3.2.1. Nhóm giải pháp do bản thân Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển
3.2.1.2. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ tín dụng
Thứ 1. Khai thác tối đa và đa dạng hóa các sản phẩm cho vay xuất khẩu
Mặc dù hiện tại BIDV đã cung cấp tƣơng đối đa dạng các sản phẩm tài trợ xuất khẩu và các sản phẩm liên quan đến xuất khẩu. Trong đó, có một số sản phẩm mà nhiều ngân hàng hiện tại vẫn chƣa cung cấp hoặc chƣa đƣợc nhiều ngƣời biết đến nhƣ: Bao thanh tốn xuất khẩu, Phái sinh tài chính (hốn đổi lãi suất, hốn đổi tiền tệ chéo);
Phái sinh hàng hóa (hàng hóa tƣơng lai cà phê, cao su, tiêu,…). Tuy nhiên, doanh số một số sản phẩm vẫn chƣa đƣợc khai thác hết tiềm năng nhƣ sản phẩm Bao thanh toán xuất khẩu kết thúc năm 2013 mới có 1 Doanh nghiệp đăng ký nhƣng chƣa phát sinh dƣ nợ, tỷ lệ doanh số Cho vay tài trợ xuất khẩu sau khi giao hàng/Cho vay xuất khẩu trƣớc giao hàng chỉ chiếm khoảng 17%. Vì vậy, BIDV cần tận dụng nền khách hàng cũ và tiếp thị khách hàng mới để khai thác tối đa các sản phẩm đang có.
Song song đó, bộ phận phát triển sản phẩm cũng phải thƣờng xuyển tìm hiểu, nghiên cứu để đƣa ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của Khách hàng.
Ngoài ra, còn một vấn đề cần lƣu ý là không chỉ cung cấp sản phẩm mới mà BIDV cịn phải thiết kế các Gói sản phẩm riêng biệt phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của các nhóm khách hàng cùng đặc tính hoặc theo từng ngành nghề cụ thể. Đây là một hƣớng đi rất thiết thực để đáp ứng tối đa nhu cầu của Khách hành, gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng, kiểm sốt dịng tiền và rủi ro tốt hơn.
Thứ 2. Nâng cao chất lƣợng thẩm định các dự án/phƣơng án xuất khẩu
Cũng nhƣ đối với các loại tín dụng khác, quy trình tín dụng XK đƣợc chia thành 3 giai đoạn chủ yếu:
Giai đoạn thẩm định trƣớc khi cho vay
Đây là giai đoạn khởi đầu và quan trọng nhất thể hiện khả năng tiếp cận dự án/phƣơng án và khách hàng của ngân hàng. Dù là phƣơng án cho vay vốn lƣu động hay tài sản cố định thì những nội dung cơ bản cần xem xét là:
- Đánh giá khách hàng vay vốn: đánh giá lĩnh vực hoạt động, khả năng quản trị điều hành, tình hình hoạt động, tình hình tài chính, tình hình quan hệ với BIDV và các tổ chức tín dụng khác, uy tín trên thị trƣờng,…
- Đánh giá phƣơng án kinh doanh: đánh giá thị trƣờng đầu vào, khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng huy động các nguồn vốn tham gia dự án/phƣơng án xuất khẩu,
hiệu quả dự án/phƣơng án xuất khẩu, các rủi ro có thể gặp phải, tính khả thi của dự án/phƣơng án xuất khẩu.
- Đánh giá tài sản bảo đảm, đề xuất các phƣơng thức quản lý tài sản bảo đảm để hạn chế rủi ro cho Ngân hàng, đặc biệt đối với các tài sản là Hàng tồn kho và Khoản phải thu nhƣ thuê Công ty bảo vệ độc lập giám sát hàng hóa, chỉ nhận thế chấp Khoản phải thu đối với các đối tác uy tín của Khách hàng,…Đây là các vấn đề rất thiết thực vì đã có nhiều vụ việc trong thực tế đã xảy ra, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế đang cịn khó khăn hiện nay.
- Đánh giá các điều kiện để áp dụng chính sách khách hàng phù hợp theo quy định của BIDV, từ đó có đề xuất tài trợ cụ thể.
