Quá trình hình thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố tác động đến việc trình bày báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 31)

5. Những đóng góp của luận văn

2.3. Báo cáo bộ phận theo chuẩn mực kế toán việt nam

2.3.1. Quá trình hình thành

Từ những năm 1957, Nhà nước đã ban hành chế độ kế tốn cho các ngành cơng nghiệp và xây dựng cơ bản. Năm 1961, Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước. Năm 1988, Pháp lệnh kế toán thống kê ra đời là văn bản pháp luật cao nhất trong lĩnh vực kế tốn – theo Nguyễn Đình Hựu (2008). Từ năm 1996, ngồi việc ban hành Chế độ kế tốn cho các doanh nghiệp nói chung, Bộ tài chính đã ban hành Chế độ kế toán riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Như vậy, cả thời kỳ này, Việt Nam không có chuẩn mực kế tốn mà chỉ có chế độ kế toán gồm những quy định và hướng dẫn về kế toán cho các doanh nghiệp.

Đến năm 2000, các chuẩn mực kế toán đầu tiên được soạn thảo ở Việt Nam cũng là thời điểm chứng kiến nhiều biến động có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kế tốn cả trên thế giới và tại Việt Nam. Năm 2000 cũng được xem là năm đánh dấu mốc son cho nhiều thành công sau hơn ba mươi năm nỗ lực không ngừng nghỉ của IASC trong việc

21

thúc đẩy sự tiếp nhận của cộng đồng quốc tế đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế. IASC đã nhận được sự hậu thuẫn từ IOSCO cũng như từ Cao Ủy Châu Âu với tuyên bố sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế làm điều kiện cho việc niêm yết chứng khoán ở tất cả các nước thành viên của EU. Năm 2000 cũng là năm chứng kiến sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam, đánh dấu bằng sự kiện khai trương Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM vào ngày 20 tháng 7 năm 2000.

Sự ra đời của thị trường chứng khoán tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm một kênh thu hút vốn bằng việc niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, để có thể thu hút vốn đầu tư thì các doanh nghiệp phải có những báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhu cầu đó địi hỏi sự ra đời của chuẩn mực kế toán ở Việt Nam để thống nhất cách hạch toán kế toán của các doanh nghiệp.

Từ năm 2001 đến cuối năm 2005, Bộ tài chính bắt đầu ban hành lần lượt hai mưới sáu VAS sau năm đợt và các thông tư hướng dẫn đi kèm. Các chuẩn mực kế toán toán này được nghiên cứu và soạn thảo bởi Ban chỉ đạo nghiên cứu, soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam gồm mười ba thành viên đến từ các cơ quan trực thuộc Bộ tài chính, các trường Đại học và Hội kế toán Việt Nam. Vụ chế độ kế toán là đơn vị thường trực của các Ban chỉ đạo và các tổ chức soạn thảo chuẩn mực, có nhiệm vụ tổ chức, triển khai việc soạn thảo, tiếp thu ý kiến và hồn chỉnh trình Bộ tài chính. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng đã được dịch ra tiếng anh nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngồi trong việc tìm hiểu hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam. Việc xây dựng các VAS dựa trên việc kế thừa và điều chỉnh các chuẩn mực kế toán quốc tế. Cụ thể, các VAS đã được dựa theo nội dung các IAS/IFRS nhưng đã được soạn thảo lại nhằm phù hợp với đặc điểm và tình hình thực tế của Việt Nam.

Ngày 15 tháng 2 năm 2005, Bộ tài chính ban hành Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC bao gồm sáu chuẩn mực kế toán Việt Nam ( ban hành trong đợt bốn), theo đó chuẩn mực kế tốn Việt Nam số 28 (VAS 28) “ Báo cáo bộ phận” ra đời. Sau đó, thơng tư số

22

20 được Bộ tài chính ban hành ngày 20/3/2006 nhằm hướng dẫn chi tiết việc thực hiện sáu chuẩn mực này.

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 28 – Báo cáo bộ phận (VAS 28) ra đời năm 2005 trên cơ sở tuân thủ 100% theo IAS 14 (PricewaterhouseCooper, 2008b, tr.17). Mặc dù chưa có những cập nhật theo IFRS 8, với việc quy định nguyên tắc và phương pháp thiết lập các thông tin tài chính theo bộ phận (lĩnh vực kinh doanh hoặc/và các khu vực địa lý) khác nhau của doanh nghiệp, VAS 28 vẫn có ý nghĩa trong việc giúp các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính đánh giá đúng các rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp và có những nhận xét xác đáng về doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố tác động đến việc trình bày báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 31)