Báo cáo bộ phận theo chuẩn mực kế toán quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố tác động đến việc trình bày báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 29)

5. Những đóng góp của luận văn

2.2. Báo cáo bộ phận theo chuẩn mực kế toán quốc tế

2.2.1. Lịch sử ra đời các chuẩn mực kế toán quốc tế về báo cáo bộ phận

Trong phần này, tác giả sẻ tổng hợp theo một trình tự thời gian những sự kiện quan trọng được xem xét trong quá trình phát triển của báo cáo bộ phận. Để rõ ràng hơn, những sự kiện được theo dõi trên cả lãnh thổ Mỹ (FASB) và những sự kiện được thực thi bởi IASB.

Theo Skousen (1970) lịch sử của báo cáo bộ phận quay ngược lại tháng 9 năm 1964. Đây là thời điểm Tiểu ban chống độc quyền của Ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ bắt đầu buổi điều trần về tư pháp liên quan đến tập trung kinh tế trong ngành công nghiệp Mỹ. Trong suốt năm này, các cuộc họp đã diễn ra giữa SEC và đại diện các nhà phân tích tài chính và kế tốn trong các ngành cơng nghiệp Mỹ. Vào cuối năm 1966, một dự án mang tên FEI “ Báo cáo tài chính của những cơng ty đa dạng” đã được thiết lập.

Tháng 12 năm 1974 IASC ban hành E3, một bản dự thảo tiếp xúc của chuẩn mực về báo cáo tài chính hợp nhất, trong đó ngụ ý rằng các báo cáo tài chính của các cơng ty con khác nhau nên được trình bày kèm theo trong báo cáo tài chính hợp nhất. Tuy nhiên, E3 dù bị bắt buộc bởi IASC nhưng lại chứa đựng những yêu cầu phân chia bộ phận được diễn đạt khá sơ sài.

17

Năm 1976 SFAS 14:’ Báo cáo tài chính cho các bộ phận của doanh nghiệp kinh doanh”. Đây thực sự là chuẩn mực kế toán đầu tiên liên quan đến báo cáo về thông tin bộ phận được ban hành sau những kêu gọi của các tổ chức đại diện cho người sử dụng báo cáo tài chính như Liên đàon chun viên phân tích tài chính, nhóm nghiên cứu kế toán quốc tế, Hội đồng chứng khoán New York. Chuẩn mực này địi hỏi cơng bố thơng tin ở các hai bộ phận là theo lĩnh vực kinh doanh và phạm vị địa lý.

Tháng 3 năm 1980 IASC ban hành ED E15 “ Báo cáo thơng tin tài chính bởi bộ phận” ra đời, dự thảo này đã được ban hành dựa trên SFAS số 14 của Mỹ, theo phương pháp tiếp cận rủi ro và lợi ích có được, có nghĩa là việc đưa ra quyết định dựa trên cơ sở chính là sự phân chia, khi đó sự lựa chọn theo cách phân chia dựa trên các sản phẩm, dịch vụ liên quan hoặc khu vực địa lý sẽ xác định hầu hết các rủi ro và lợi ích của cơng ty.

Năm 1992 Văn bản định vị của AIMR ra đời liệt kê những thiếu sót lặp đi lặp lại trong các báo cáo bộ phận hiện nay ở hầu hết các báo cáo tài chính được cơng bố ở Mỹ. Năm 1994 AICPA tổ chức một ủy ban đặc biệt về báo cáo tài chính. Ủy ban này đã được thành lập như một câu trả lời cho văn bản định vị năm 1992 của AIMR nhằm để điều tra nhu cầu thông tin của các nhà đầu tư và chủ nợ.

Tháng 12 năm 1995 IASC đã công bố dự thảo tiếp xúc E51 “ Báo cáo thơng tin tài chính bởi bộ phận” mà qua đã thấy có sự thay đổi trong cách xác định bộ phận được công bố. Dự thảo này cho thấy những thay đổi đáng kể về việc công bố thơng tin tài chính của các sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp, cũng như thông tin về các hoạt động trên toàn thế giới của họ.

