M&A thù địch và M&A thân thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của công bố mua lại và sáp nhập lợi ích cổ đông trong các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 61 - 62)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.6 M&A thù địch và M&A thân thiện

Tác động về quan điểm của nhà quản lý từ hai bên lên hoạt động cổ phiếu nên được đề cập bằng cách xem xét sự khác nhau giữa lợi nhuận cổ phiếu từ giao dịch mua lại và sáp nhập thân thiện hay thù địch. Kết quả của t- test được trình bày trong bảng 5, giá trị thống kê 2-tailed là 0.08, suy ra 1- tailed là 0.04 thấp hơn p-value 0.05 cho phép việc chấp nhận trung bình của CAR trong các giao dịch M&A thân thiện hay thù địch.

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Independent Samples T-test CAR của giao dịch M&A thân thiện và M&A thù địch

M&A thân thiện M&A thù địch

N 15 8

Max 38.49 43.32

Mean 2.62 14.07

Std. Deviation 14.95 12.68

Sig.(2-tailed) 0.08

Giả thuyết về lợi nhuận cân bằng từ 2 quan điểm quản lý khác nhau bị loại trừ một cách đáng tin cậy và lợi nhuận vượt trội trong M&A thù địch được kỳ vọng mang lại lợi nhuận đáng kể (14.07%) cho các cổ đông so sánh với cổ đông trong giao dịch M&A thân thiện (2.62%).

Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đó. Trong nghiên cứu của mình Loughran và Vijh (1997) đã thử nghiệm các giả thuyết về tác động của loại mua lại lên lợi nhuận bất thường tích lũy và kết luận rằng có một khoảng cách lớn giữa nhóm các giao dịch thù địch và nhóm các giao dịch thân thiện lần lượt có giá trị lợi nhuận bất thường là 61.7% và -25%. Huang và Walking (1987) xác nhận rằng lợi nhuận bất thường trong giao dịch mua lại và sáp nhập thù địch cao hơn giao dịch M&A thân thiện khoảng 5%. Họ đã cố gắng nhấn mạnh nguyên nhân của kết quả này là kỳ vọng của thị trường về giá trị của cổ phiếu trong giao dịch M&A khi xác định quan điểm quản lý trong suốt giao dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của công bố mua lại và sáp nhập lợi ích cổ đông trong các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)