Thực trạng hoạt động tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 44)

TMCP Công Thương Việt Nam

2.3.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam – Vietinbank

2.3.1.1 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank năm 2010 – 2013

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank năm 2010 – 2013

Chỉ tiêu Năm 2010 % 2011 % 2012 % 2013 % Dư nợ ngắn hạn 141,377 60.36% 176,912 60.29% 200,455 60.13% 227,697 60.51% Dư nợ trung hạn 27,660 11.81% 30,533 10.41% 34,078 10.22% 32,972 8.76% Dư nợ dài hạn 65,168 27.83% 85,989 29.30% 98,822 29.64% 115,620 30.73% Tổng cộng 234,205 100.00% 293,434 100.00% 333,356 100.00% 376,289 100.00% - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2010 2011 2012 2013 141,377 176,912 200,455 227,697 27,660 30,533 34,078 32,972 65,168 85,989 98,822 115,620

Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay

Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung hạn Dư nợ dài hạn

Nhìn chung cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay của Vietinbank khá ổn định trong những năm vừa qua: Dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2010 chiếm 60.36% tổng dư nợ thì đến năm 2013 tỷ lệ này là 60.51%. Việc cho vay ngắn hạn, đặc biệt là cho vay hạn mức, giúp ngân hàng có thể kiểm sốt được dịng tiền của doanh nghiệp và thuận lợi trong việc phát hiện các rủi ro và rút vốn khỏi doanh nghiệp. Tuy nhiên tỷ lệ cho vay ngắn hạn quá cao làm cho dư nợ tín dụng của ngân hàng khơng ổn định do phụ thuộc vào nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp theo mùa vụ, đặc biệt là vào các thời điểm cuối năm, cuối quý. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến kê hoạch sử dụng vốn, kế hoạch tín dụng của ngân hàng, gây áp lực lên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tìm kiếm khách hàng. Tiếp theo dư nợ cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai và tăng dần qua các năm: năm 2010 dư nợ dài hạn chiếm 27.83% tổng dư nợ và đến năm 2013 tỷ lệ này tăng lên 30.73%. Cuối cùng là dư nợ cho vay trung hạn: tại thời điểm cuối năm 2013, dư nợ cho vay trung hạn chiếm tỷ lệ 8.76% tổng dư nợ cho vay của Vietinbank.

2.3.1.2 Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank năm 2010 – 2013

Ngành Năm 2010 2011 2012 2013

Xây dựng 25,763 41,081 46,670 48,918 Sản xuất và phân phối điện khí đốt và nước 9,368 11,737 23,335 30,103 Sản xuất và chế biến 65,577 93,899 106,674 127,938 Nông lâm nghiệp và thủy sản 4,684 5,869 10,001 11,289 Giao thông 16,394 11,737 6,667 11,289 Thương mại và dịch vụ 112,418 129,111 140,010 146,753

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank năm 2010 – 2013

Sự phát triển của danh mục tín dụng theo ngành hàng phản ánh tình hình phát triển kinh tế chung của đất nước. Trong năm 2013, dư nợ tín dụng của ngành thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 39%, tiếp đến là ngành công nghiệp chế biến và sản xuất chiểm tỷ trọng 34% do tận dụng ưu thế là hầu hết các chi nhánh Vietinbank đề được đặt tại trung tâm các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu đô thị lớn. Hơn thế nữa xu thế này cũng phù hợp với chiến lược tín dụng của Vietinbank giai đoạn sắp tới – tập trung vào các ngành đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam đó là: Thương mại, Sản xuất và chế biến, Xây dựng, Điện, Năng lượng và Dầu khí, Viễn thơng.

Trong khi đó, dư nợ tín dụng của Vietinbank đối với các ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 3%.

Chiến lược của Vietinbank tới năm 2013 là hạn chế cho vay đối với các ngành đã phát triển đến giai đoạn bão hòa và kém cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập của Việt Nam.