Năm 1997 FASB thay thế SFAS 14 thành SFAS số 131 “ Công bố về các bộ phận của một doanh nghiệp và thơng tin liê nquan” vì thơng qua một nghiên cứu được thực hiện FASB phát hiện thấy nhiều công ty đã không công bộ thông tin bộ phận được mong đợi. Họ lạm dụng sự không rõ ràng trong các định nghĩa trong SFAS 14 để báo cáo mình là một cơng ty chỉ một bộ phận duy nhất.

18

Tháng 8 năm 1997 IASC sửa đổi IAS 14 thành IAS 14R. IAS 14 “ Báo cáo bộ phận” thường bị các chỉ trích về ngơn ngữ mềm mại và yêu cầu chung chung. Nó cho phép quá nhiều giải thích khác nhau cũng như khơng cung cấp đầy đủ hướng dẫn và định nghĩa chi tiết, đồng thời không yêu cầu tiết lộ dữ liệu mơ tả về các bộ phận. Do đó IASB đã quyết định sửa đổi chuẩn mực này đối với một số vấn đề gồm quy định ngưỡng định lượng rõ ràng để xác định các phần được báo cáo, thay đổi định nghĩa rộng thành các định nghĩa rõ ràng về tất cả thuyết minh và cung cấp những hướng dẫn cụ thể hơn. Ngày 1 tháng 7 năm 1998 là ngày hiệu lực của IAS 14R.

Vào tháng 9 năm 2002, FASB và IASB đã thực hiện một thỏa thuận để loại bỏ nhiều sự khác biệt giữa US GAAP và IFRS. Năm 2005, dự án hội tụ giữa IFRS và US GAAP diễn ra. Việc gia tăng mạnh trong dự án hội tụ đã xảy ra bởi vì Nghị viện châu Âu bỏ phiếu vào năm 2002 chấp thuận một quy định yêu cầu tất cả các công ty EU niêm yết phải chuẩn bị báo cáo hợp nhất theo quy định của IAS bằng cách mới nhất trong năm 2005.

Ngày 19 tháng 1 năm 2006 IASB ban hành Dự thảo tiếp xúc số 8 “ Bộ phận hoạt động”. Theo đề nghị của IFRS, nó sẽ thay đổi cho IAS 14R hiện có. Sự khác biệt lớn giữa dự thảo này và IAS 14R là sự thay thế phương pháp tiếp cận rủi ro và lợi ích bằng cách tiếp cận theo phương pháp quản lý. Cho dù nó được sử dụng bởi những nhà quản lý trong việc ra quyết định, chuẩn mực cũng đòi hỏi đơn vị phải báo cáo thơng tin về doanh thu có được từ các sản phẩm dịch vụ của mình, các quốc gia mà nó kiếm được doanh thu, tài sản đang nắm giữ và những khách hàng lớn.

Ngày 30 tháng 11 năm 2006 ra đời IFRS 8 “ Bộ phận hoạt động”. Trong ED 8, IASB đã đề nghị mở rộng phạm vị của IFRS cho tất cả các đơn vị có trách nhiệm cơng khai (/ hiểu là công ty phát hành cổ phiếu) và khơng chỉ các đơn vị có chứng khốn được giao dịch công khai. Ngày 1 tháng 1 năm 2009 là ngày có hiệu lực IFRS 8.

