3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt
3.2.1 Nâng cao chất lượng của việc đánh giá năng lực tài chính, năng lực quản trị
trị điều hành, mục đích sử dụng vốn của khách hàng
Như đã phân tích ở phần nguyên nhân xảy ra rủi ro tín dụng, các nguyên nhân từ phía khách hàng là khá nhiều và chiếm tỷ lệ khá lớn trong các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng như: năng lực tài chính yếu kém, năng lực quản trị điều hành
kinh doanh yếu, sử dụng vốn sai mục đích, gian lận… Do đó, để hạn chế được rủi ro tín dụng, Vietinbank cần phải có những giải pháp để nâng cao năng lực đánh giá khách hàng để hạn chế những nguyên nhân kể trên. Cụ thể như sau:
- Năng lực tài chính: trong q trình thẩm định và quyết định cấp tín dụng,
để đánh giá đúng năng lực tài chính của khách hàng, Ngân hàng cần yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính một cách trung thực và có các phương pháp để đối chiếu, thẩm định lại tính chính xác của báo cáo tài chính được cung cấp bởi khách hàng. Tốt hơn hết, Vietinbank nên yêu cầu doanh nghiệp cung cấp báo cáo tài chính đã được kiểm tốn bởi các cơng ty kiểm tốn.
- Năng lực quản trị điều hành: cần bố trí những cán bộ có kinh nghiệm,
hiểu biết về các ngành nghề cụ thể để thẩm định năng lực quản trị điều hành của khách hàng một cách chính xác nhất. Qua đó, có thể loại bỏ được những khách hàng khơng tốt, góp phần hạn chế rủi ro tín dụng.
- Giám sát việc sử dụng vốn và phòng tránh gian lận từ phía khách hàng:
tăng cường việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khác hàng. Tăng cường công tác thẩm định, xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng để có thể phát hiện những gian lận từ phía khách hàng.
3.2.2 Tăng tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm và nâng cao chất lượng công tác thẩm định, quản lý tài sản bảo đảm
Tăng tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm: cũng là một biện pháp thiết yếu
trong việc hạn chế RRTD. Việc thế chấp, cầm cố tài sản cũng là biện pháp để ràng buộc khách hàng có trách nhiệm trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng. Trong trường hợp có rủi ro xảy ra dẫn đến khách hàng khơng có khả năng trả đủ nợ hoặc trả không đầy đủ cho ngân hàng thì việc thu hồi được thực hiện bằng biện pháp cuối cùng là phát mãi tài sản để trả nợ vay.
Đối với các ngân hàng ở nước ngồi thì thế chấp, cầm cố chỉ là biện pháp thứ yếu, họ quản lý thông qua luồng tiền hoạt động kinh doanh hay thu nhập của khách hàng. Tuy nhiên, đối với các khách hàng ở nước ta thì ngân hàng chưa thể thực hiện được như thế, hoạt động kiểm soát rủi ro của các ngân hàng còn thấp, độ tin cậy kém, tính nghiêm minh của pháp luật cịn ít hiệu lực trong các giao dịch tín dụng, do vậy các ngân hàng hiện nay vẫn chú trọng chủ yếu vào tài sản đảm bảo bên cạnh xác định tính khả thi của phương án/dự án kinh doanh.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, quản lý tài sản đảm bảo: Trong
quá trình thẩm định tài sản đảm bảo, nếu thẩm định khơng kỹ sẽ có thể dẫn đến các rủi ro như: tài sản đang trong giai đoạn tranh chấp, tài sản chưa đầy đủ giấy tờ pháp lý, định giá tài sản cao hơn giá trị thực. Do đó, cơng tác thẩm định tài sản cần phải được coi trọng và tiến hành một cách thận trọng. Nếu cần thiết, có thể thuê bên thứ ba là Công ty thẩm định giá chuyên nghiệp để định giá đối với các tài sản phức tạp, có khả năng xảy ra rủi ro pháp lý. Đối với các tài sản đảm bảo là hàng hóa, cần có biện pháp quản lý chặt chẽ kho của bên thứ ba và thuê bảo vệ giám sát kho để ngăn ngừa việc đưa hàng ra khỏi kho mà Ngân hàng khơng kiểm sốt được.