11%4% 14% 15% 13% 4% 7% 8% 28% 32% 32% 34% 2% 2% 3% 3% 7% 4% 2% 3% 48% 43% 42% 39.00% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120%

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Thương mại và dịch vụ Giao thông

Nông lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất và chế biến

Sản xuất và phân phối điện khí

đốt và nước

2.3.1.3 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank năm 2010 – 2013

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank năm 2010 – 2013

Đa dạng hóa danh mục tín dụng theo thành phần kinh tế cũng đã được chú trọng. Năm 2004, khách hàng truyền thống của Vietinbank chủ yếu là các DNNN (chiếm khoảng 45% dư nợ tín dụng) gồm nhiều doanh nghiệp Nhà nước địa phương. Tuy nhiên, năm 2005, các khoản tín dụng DNNN giảm xuống cịn 38%, tín dụng đối với Công ty TNHH, Công ty cổ phần và Công ty tư nhân tăng lên 46%. Xu thế này tiếp tục phát triển trong năm 2013, trong đó cho vay DNNN (bao gồm

Thành phần Năm 2010 2011 2012 2013

DN nhà nước 90,649 106,846 114,221 149,165 DN có vốn đầu tư nước ngồi 3,802 6,572 8,572 12,396 DN ngoài quốc doanh 92,948 124,376 158,681 153,691 Kinh tế cá thể và các loại khác 46,806 55,640 51,882 61,037 Tổng cộng 234,205 293,434 333,356 376,289 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 90,649 106,846 114,221 149,165 3,802 6,572 8,572 12,396 92,948 124,376 158,681 153,691 46,806 55,640 51,882 61,037 Kinh tế cá thể và các loại khác DN ngồi quốc doanh DN có vốn đầu tư nước ngồi DN nhà nước

cả Cơng ty cổ phần Nhà nước và Công ty TNHH Nhà nước) chỉ chiếm 30% tổng dư nợ. Phần cịn lại chủ yếu là doanh nghiệp ngồi quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FDI) và tổ chức kinh tế tập thể.

Yếu tố dẫn đến sự thay đổi này là do chiến lược tín dụng của Vietinbank có sự thay đổi cho phù hợp với diễn biến chung của nền kinh tế, nhằm tăng hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro.

Trước đây, Vietinbank với đặc trưng là một ngân hàng chuyên bán bn, đối tượng phục vụ chính của Vietinbank là khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Trong những năm gần đây, chính sách của Vietinbank đã có một sự thay đổi nhằm mở rộng khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng phát triển, tăng cường mở rộng cung ứng dịch vụ, tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân.

2.3.2 Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam Việt Nam

2.3.2.1 Tình hình nợ quá hạn

Dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng, nhưng trên thực tế, vấn đề nợ quá hạn cũng là một vấn đề Vietinbank cần phải quan tâm vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Vietinbank là một trong những NHTM rất chú trọng đến cơng tác phịng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng. Do đó, mặc dù tình hình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, khơng tiêu thụ được hàng hóa, mất khả năng chi trả dẫn đến phá sản nhưng Vietinbank vẫn giữ được tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp so với các ngân hàng khác. Chính điều này đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả. Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2013 của Vietinbank ở mức thấp nhất so với các ngân hàng niêm yết và thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của ngành, đạt 1,00% (giảm so với cuối năm 2012). Nguyên nhân do trong năm 2013, toàn hệ thống Vietinbank đã tích cực xử lý thu hồi nợ xấu (đặc biệt

là những tháng cuối năm), cũng như sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ khơng có khả năng thu hồi vào cuối năm 2013.