19

2.2.2. Lợi ích và chỉ trích xung quanh báo cáo bộ phận

Các tổ chức với tính chất đa dạng trong lĩnh vực kinh doanh và địa bàn hoạt động sẽ phải gánh chịu mức độ khác biệt về các rủi ro và lợi ích. Trong trường hợp này, báo cáo bộ phận thiết lập các nguyên tắc để báo cáo thơng tin tài chính về các loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau và các khu vực địa lý khác nhau mà một doanh nghiệp đang hoạt động. Theo Prather-Kinsey, J., & Meek, G. K. (2004) thì những yêu cầu tiết lộ thông tin tách biệt, báo cáo bộ phận cung cấp cho người sử dụng báo cáo tài chính một cái nhìn tốt hơn về hiệu suất và triển vọng của các bộ phận trong cơng ty thay vì của tồn bộ tổ chức. Các tiêu chuẩn báo cáo bộ phận cung cấp sẽ cho các thông tin nội bộ quan trọng, rất cần thiết với các bên liên quan. Dù là một công ty nhỏ hay một công ty lớn, các thông tin theo yêu cầu của người sử dụng dường như giống nhau. Herrmann, D., & Thomas, W. B. (2000) đã chỉ ra rằng có sự cơng bằng khi tất cả các cơng ty cạnh tranh đều tiết lộ những thông tin tương tự về số lượng và chất lượng.

Tuy nhiên, vẫn còn những chỉ trích về báo cáo bộ phận từ các khai báo trong báo cáo tài chính và chất lượng thông tin được cung cấp bởi các cơng ty. “ Nó có thể là khơng thích hợp để xem các bộ phận riêng lẻ nếu sự thành công của một bộ phận này là có liên quan và phụ thuộc vào các hoạt động kinh doanh khác” Barth, M. E., Landsman, W. R., & Lang, M. H. (2008). Nếu người dùng chỉ có thể xem các bộ phận riêng lẻ họ có thể bỏ lỡ một số mối quan hệ quan trong của doanh nghiệp và đưa ra quyết định kinh tế sai lầm đối với công ty. Tuy nhiên, thông tin bộ phận cho phép người dùng xác định các bộ phận được thực hiện tốt hơn bằng cách so sánh kết quả của từng bộ phận. Ví dụ, nó cho các nhà đầu tư thấy phần nào của cơng ty tốt hơn và phần nào sẽ có giá trị để đáng đầu tư hơn. Vì vậy họ sẽ hiểu rõ được các hoạt động kinh doanh trong thực tế, dẫn đến sự thành công của đơn vị.

Việc cung cấp thơng tin bộ phận có thể làm phát sinh các chi phí khác để quản lý nó và yêu cầu một hệ thống quản lý tương đối lớn. Mặc dù vậy, việc cung cấp thông tin bộ phận cũng có giá trị cho chính cơng ty. Nó có thể nâng cao hình ảnh cơng ty bằng cách

20

cung cấp những trình bày chi tiết và tốt hơn về tình hình kinh tế chung cảu đơn vị. Trình bày hiệu suất tốt hơn sẽ chứng minh có sự phối hợp và tổ chức tốt trong các hoạt động kinh doanh giữa các bộ phận. Do đó, thơng tin này sẽ hữu ích cho người sử dụng vì nó làm giảm sự khơng chắc chắn về cơng ty. Người sử dụng có thể thấy trình độ quản lý trong việc đưa ra quyết định và làm thế nào mà các doanh nghiệp sẽ phát triển. Nói cách khác, nó cho thấy kết quả của việc quản lý của các nhà quản lý và tránh thiệt hại cho nhà đầu tư dựa trên các thơng tin tài chính.

Như vậy, mặc dù một số quan điểm trái chiếu, ưu nhược điểm cũng như những chỉ trích và hạn chế của báo cáo bộ phận vẫn tồn tại, song ta khơng thể phủ nhận lợi ích khá rõ mà loại báo cáo này mang lại. Do đó, người sử dụng báo cáo bộ phận cần có những nhìn nhận đúng đắn về vai trị cũng như lợi ích mà báo cáo bộ phận mang đến nhằm đưa ra quyết định tốt nhất trong việc xem xét báo cáo tài chính tại đơn vị, làm cơ sở cho những nhận định chuyên sâu tại đơn vị báo cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố tác động đến việc trình bày báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 29)