Khoảng thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của công bố mua lại và sáp nhập lợi ích cổ đông trong các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 41 - 43)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Giới thiệu phương pháp nghiên cứu

3.1.1 Khoảng thời gian nghiên cứu

Tổng số ngày nghiên cứu được lựa chọn trong bài nghiên cứu này là 250 ngày được chia thành 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 là giai đoạn tham số ước lượng được xác định là 239 ngày trước sự kiện mua lại và sáp nhập diễn ra (T1). Hệ số độ dốc β, đo lường rủi ro của cổ phiếu cụ thể và danh mục thị trường, và hệ số chặn α được xác định và ước tính dựa trên thơng tin trong giai đoạn thời gian 239 ngày trước sự kiện. Số ngày này là đáng tin cậy để dự đoán như Brown và Warner (1985) gợi ý trong nghiên cứu của họ. Tuy nhiên một số doanh nghiệp có khoảng thời gian để tính các tham số ước lượng ít hơn 239 ngày do kể từ khi niêm yết trên sàn đến khi diễn ra sự kiện M&A chưa đủ 239 ngày. Khoảng

thời gian của một số doanh nghiệp này thường lớn hơn 100 ngày do đó đảm bảo chấp nhận để tính tham số ước lượng.

Giai đoạn 2: T2 là giai đoạn diễn ra sự kiện M&A hay cịn gọi là giai đoạn cơng bố bao gồm 10 ngày trước ngày công bố, ngày công bố sự kiện (ngày 0) và 10 ngày sau đó.

Ngày cơng bố sự kiện mua lại và sáp nhập trong bài nghiên cứu này được xác định là ngày đầu tiên có thơng tin về hành động mua lại và sáp nhập có thể được tiến hành trong tương lai gần được phát hành, và được xem như ngày 0. Bài nghiên cứu này bao hàm 10 ngày trước ngày thông báo và 10 ngày sau ngày 0 để ghi lại bất cứ thay đổi nào của thông tin đến giá và cũng nắm bắt bất cứ phản hồi chậm trễ nào của thị trường.

Trong thị trường hiệu quả, thông tin mới sẽ ảnh hưởng lập tức lên giá cổ phiếu do tác động của kỳ vọng của nhà đầu tư. Trong nhiều bài nghiên cứu xem xét lợi nhuận ngắn hạn, thang thời gian thậm chí ngắn hơn, khoảng 3 ngày trước và 3 ngày sau (Huang và Walkling, 1987). Brown và Warner (1985), Franks (1991), Shaheen (2006) đã thiết kế khoảng thời gian nghiên cứu bao gồm -5 tới +5 ngày là khoảng thời gian thích hợp mà giá cổ phiếu tiếp nhận và phản ứng với công bố M&A. Tuy nhiên, vài tác giả khám phá hơn 11 ngày như Maquieira và các cộng sự (1998) đã khảo sát khoảng 120 ngày; Eckbo và Thorburn (2000); Leeth và Borg (2000) tất cả sử dụng 40 ngày cơng bố. Thêm vào đó, như lập luận Keown và Pinkerton (1981), giá cổ phiếu thường thay đổi trước ngày sự kiện chính thức, bởi vì các nhà đầu tư bên trong biết và phản ứng trước thị trường. Mặt khác, việc lựa chọn khoảng thời gian sự kiện phụ thuộc nhiều vào thị trường, thị trường càng hiệu quả thì phản ứng của thơng tin càng nhanh và tức thời, khoảng thời gian tác động có

thể ngắn hơn. Dựa trên lập luận này, tác giả mở rộng hơn khoảng thời gian công bố lên tổng số 21 ngày để ghi nhận lợi nhuận bất thường tạo ra bởi công bố M&A được giả định như khoảng thời gian thích hợp. Tác giả kỳ vọng rằng khoảng thời gian này sẽ ghi nhận ảnh hưởng của hiệu ứng tin đồn và các phản ứng chậm trễ của thị trường lên lợi nhuận bất thường của cổ phiếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của công bố mua lại và sáp nhập lợi ích cổ đông trong các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)