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm

Đơn vị tính: %

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank năm 2010 – 2013

2.3.2.2 Phân loại nợ

Nợ quá hạn có thể phát sinh ở tất cả khách hàng, kể cả những khách hàng mà ngân hàng đánh giá là có khả năng trả nợ chắc chắn, hoặc đối với khách hàng mà ngân hàng đánh giá rất tốt, có xếp hạng tín dụng cao. Vì vậy, ngân hàng cần có chính sách định kỳ đánh giá khách hàng hợp lý, kiểm tra sử dụng vốn thường xuyên, chính sách về cơ cấu dư nợ phù hợp với việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, và ln đánh giá cập nhạp về tình hình vĩ mơ để có những điều chỉnh chính sách hợp lý.

Việc phân loại các khoản nợ ở Vietinbank tuân theo quy định của NHNN, theo đó các khoản nợ được xếp vào 5 nhóm: Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn. Việc phân loại nợ theo khách hàng, mỗi khách hàng chỉ thuộc duy nhất một nhóm nợ (bao gồm cả các cam kết ngoại bảng) và tất cả các khoản nợ đều phải phân loại vào nhóm của khoản nợ

0.66% 0.76% 1.48% 1% 0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% 1.40% 1.60%

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỷ lệ nợ quá hạn

có trạng thái nợ xấu nhất. Việc trích dự phịng rủi ro có loại trừ giá trị khấu trừ tài sản đảm bảo theo tỷ lệ quy định của NHNN.

Tất cả các khoản nợ đều được theo dõi chặt chẽ, đồng thời trên hồ sơ giấy và hồ sơ máy. Hằng ngày, hệ thống phần mềm (BDS) sẽ tự động thông báo cho các CBTD về các khoản nợ đến hạn, các khoản nợ sắp đến hạn và các khoản nợ quá hạn. CBTD sẽ liên hệ yeu cầu khách hàng thanh toán phần gốc và lãi đến hạn cũng như đôn đốc khách hàng trả các khoản nợ quá hạn. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, hệ thống sẽ tự động chuyển khoản nợ sang nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo quy định.

Các khoản nợ thuộc nhóm Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn được coi là các khoản nợ xấu (NPL). Phỏng Quản lý nợ có vấn đề quản lý, theo dõi hàng ngày tình hình các khoản nợ cần chú ý, các khoản nợ xấu, đề xuất trình Bao lãnh đạo các biện pháp thu hồi.

Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN quy định về tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, Vietinbank thực hiện trích lập dự phịng cụ thể và dự phịng chung cho từng nhóm nợ như sau: dự phịng cụ thể được tính bằng dư nợ đã loại trừ giá trị tài sản bảo đảm khấu trừ nhân với tỷ lệ rủi ro tương ứng của từng nhóm nợ, dự phịng chung được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong q trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể, và trong các trường hợp tổ chức tín dụng gặp khó khăn về tài chính khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

Bảng 2.5: Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN Việt Nam. Đơn vị tính: % Nhóm nợ dự phịng cụ thể Tỷ lệ trích dự phịng cụ thể Tỷ lệ trích 1. Nợ đủ tiêu chuẩn 0% 0.75% 2. Nợ cần chú ý 5% 0.75%

3. Nợ dưới tiêu chuẩn 20% 0.75%

4. Nợ nghi ngờ 50% 0.75%

5. Nợ có khả năng mất vốn 100% 0%

Nguồn: theo quy định của NHNN về trích lập dự phịng.

Bảng 2.6: Phân loại dư nợ cho vay Vietinbank từ năm 2010 đến năm 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Nợ đủ tiêu chuẩn 230,267 285,213 327,054 369,774 2. Nợ cần chú ý 2,400 6,017 1,412 2,744 3. Nợ dưới tiêu chuẩn 925 1,071 995 515 4. Nợ nghi ngờ 411 220 1,789 1,006 5. Nợ có khả năng mất vốn 203 913 2,106 2,249

