấu 1,537 0.7% 2,203 0.8% 4,889 1.2% 3,769 0.82%
[Nguồn: Tổng hợp từ các BCTC của Vietinbank] - Nguyên nhân: Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ xấu của
Vietinbank vẫn cịn ở mức cao chính là cơng tác xử lý nợ q hạn, nợ xấu chưa tốt, quá trình xử lý nợ kéo dài, chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
+ Nguyên nhân khách quan là do trình tự thủ tục pháp lý và sự thực thi pháp luật của các cơ quan chính quyền trong việc hỗ trợ các ngân hàng xử lý tài sản để thu hồi nợ thường kéo dài, khó khăn.
+ Nguyên nhân chủ quan là sự phối hợp giữa đơn vị kinh doanh và Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trong việc xử lý nợ vẫn chưa tốt. Với quy trình xử lý nợ xấu tập trung và sự quá tải của nhân sự bán hàng dẫn đến việc triển khai xử lý nợ kéo dài.
+ Ngoài các chế tài đối với các cá nhân, đơn vị để xảy ra nợ q hạn, nợ xấu, Vietinbank cần có chính sách, cơ chế và bố trí nhân sự phù hợp để đẩy mạnh công tác xử lý nợ, tăng cường hơn nữa hiệu quả của việc thu hồi nợ xấu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở lý thuyết ở chương 1, trong chương 2 đã cho ta thấy được về thực trạng chung về hoạt động tín dụng và hoạt động của mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại NH TMCP Cơng Thương Việt Nam. Qua đó đánh giá tổng qt những ưu điểm mơ hình đã đạt được trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng đồng thời nhận biết những tồn tại mà mơ hình cịn mắc phải. Từ đó tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp và kiến nghị góp phần cải thiện mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trong chương 3.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MƠ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM