CHO VAY XUẤT KHẨU CỦA NHTM
1.3.1. Nhân tố khách quan
1.3.1.1. Chính sách phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ
Các hoạt động kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng chịu tác động rất lớn bởi chính sách chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển kinh tế của Chính phủ.
- Về mặt tích cực: chính sách vĩ mơ của Chính phủ có thể tạo điều kiện CVXK của ngân hàng đƣợc mở rộng và phát triển. Nếu Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng thì NHTM đƣợc cấp thêm vốn dự trữ, khả năng cho vay của ngân hàng sẽ gia tăng. Các ngân hàng có thể có chính sách cho vay tự do hơn. Chính sách lãi suất linh hoạt, lãi suất thực dƣơng ln là địn bẩy thúc đẩy hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hoạt động CVXK chủ yếu diễn ra theo hình thức cho vay bằng ngoại tệ với chi phí vay vốn thƣờng thấp hơn khi vay VNĐ. Vì vậy nếu Nhà nƣớc cho phép tập trung ngoại tệ vào ngân hàng, quản lý ngoại tệ một cách chặt chẽ thì ngân hàng sẽ có nhiều nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu cho vay đối với các Doanh nghiệp xuất khẩu.
- Về mặt tiêu cực: chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính phủ có thể gây ra nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng XK của ngân hàng. Nếu Chính phủ khơng có chiến lƣợc hƣớng về xuất khẩu chẳng hạn nhƣ không giữ giá đồng nội tệ thấp thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XK rất hạn chế. Từ đó dẫn đến hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ suy giảm.
Ngoài ra, việc thay đổi nh trong chính sách lãi suất, tỷ giá hối đoái cũng tác động khơng ít đến hoạt động tín dụng CVXK của Ngân hàng. Môi trƣờng pháp lý không ổn định, cơ chế chính sách hay thay đổi làm ảnh hƣởng đến chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp, làm đảo lộn chính sách tín dụng của từng ngân hàng. Đây chính là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho các NHTM.
1.3.1.2. Mơi trường kinh tế chính trị, xã hội trong và ngồi nước
Đất nƣớc, khu vực mà có nền kinh tế bị rơi vào khủng hoảng hoặc luôn luôn bị chao đảo, biến động mạnh về kinh tế, chính trị dễ dẫn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động tín dụng của Ngân hàng bị thu hẹp. Ngƣợc lại, nếu kinh tế ổn định sẽ dẫn đến chính sách cho vay tự do hơn. Thực tiễn cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 ở khu vực Đông Nam Á đã chứng minh điều đó. Tất cả hoạt động của các ngành các lĩnh vực của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt hoạt động của hệ thống ngân hàng đã bị ảnh hƣởng sâu sắc. Hàng loạt ngân hàng của Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia bị tàn phá do không thu lại đƣợc các khoản nợ, không cho vay đƣợc để bù đắp chi phí khi nhu cầu tín dụng của khu vực giảm.
Tình hình chính trị xã hội chiến tranh cũng nhƣ thiên tai, dịch hoạ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro bất khả kháng đối với các khoản cho vay của Ngân hàng.
1.3.2. Nhân tố chủ quan
1.3.2.1. Năng lực cho vay của ngân hàng
Thƣơng mại quốc tế ngày càng phát triển và là xu hƣớng tất yếu hiện nay, vì vậy nhu cầu tài trợ vốn trong lĩnh vực xuất khẩu là rất lớn và tiềm năng. Do đó, các NHTM
muốn đẩy mạnh tài trợ trong hoạt động này phải đảm bảo nguồn vốn lớn và ổn định, đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ để đáp ứng tốt nhu cầu của các Doanh nghiệp xuất khẩu trong mọi thời điểm, giúp Doanh nghiệp tận dụng đƣợc thời cơ để gia tăng lợi nhuận.
1.3.2.2. Năng lực quản lý điều hành của NHTM
Để đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định và hiệu quả thì năng lực quản lý điều hành của đội ngũ lãnh đạo đóng một vai trị hết sức quan trọng. Riêng để gia tăng lợi nhuận từ hoạt động CVXK, việc quản lý điều hành phải đáp ứng tối thiểu các vấn đề sau: định hƣớng tài trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong từng thời kỳ cụ thể; có các chính sách ƣu đãi về lãi suất, phí, tài sản bảo đảm, điều kiện cấp tín dụng,… để giữ vững nền khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới; nâng cao chất lƣợng dịch vụ; đa dạng các sản phẩm tài trợ xuất khẩu; qui trình xét duyệt tốt để đánh giá đúng năng lực khách hàng và giảm thiểu rủi ro;…
1.3.2.3. Trình độ nhân viên ngân hàng
Với một đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, có trình độ trong thẩm định năng lực khách hàng, thẩm định phƣơng án kinh doanh thì chất lƣợng tín dụng sẽ đƣợc tăng cao.
Ngồi ra, các nhân viên gi i, có kỹ năng giao tiếp tốt, phong cách làm việc chuyên nghiệp, nhiệt tình, thái độ thân thiện có thể tƣ vấn các phƣơng án tài chính tốt nhất và hiệu quả nhất đối với từng khách hàng cụ thể, hỗ trợ khách hàng rất nhiều trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.3.2.4. Năng lực kỹ thuật công nghệ của ngân hàng
Ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn đóng vai trị hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế hiện nay. Và đối với ngành ngân hàng thì vấn đề này lại càng quan trọng hơn nữa. Trong hoạt động thƣơng mại quốc tế, bên cạnh vấn đề bảo mật thì sự tiện dụng và các ứng dụng ngân hàng hiện đại (nhƣ internet banking, mobile banking,…) là yếu tố thu hút khách hàng của NHTM. Các giao dịch của khách hàng đƣợc thực hiện an toàn, nhanh chóng mà khách hàng có thể khơng cần phải trực tiếp
đến ngân hàng. Do đó, để đẩy mạnh HĐCVXK thì quan tâm ứng dụng kỹ thuật cơng nghệ là yêu cầu thiết thực đối với các NHTM.
1.3.2.5. Khả năng và ý thức trả nợ của doanh nghiệp
Nhu cầu tín dụng của khách hàng là yếu tố quyết định đến hoạt động tín dụng ngân hàng đƣợc mở rộng hay thu hẹp. Song nếu năng lực tài chính thấp, phƣơng án kinh doanh khơng hiệu quả hoặc một số yếu tố khác làm khả năng hoàn trả của doanh nghiệp khơng cao thì ngân hàng cũng sẽ khơng cho vay.
Bên cạnh đó, một Doanh nghiệp có ý thức trả nợ cho Ngân hàng cao sẽ thúc đẩy Doanh nghiệp đó có gắng tìm các biện pháp để thực hiện hiệu quả nhất phƣơng án kinh doanh đã đề ra.
Do đó khả năng trả nợ và thái độ, ý thức trả nợ của doanh nghiệp hoạt động XK sẽ góp phần thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động CVXK của ngân hàng.