3.2.3 Khơng tập trung cấp tín dụng vào một ngành hàng, nhóm khách hàng
Để nâng cao hiệu quả trong kinh doanh của ngân hàng thì phương cách mở rộng sử dụng vốn nhằm phân tán rủi ro là biện pháp phòng ngừa rủi ro tỏ ra hữu hiệu. Việc phân tán rủi ro là vận dụng nguyên tắc “không đặt quá nhiều trứng vào một rổ”, ngân hàng cần cấp tín dụng cho nhiều khách hàng khác nhau, đa dạng ngành hàng.
Ngân hàng không nên tập trung đầu tư khoản tín dụng cho một hoặc một số khách hàng lớn, nhóm khách hàng mà cần quan tâm tới những khách hàng nhỏ nhưng chắc chắn. Đối với khách hàng nhỏ thì tỷ lệ xảy ra rủi ro là rất thấp, hơn nữa khi có rủi ro xảy ra thì việc thu hồi nợ cũng tương đối đơn giản và nhẹ nhàng hơn. Nếu cho vay theo nhóm khách hàng hoặc một vài ngành hàng đặc trưng thì khi có
rủi ro xảy ra sẽ ảnh hưởng liên đới đến các khách hàng liên quan. Vì thế mà quy định của Vietinbank là giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng là 15% vốn tự có. Mục đích của quy định này là khơng cho phép các chi nhánh tập trung vốn vào một số ít khách hàng để khi khơng may rủi ro xả ra thì ít ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của chi nhánh, của Vietinbank.
Không tập trung vào đầu tư một ngành kinh tế hẹp mà phân tán ra nhiều khách khác nhau. Việc cho vay đa ngành nghề một mặt phân tán được rủi ro, mặt khác sẽ đảm bảo sự phát triển đồng đều trong các ngành đồng thời tránh rủi ro do khủng hoảng chu kỳ một ngành nào đó, để từ đó ngân hàng có thể tăng hoặc giảm hạn mức cho vay đối với mỗi ngành, như vậy sẽ giảm được rủi ro tín dụng.
3.2.4 Có biện pháp thẩm định lại tài liệu do khách hàng cung cấp
Một trong những hạn chế trong việc hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank là CBTD thường khơng chú ý đến tính chính xác của thơng tin do khách hàng cung cấp. Các tài liệu như: hồ sơ pháp lý, báo cáo tài chính, hồ sơ vay vốn… là những tài liệu hết sức quan trọng làm cơ sở cho việc thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng. Do đó, Vietinbank cần có những biện pháp để hướng dẫn nhân viên thẩm định tính chính xác của các tài liệu được cung cấp từ khách hàng như:
- Đối chiếu các tài liệu được cung cấp với các tài liệu tương đồng của các Công ty khác để xem thử có sự khác biệt quá lớn khơng. Nếu có sự khác biệt q lớn, bất hợp lý thì cần điều tra làm rõ nguyên nhân.
- Truy xuất lại nguồn gốc của các tài liệu được cung cấp để xem xét liệu các tài liệu đó có được các cơ quan có thẩm quyền cấp hay do khách hàng giả mạo.
- Ưu tiên sử dụng các tài liệu có xác nhận, kiểm chứng của một bên thứ ba để đảm bảo tính khách quan.
3.2.5 Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ
Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ của ngân hàng phải được quan tâm và điều chỉnh cho phù hợp, coi việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ như một sự trợ giúp đắc lực để hoạt động tín dụng được hồn thiện. Mặc dù bộ phận này không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng giúp phục chế lại những sản phẩm mà cán bộ tín dụng khơng làm đúng khn mẫu dẫn đến méo mó, hư hỏng.
Lãnh đạo của ngân hàng cần quan tâm nhằm tạo mội trường kiểm soát tốt, chỉ đạo xử lý triệt để mọi sai phạm dù lớn hay nhỏ, chỉ bộ phận tín dụng phối hợp, hỗ trợ để bộ phận kiểm tra, kiểm sốt nội bộ hoạt động tốt hơn. Có như vậy bộ phận này sẽ giúp ngăn chặn được những vụ việc cho vay sai, đặc biệt có thể phát hiện sớm những rủi ro tiềm ẩn do những nguyên nhân từ phía khách hàng gây ra…
3.2.6 Dự báo kịp thời và có chiến lược phù hợp những biến động của môi
trường kinh doanh
Môi trường kinh tế biến động là một trong những nguyên nhân khách quan gây rủi ro đối với hoạt động tín dụng của Vietinbank. Do đó, Vietinbank cần xây dựng một nhóm/phịng theo dõi những diễn biến bất thường của môi trường kinh doanh như: thiên tai bảo lụt, suy thoái kinh tế, các chính sách điều hành kinh tế vĩ mơ thay đổi đột ngột…Từ đó, có thể có những dự báo kịp thời tác động của những biến động đó đến thị trường và có những thay đổi kịp thời trong chính sách tín dụng để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong kinh doanh, hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất.
