Biến quan sát Ký hiệu
Tôi sẽ mua cổ phiếu cơng ty nếu cơng ty đó có thơng tin chính xác về các thành viên trong HĐQT cơng ty đó.
CT1
Tơi sẽ mua cổ phiếu nếu cơng ty có quan tâm cả thành cơng về tài chính và trách nhiệm xã hội.
CT2
Tôi sẽ mua cổ phiếu cơng ty nếu cơng ty có thơng tin chính xác về tình hình lương thưởng của các thành viên trong HĐQT, BGĐ.
CT3
Tôi sẽ mua cổ phiếu công ty nếu cơng ty có bộ phận kiểm tốn nội bộ hoạt động độc lập và hiệu quả.
CT4
Nguồn: nghiên cứu của tác giả
3.4.2 Xây dựng bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên hai giai đoạn: - Giai đoạn 1:
Nghiên cứu kế thừa bảng câu hỏi của tác giả (H.Fu, 2006) có điều chỉnh một số điểm phù hợp với điều kiện Việt Nam. Trong nội dung bảng câu hỏi về mặt cấu trúc gồm có 25 câu hỏi đóng và 1 câu hỏi mở. Trong đó:
Câu hỏi STT câu hỏi trong bảng khảo sát
Minh bạch quyền sở hữu vốn 1, 2, 3
Công bố thông tin và minh bạch tài chính 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 Quy trình hoạt động và cấu trúc hội đồng 12,14,15
Trách nhiệm xã hội của công ty 13
Các vụ bê bối công ty 16, 17, 18
Quy định quản lý 19, 20
Đặc điểm nhân khẩu học 21, 22, 23, 24, 25
- Giai đoạn 2:
Bảng câu hỏi sẽ tiến hành khảo sát sơ bộ thông qua hoạt động phỏng vấn trực tiếp với các nhà đầu tư cá nhân (n = 6) tại TP.HCM trong tháng 8/2015 (Xem phụ lục về Dàn bài thảo luận trực tiếp). Mục đích của nghiên cứu này nhằm kiểm tra mức độ rõ ràng của từ ngữ, khả năng hiểu các phát biểu cũng như tính trùng lắp các phát biểu trong thang đo để sau đó chỉnh sửa ra thang đo chính thức.
Quy trình xây dựng và đánh giá thang đo trong luận văn được biểu diễn tóm tắt dưới dạng sơ đồ như sau:
Hình 3.3. Quy trình xây dựng và đánh giá thang đo
Nguồn: nghiên cứu của tác giả
3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập dữ liệu sơ cấp, phân loại, mã hóa, nhập liệu vào phần mềm SPSS 20.0 và làm sạch dữ liệu, tác giả tiến hành các phương pháp phân tích: thống kê mơ tả, tính hệ số Cronbach’alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy đa biến, kiểm định T-test, phân tích phương sai một nhân tố (one-way ANOVA), cụ thể như sau:
Thứ nhất, sử dụng công cụ thống kê tần số để tính tốn và đánh giá tổng thể mẫu thu thập được về đặc điểm nhân khẩu học, kinh nghiệm đầu tư.
Thứ hai, đánh giá độ tin cậy thang đo qua hệ số CronBach’ alpha: đây là hệ số giúp đo lường tính nhất quán của các biến quan sát trong cùng một thang đo để đo lường cùng một khái niệm. Hệ số Cronbach’ alpha có giá trị biến thiên trong
Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp lần đầu tính, phỏng vấn trực tiếp Nghiên cứu sơ bộ (định
n =6)
Thang đo chính thức Điều chỉnh thang đo
Nghiên cứu chính thức định lượng (n=250, độ tin cậy
khoảng [0;1], theo lý thuyết giá trị alpha càng cao càng tốt (thang đo có độ tin cậy cao) tuy nhiên nếu hệ số Crobach’s alpha lớn hơn 0.95 cho thấy có nhiều biến trong thang đo khơng có nhiều sự khác biệt hay chúng cùng đo lường mơt nội dung nào đó của khái niệm (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
Thứ ba, phân tích nhân tố khám phá EFA: các thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy sẽ được dùng phân tích EFA để rút gọn một tập K biến quan sát thành một tập F biến quan sát (F<K) mà vẫn đảm bảo có ý nghĩa.
Thứ tư, phân tích tương quan: phương pháp này dùng để xây dựng một mối tương quan đơn giản giữa hai biến. Nghiên cứu tiến hành phân tích tương quan để xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập nhằm đảm bảo tất cả các biến là độc lập với nhau. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng thực hiện phân tích tương quan xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trong luận văn. Có nhiều phương pháp để kiểm định hiện tượng tự tương quan của mơ hình nghiên cứu, trong đó phải kể đến kiểm định d Durbin-Watson. Trong đó, d được tính bằng tỷ số giữa tổng bình phương sai lệch các phần dư kế tiếp nhau với RSS. Theo kinh nghiệm, nếu 1<d<3 thì mơ hình khơng có hiện tượng tự tương quan, nếu 0<d<1 hoặc 3<d<4 thì mơ hình có hiện tượng tự tương quan. Để khắc phục hiện tượng tự tương quan của mơ hình, lấy sai phân bậc một các biến độc lập và phụ thuộc trong mơ hình là một trong những phương pháp hay sử dụng.
Thứ năm, phân tích hồi quy đa biến: phương pháp này dùng để đo lường mối quan hệ tuyến tính giữa các biến phụ thuộc với biến độc lập. Cụ thể, trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến theo phương pháp Enter để tính các giá trị biến phụ thuộc và các biến độc lập.