Tổng 234,205 293,434 333,356 376,289

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank năm 2010 – 2013

Bước sang năm 2010, cùng với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính của nền kinh tế thế đã gây ảnh hưởng đến toán bộ các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Vietinbank cũng không ngoại lệ. Năm 2010, tổng số nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) của Vietinbank là 1.539 tỷ đồng chiếm 0.66% tổng dư nợ. Tỷ lệ này năm 2011 là 0.75% tổng dư nợ với 2.204 tỷ đồng nợ xấu và đỉnh điểm là năm 2013 tổng nợ xấu tăng lên 4.890 tỷ đồng, chiếm 1.47% tổng dư nợ. Tuy tỷ lệ nợ xấu vẫn cịn ở mức an tồn (dưới 3%) nhưng đối với Vietinbank, tỷ lệ nợ xấu đã tăng hơn gấp đơi trong vịng hai năm từ năm 2010 đến năm 2012. Đây là điều rất đáng báo động. Trước bối cảnh đó, Ban lãnh đạo

Vietinbank đã kiên quyết thực hiện các biện pháp để xử lý nợ xấu và giảm tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống. Ban xử lý nợ của Vietinbank đã rà soát, phân loại toàn bộ hồ sơ nợ xấu, phân công các Chi nhánh làm việc với từng khách hàng để định hướng giải quyết phù hợp và hiệu quả nhất đối với từng khoản nợ và từng khách hàng. Ban xử lý nợ của Vietinbank đã tổng hợp và lập “Đề án xử lý nợ xấu” trong đó nêu rõ thực trạng khoản nợ và xác định hướng xử lý cũng như mục tiêu phấn đấu thu hồi nợ đối với từng Chi nhánh. Ban lãnh đạo các Chi nhánh phải bám sát khách hàng, làm việc hàng tuần và ghi lại nhật ký công việc để báo cáo kịp thời với Ban lãnh đạo. Chính nhờ những biện pháp tích cực trên, chất lượng tín dụng của Vietinbank đã có những bước cải thiện đáng kể trong năm 2013. Cụ thể là, tổng số nợ quá hạn đến thời điểm 31/12/2013 giảm còn 3.770 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1,00%. Đây là một con số phản ánh những nỗ lực trong công tác thu hồi nợ xấu và cải thiện chất lượng tín dụng của Vietinbank.

Để có được kết quả như trên, Vietinbank đã thực hiện rất nhiều các bước công việc và biện pháp thu hồi:

- Rà soát và củng cố hồ sơ: Cơng tác rà sốt và củng cố hồ sơ là yêu cầu đầu tiên và bắt buộc khi bắt tay vào việc xử lý nợ nhằm mục đích hồn thiện tới mức tốt nhất hồ sơ nợ để thuận tiện trong công tác kiểm tra kiểm sốt và tranh thủ bổ sung hồ sơ cịn thiếu trong khi khách hàng cịn trong q trình hợp tác với khách hàng. Trong q trình rà sốt hồ sơ nếu khách hàng còn tài sản nhưng chưa dùng để đảm bảo cho nghĩ vụ tài chính nào thì yêu cầu thế chấp bổ sung. Việc này chỉ thực hiện được khi khách hàng có thiện chí hợp tác và tài sản có đầy đủ hồ sơ.

- Phối hợp với khách hàng thu hồi công nợ: Sau khi rà soát hồ sơ, làm việc với khách hàng, Vietinbank đã cùng khách hàng hoặc tự đến từng đơn vị còn phải trả nợ cho khách của mình (các chủ đầu tư, nhà thầu chính,…) để xác minh, đối chiếu, tìm mọi biện pháp kết hợp để thu hồi nợ cho khách hàng (thu hộ) đang có dư nợ quá hạn tại Vietinbank, điều này cũng đồng nghĩa với việc thu hồi nợ cho chính Vietinbank.

- Phối hợp với khách hàng để bán tài sản đảm bảo: Nhận thấy việc phối hợp cùng với khách hàng để bán tài sản thế chấp thu hồi nợ là một trong những phương án khả thi trong công tác xử lý thu hồi nợ, tranh thủ tận dụng tối đa thiện chí, sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)