3.2.7 Hồn thiện quy trình cấp tín dụng, đảm bảo thu thập thơng tin tín dụng
Quy trình cấp tín dụng mang tính hồn chỉnh trong một quãng thời gian, giai đoạn ngắn. Khi có những sự thay đổi của thị trường thì địi hỏi quy trình cần phải thay đổi để phù hợp với thực tế. Do đó, Vietinbank cần chú ý về việc ln ln hồn thiện quy trình cấp tín dụng để quy trình ngày càng trở nên chặt chẽ hơn, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho q trình cấp tín dụng nhưng vẫn đảm bảo hạn chế được rủi ro tín dụng.
Nền kinh tế ngày càng phát triển, ngày càng hiện đại thì lĩnh vực bảo hiểm cũng ngày càng được quan tâm. Người ta đến với bảo hiểm nhằm bù đắp thiệt hại về sau khi có rủi ro khơng hay xảy ra. Trong lĩnh vực ngân hàng cũng vậy. Đối với hoạt động tiền gửi của các TCTD nói chung và Vietinbank nói riêng đều đã thực hiện mua bảo hiểm. Tuy nhiên trong lĩnh vực cho vay thì cịn hạn chế. Vietinbank đã thực hiện yêu cầu khách hàng tham gia bảo hiểm nhằm bù đắp nợ bị tổn thất khi có rủi ro tín dụng xảy ra. Tuy nhiên chỉ mới áp dụng đối với cho vay công nhân viên khơng có tài sản đảm bảo. Vietinbank cần mở rộng yêu cầu đối tượng khách hàng tham gia bảo hiểm. Đây cũng là cách để ngân hàng chuyển nhượng một phần rủi ro tín dụng cho cơng ty bảo hiểm.
3.2.8 Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực
NHTM trong nền kinh tế thị trường chưa đựng nhiều yếu tổ rủi ro, trong đó rủi ro tín dụng là rủi ro mà hậu quả của nó gây ra hết sức nặng nề, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động, thậm chí cịn đe dọa đến sự tồn tại của NHTM. Vì vậy trong hoạt động tín dụng trước hết chúng ta cần phòng ngừa, hạn chế các yếu tố có thể dẫn đến rủi ro và một trong các yếu tố đó chính là chất lượng của đội ngũ CBTD. Trong cơng tác tín dụng cũng như cơng tác quản lý rủi ro tại ngân hàng thì nguồn nhân lực có trình độ và phẩm chất rất quan trọng.
- Ngân hàng cần cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ, kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu công việc, đồng thời tăng tuyển dụng mới lao
động có chất lượng để góp phần trẻ hóa đội ngũ cán bộ và cải thiện nhanh chất lượng cán bộ.
- Luôn đổi mới công tác quản lý cán bộ tín dụng. Trong cơng tác quản lý phải thường xuyên quan tâm việc xác định nhiệm vụ chính trị, tư tưởng cho đội ngũ CBTD. Kiên quyết không sử dụng những cán bộ thiếu bản lĩnh chính trị, thiếu trung thực, không công tâm, kém năng lực… làm cơng tác tín dụng. Có biện pháp chủ động, tích cực giáo dục không để cán bộ bị lôi cuốn vào những vấn đề tiêu cực của xã hội, bị sự lôi cuốn của đồng tiền mà hạ thấp nhân phẩm, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, làm phương hại đến bản thân cũng như phương hại về kinh tế và uy tín dụng ngành.
