Chuẩn mực chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố tác động đến việc trình bày báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)

5. Những đóng góp của luận văn

2.3. Báo cáo bộ phận theo chuẩn mực kế toán việt nam

2.3.2. Chuẩn mực chung

Trong chuẩn mực kế toán số 01 “ Chuẩn mực chung”, các yêu cầu cơ bản đặt ra đối với kế tốn để đảm bảo thơng tin là hữu ích khi thực hiện gồm trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu và có thể so sánh được. Xem xét với cơ sở của bản chất báo cáo báo cáo bộ phận đã được đề cập phần trên ta thấy rằng khơng có đặc điểm thích hợp được đề cập.

Các chuẩn mực kế toán trên thế giới hầu như được giải thích thơng qua khn mẫu lý thuyết kế tốn nhưng ở Việt Nam, khn mẫu lý thuyết kế tốn khơng được xây dựng mà thay vào đó, việc xem xét chuẩn mực chung được coi như thay thế cho khuôn mẫu lý thuyết kế tốn, điều này đã dẫn những hồi nghi về VAS 01 rằng liệu nó có thể làm cơ sở cho các chuẩn mực khác không khi bản thân cũng là một chuẩn mực kế tốn, đã có rất những nghiên cứu đề cập đến việc cập nhật, bổ sung những chuẩn mực kế tốn nói chung cũng như VAS 01 nói riêng theo hướng phù hợp với thơng lệ kế tốn quốc tế.

Qua việc xem xét thay thế trên, ta thấy yếu tố chất lượng thích hợp đã bị bỏ qua trong VAS 01. Lý giải cho hạn chế này, ta xem xét về cơ sở hình thành các khn mẫu lý thuyết kế toán quốc tế và VAS01 (xem như tương ứng cho khn mẫu lý thuyết kế tốn Việt Nam). Nền tảng của IAS ra đời năm 1989 cũng như SFAC ra đời năm 1987

23

khi mà các IAS cũng như các SFAS đã được ban hành khá nhiều( đã có hai mươi sáu IAS ra đời hoặc đã ban hành đến SFAS số 24), điều này cho thấy các chuẩn mực kế toán quốc tế được xây dựng sau q trình tích lũy kinh nghiệm để xem xét lại cơ sở lý luận. Đối chiếu với Việt Nam, VAS01 ra đời trong giai đoạn các chuẩn mực kế toán của quốc gia vẫn tiếp tục được xem xét và hoàn thiện, dù trên cơ sở tiếp cận những chuẩn mực kế toán quốc tế và điều chỉnh lại cho phù hợp với đặc thù với đặc thù quốc gia nhưng khó tránh khỏi những sai sót, cũng như bỏ qua những đặc điểm chất lượng lý giải cho việc hình thành các chuẩn mực kế tốn, trong trường hợp này là VAS 28. Vì vậy, trong trường hợp lý giải cho VAS 28, chuẩn mực chung vẫn còn chưa đầy đủ để giúp làm rõ bản chất của báo cáo bộ phận. Vấn đề bổ sung tính thích hợp là một trong những yêu cầu cần thiết phải quan tâm khi chúng ta hướng đến tính thống nhất với các chuẩn mực kế toán quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố tác động đến việc trình bày báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)