Giai đoạn phê duyệt và giải ngân
Mặc dù hồ sơ vay đƣợc nhân viên tín dụng thẩm định đầy đủ, nhƣng khâu xem xét phê duyệt là khơng thể thiếu. Vì thực tế, một nhân viên tín dụng sẽ có những hạn chế nhất định về sự hiểu biết toàn diện các nghiệp vụ ngân hàng, kiến thức tổng hợp về thị trƣờng, khoa học kỹ thuật, luật pháp,...nên khả năng đánh giá của họ khơng thể đầy đủ và hồn tồn đúng.
Vì vậy, giai đoạn này sẽ thẩm định lại toàn bộ đề xuất và có những điều chỉnh phù hợp nhằm kiểm soát rủi ro tốt hơn cho Ngân hàng.
Giai đoạn kiểm tra sau
Đây là giai đoạn kiểm nghiệm tính chính xác, khách quan của phƣơng án kinh doanh đã đƣợc ngân hàng thẩm định:
- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay: về nguyên tắc, vốn vay chỉ đƣợc sử dụng đúng mục đích trong phƣơng án kinh doanh. Việc phát vay bằng tiền mặt hay séc sẽ gây khó khăn cho khả năng kiểm sốt của ngân hàng. Giải pháp tốt nhất là phát vay trực tiếp qua tài khoản của ngƣời thụ hƣởng.
- Kiểm sốt dịng tiền và thu hồi nợ: nhân viên tín dụng phải theo dõi dịng tiền từ phƣơng án kinh doanh để đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn. Nếu khơng kiểm sốt tốt
dòng tiền, nguồn trả nợ sẽ đƣợc Khách hàng sử dụng vào mục đích khác, từ đó sẽ dẫn đến rủi ro khơng thu hồi đƣợc nợ cho Ngân hàng.
Do hình thức tài sản bảo đảm thƣờng áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu là hàng tồn kho và khoản phải thu nên ngoài việc tăng cƣờng đánh giá kỹ và tuân thủ quy trình tín dụng, BIDV cần nâng cao đánh giá rủi ro và có phƣơng án quản lý tài sản cụ thể đối với từng khách hàng, thƣờng xuyên thực hiện kiểm soát sau cho vay để vừa đạt đƣợc mục tiêu mở rộng cho vay xuất khẩu đồng thời hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Thứ 3. Quản lý tốt tài sản bảo đảm
Do đặc thù chung của các Doanh nghiệp xuất khẩu là tỷ lệ tài sản cố định/tổng tài sản thấp, có vốn chủ sở hữu thấp nhƣng doanh số hoạt động lớn, vòng quay vốn nhanh. Tài sản bảo đảm chủ yếu là hàng tồn kho, khoản phải thu hoặc nhiều Ngân hàng áp dụng tín chấp đối với các Doanh nghiệp lớn và uy tín, do đó yêu cầu quản lý tốt tài sản đồng thời với việc đảm bảo đƣợc nguồn trả nợ cho Ngân hàng. Một số biên pháp mà BIDV có thể thực hiện:
- Nghiên cứu thành lập kho hàng riêng của BIDV tại các trung tâm kinh tế lớn và thuận tiện giao thông, vừa quản lý tốt tài sản là hàng hóa thế chấp, đồng thời có thể làm dịch vụ cho thuê kho hàng.
- Theo dõi việc giao nhận hàng và ký kết Hợp đồng thuê kho: Ngân hàng phải theo dõi thời gian, địa điểm nhận hàng của khách hàng và bên bán. Khách hàng phải thông báo cho Ngân hàng về địa điểm, thời hạn nhận hàng chậm nhất trƣớc 02 ngày nhận hàng hoặc gửi cho Ngân hàng giấy báo của hãng vận chuyển để Ngân hàng chứng kiến và kiểm tra việc nhận hàng. Cán bộ tín dụng căn cứ vào phiếu kiểm nghiệm hàng hoá, Biên bản xác nhận hàng hoá, Tờ khai hải quan,...để xác định về số lƣợng, chất lƣợng và chủng loại hàng hoá. Kiểm tra sổ theo dõi nhập kho, xuất kho của khách hàng, đối chiếu với sổ theo dõi của cán bộ tín dụng.
- BIDV phải phối hợp với toàn bộ các ngân hàng cùng cho vay doanh nghiệp xuất khẩu để xác nhận hàng tồn kho thế chấp cụ thể cho từng ngân hàng nhằm tránh nhận thế chấp trùng lắp.