- Khơng ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng: việc đào tạo và đào tào lại cán bộ tín dụng phải được coi là thường xuyên, liên tục, tập trung vào các mảng: chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, công nghệ thông tin hiện đại… Đồng thời khuyến khích tự học nhằm từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách đồng đều và vững chắc theo hướng vừa chuyên sâu, vừa tổng hợp, vừa có khả năng cạnh tranh cao, luôn hướng tới khách hàng. Bên cạnh đó là cơng tác tuyển dụng mới phải đảm bảo đúng quy trình, u cầu cơng việc. Tổ chức thi nghiệp vụ hằng năm và có khen thưởng hợp lý để khuyển khích những cán bộ tín dụng giỏi, có nhiều cống hiến. Đi đơi với việc đào tạo, thì việc tuyển dụng cán bộ lao động phải thực hiện tốt, đúng quy định của ngành và cần tuyệt đối có sự cơng bằng trong khâu tuyển dụng.
- Có chính sách sàng lọc, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ tín dụng. Hằng năm cần thực hiện việc rà soát, đánh giá phân loại cán bộ tín dụng để có hướng đào tạo, bổ sung kịp thời tránh sự hụt hẫng về đội ngũ cán bộ tín dụng. Đồng thời qua phân loại cán bộ tín dụng để thực hiện việc tiêu chuẩn hóa cán bộ tín dụng trên cả hai mặt định tính và định lượng, tạo ra đội ngũ cán bộ tín dụng mạnh tồn diện, có sức cống hiến cao.
- Đổi mới chính sách đãi ngộ cán bộ tín dụng, thực hiện chế định đi đôi với chế tài. Trong điều kiện thị trường chính sách đãi ngộ hợp lý về tiền lương, tiền thưởng, hệ số tiền lương… càng có ý nghĩa quan trọng bởi vì có thể đội ngũ này có sự cống hiến nhiều nhất, chịu áp lực nhiều nhất do công việc mang tính rủi ro cao. Đồng thời thực hiện cơ chế thưởng, phạt nghiêm minh, tạo ra bầu khơng khí thi đua, khuyến khích, sáng tạo, phát huy trách nhiệm và quyền hạn cá nhân trong việc đầu tư vốn sao cho an toàn hiệu quả nhất.
- Tăng cướng tính kỷ luật, tính kỷ cương đối với cán bộ tín dụng. Thường xuyên quán triệt cho cán bộ tín dụng về chức năng, vai trị, nhiệm vụ của mình đối với cơng tác, từ đó cán bộ tín dụng xác định đúng vị trí của mình.
- Nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý, sử dụng cán bộ có hiệu quả, xây dựng bảng mơ tả công việc và hệ thống đánh giá kết quả công việc phù hợp với thông lệ quốc tế; đánh giá và sử dụng cán bộ phải gắn với tiêu chuẩn nghề nghiệp, tiêu chuẩn cán bộ và lấy kết quả công tác thực tế làm thước đo chủ yếu; quy hoạch cán bộ phải đi đôi với đào tạo; coi trọng việc sử dụng nhân tài, khuyến khích tài năng nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của chi nhánh nói riêng và của Vietinbank nói chung trong thời gian tới.
- Xây dựng văn hóa Vietinbank, tạo mơi trường làm việc tốt nhất cho sự phát triển của mỗi cán bộ nhân viên, mỗi cá nhân đều có cơ hội bình đẳng trong phát triển, thăng tiến và phát huy hết khả năng tiềm ẩn của mình vì sự phát triển của Vietinbank và lợi ích của chính bản thân mỗi cán bộ nhân viên.
Tóm lại, để thích ứng với sự thay đổi mơi trường kinh doanh sau khi cổ phần hóa, đồng thời đối phó với cạnh tranh và hội nhập, việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực rất quan trọng và bức thiết. Vì nguồn nhân lực là yếu tố có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của ngành ngân hàng nói chung và Vietinbank nói riêng trong tương lai
3.2.9 Có chiến lược kinh doanh phù hợp, hiệu quả và an toàn
- Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, tập trung quá cao cho mục tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ dẫ đến việc giảm thấp điều kiện cấp tín dụng, nới lỏng kiểm sốt cho vay. Từ đó dẫn đến rủi ro tín dụng. Do đó, Vietinbank cần có chiến lược cạnh tranh phù hợp, hiệu quả và an toàn. Ngân hàng cần xác định vị trí của mình trong thị trường ngân hàng, đưa ra mục tiêu tăng trưởng mang lại lợi