Thứ sáu, sử dụng kiểm định T-test mẫu độc lập: Phương pháp T-test này dùng để so sánh giá trị trung bình của hai mẫu khác nhau. Cụ thể, trong luận văn sử dụng phương pháp này để xem xét sự khác biệt trong hành vi nhà đầu tư theo giới tính (nam và nữ).
Thứ bảy, phân tích phương sai một nhân tố (one-way ANOVA): phương pháp này được sử dụng để đo lường mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc và nhiều biến độc lập. Luận văn sử dụng phân tích này xem xét liệu có sự khác biệt nào có ý nghĩa thống kê của hành vi nhà đầu tư theo độ tuổi, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm đầu tư, thu nhập.
Kết luận chương 3
Chương 3 đã trình bày cụ thể khung phân tích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng thang đo phản ánh mức độ minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam theo hướng tiếp cận đo mức độ nhận thức của nhà đầu tư và đo lường hành vi nhà đầu tư. Phương pháp nghiên cứu thực hiện qua hai bước: Nghiên cứu định tính để tổng hợp các nghiên cứu trước, so sánh và điều chỉnh mơ hình và thang đo. Sau đó, tiến hành thực hiện nghiên cứu định lượng để đánh giá độ tin cậy thang đo, mức độ ảnh hưởng của các biến nhận thức nhà đầu tư về minh bạch TTTC đến hành vi nhà đầu tư trên TTCK. Ngồi ra, chương 3 cịn trình bày cụ thể thông tin về mẫu khảo sát, cách thức thu thập mẫu nghiên cứu.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, việc khảo sát được thực hiện theo phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên. Thông tin được thu thập chủ yếu qua hai cách đó là thu thập trực tiếp và thu thập qua trực tuyến bằng mẫu khảo sát trên Google Documents. Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 8/2015 đến 10/2015. Tổng bảng khảo sát thu về 369 bảng, sau khi kiểm tra và loại bỏ những bảng khảo sát không đạt yêu cầu thì số lượng bảng khảo sát hợp lệ là 250, tỉ lệ đạt là 67,8%. Mẫu đưa vào bài phân tích có cơ cấu cụ thể như sau:
Về giới tính: Mẫu nghiên cứu cho thấy có 105 nam và 145 nữ trả lời phỏng
vấn, số lượng nam tham gia trả lời ít hơn nữ (nam: 42%; nữ: 58%). (Xem bảng 4.1)
Về độ tuổi: Mẫu nghiên cứu được được tác giả phân làm ba nhóm tuổi: từ 18
đến 30 tuổi; từ 31đến 45 tuổi và từ 46 tuổi trở lên. Trong 250 người tham gia trả lời, nhóm nhà đầu tư trả lời nhiều nhất là nhóm nhà đầu tư thuộc độ tuổi từ 31-45 tuổi có 128 người chiếm 51,2%, kế đến là nhóm thuộc độ tuổi từ 18-30 tuổi có 76 người chiếm 30,4% và sau cùng là nhóm thuộc độ tuổi từ 46 tuổi trở lên có 46 người chiếm 18,4%. (Xem bảng 4.1)
Về trình độ học vấn: Mẫu nghiên cứu được tác giả phân làm bốn nhóm theo
trình độ học vấn: trung học phổ thơng hoặc thấp hơn; trung cấp, cao đẳng; đại học và sau đại học. Theo kết quả khảo sát, nhóm trả lời nhiều nhất thuộc đối tượng có trình độ đại học với 118 người chiếm tỷ lệ 47,2%, kế đó là nhóm thuộc trình độ sau đại học có 65 người tham gia chiếm 26%, kế tiếp là nhóm có trình độ trung cấp, cao đẳng có 46 người tham gia chiếm 18,4% và ít nhất là nhóm có trình độ trung học phổ thơng hoặc thấp hơn có 21 người chiếm 8,4%. (Xem bảng 4.1)
Về thu nhập: Mẫu nghiên cứu được phân theo thu nhập hàng năm ở các mức:
dưới 200 triệu, từ 200 triệu đến dưới 500 triệu, từ 500 triệu đến dưới 700 triệu và từ 700 triệu trở lên. Theo kết quả thống kê, nhóm nhà đầu tư tham gia trả lời nhiều nhất thuộc nhóm có thu nhập từ 200 triệu đến dưới 500 triệu với 109 người trả lời
chiếm 43,6%, kế đến là nhóm có thu nhập từ 500 triệu đến dưới 700 triệu có 93 người trả lời chiếm 37,2%, và sau cùng là hai nhóm thu nhập dưới 200 triệu và từ 700 triệu trở lên có 24 người trả lời chiếm 9,6%. (Xem bảng 4.1)
Về kinh nghiệm đầu tư: Căn cứ theo số năm kinh nghiệm đầu tư, mẫu
nghiên cứu được chia làm bốn mức: ít hơn 1 năm, từ 1-3 năm, từ 3-5 năm và từ 5 năm trở lên. Theo kết quả thống kê, có 156 người có kinh nghiệm đầu tư từ 1-3 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 62,4%, kế tiếp là nhóm có kinh nghiệm đầu tư ít hơn 1 năm với 52 người chiếm 20,8%, tiếp theo là nhóm có kinh nghiệm đầu tư từ 3-5 năm với 34 người chiếm 13,6% và cuối cùng là nhóm có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên với 8 người chiếm 3,2%. (Xem bảng 4.1)