- Hợp đồng thuê kho cần phải đƣợc ký 03 bên (Chủ hàng, bên cho thuê kho và Ngân hàng). Bên cho thuê kho cần cam kết chỉ xuất kho khi có “Lệnh xuất kho” của Ngân hàng. Bên vay phải chịu tồn bộ các chi phí liên quan đến việc thuê kho chứa hàng. Trong trƣờng hợp để hàng tại kho của Khách hàng thì có th Cơng ty bảo vệ uy tín giám sát hoặc cho Khách hàng tự quản lý tài sản trên cơ sở đánh giá uy tín của Khách hàng.
- Nếu đảm bảo điều kiện thì BIDV có thể xây dựng hệ thống kho tàng đủ tiêu chuẩn quản lý vật tự, hàng hoá,...dùng làm tài sản thế chấp để đảm bảo giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.
- Đối với tài sản cầm cố là sản phẩm thành phẩm hoặc sản phẩm phụ, khi xuất kho phải có Hợp đồng mua bán cụ thể, phƣơng thức thanh toán chắc chắn và đảm bảo, thông báo giao hàng của Bên mua. Đối với tài sản đã xuất khẩu, Ngân hàng phải nắm giữ toàn bộ các chứng từ liên quan đến việc xuất khẩu hàng hố hình thành từ vốn vay. Đối với tài sản cầm cố là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất thì căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhu cầu làm hàng theo Hợp đồng cụ thể, khách hàng báo cho Ngân hàng số lƣợng hàng hoá xuất kho đƣa vào sản xuất, chế biến.
- Cán bộ tín dụng cần theo dõi sát thực tế sản xuất, kinh doanh của khách hàng để có theo dõi sự biến đổi của tài sản bảo đảm từ nguyên vật liệu sang thành sản phẩm bán thành phẩm đến sản phẩm thành phẩm, sản phẩm bán thành phẩm hay khi đã xuất bán (bảo đảm bằng quyền đòi nợ phát sinh từ L/C hàng xuất hoặc các phƣơng thức thanh tốn khác thơng qua BIDV).
- Cán bộ tín dụng có trách nhiệm theo dõi số lƣợng, trạng thái hàng hố trong q trình sản xuất chế biến để nắm đƣợc số lƣợng, giá trị thành phẩm xuất bán.
- Cán bộ tín dụng cần tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất để đối chiếu số lƣợng xuất, tồn kho hàng cầm cố với số lƣợng hàng hoá thực tế tại kho.
- Định kỳ hàng tháng/quý hoặc khi thị trƣờng về hàng hố cầm cố có sự biến động lớn, Ngân hàng phải tiến hành đánh giá lại giá trị hàng hoá cầm cố để từ đó đề xuất các biện pháp xử lý nhƣ yêu cầu khách hàng tăng tài sản bảo đảm, thu hồi nợ trƣớc hạn,...
- Yêu cầu mua Bảo hiểm tài sản, hàng hoá đầy đủ với ngƣời thụ hƣởng đầu tiên là BIDV để phòng ngừa rủi ro bất khả kháng nhƣ thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn,...
- Ngồi ra, BIDV cũng có thể xem xét thành lập các công ty mua bán, khai thác tài sản thế chấp tồn đọng của BIDV để hỗ trợ công tác xử lý tài sản thế chấp trong trƣờng hợp xảy ra rủi ro.
Thứ 4. Phịng ngừa rủi ro tín dụng
Ngoài những nhân tố rủi ro khách quan và chủ quan trong tín dụng thơng thƣờng, tín dụng tài trợ XK cịn chịu ảnh hƣởng lớn của các nhân tố: tỷ giá của các đồng tiền giao dịch, lãi suất và giá cả hàng hóa trên thị trƣờng quốc tế.
Vì vậy để vừa phịng ngừa rủi ro cho Khách hàng và Ngân hàng, vừa gia tăng nguồn thu cho Ngân hàng; BIDV sẽ tích cực tƣ vấn cho Khách hàng tham gia các sản phẩm phái sinh: phái sinh ngoại tệ (kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn), phái sinh tài chính (Hốn đổi tiền tệ chéo CCS, Hoán đổi lãi suất IRS), phái sinh hàng hóa (Hợp đồng tƣơng lai cà phê, cao su, xăng dầu,…).