Số thống kê Levene Levene Sig.
0.331 0.718
Kiểm định Anova F Sig.
2.282 0.104
Nguồn: phụ lục 5
Căn cứ theo bảng 4.22, với trị số thống kê Levene có mức ý nghĩa Sig. = 0.718 lớn hơn 0.05, nên chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0. Như vậy có thể nói phương sai giữa các nhóm nhà đầu tư có độ tuổi khác nhau là đồng nhất, thỏa mãn điều kiện để phân tích ANOVA.
Phân tích ANOVA được thực hiện thơng qua kiểm định giả thuyết H0: hành vi của các nhóm nhà đầu tư khác nhau về độ tuổi là giống nhau. Kết quả kiểm định ANOVA có F = 2.282 và mức ý nghĩa Sig. = 0.104 lớn hơn 0.05 nên chưa có cơ sở
bác bỏ giả thuyết H0 hay khơng có sự khác biệt về hành vi của các nhóm nhà đầu tư có độ tuổi khác nhau.
Kết luận: Yếu tố tuổi không ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư.
Sự khác nhau về hành vi nhà đầu tư có kinh nghiệm đầu tư khác nhau
Theo bảng 4.1, nếu chia mẫu nghiên cứu theo kinh nghiệm của nhà đầu tư thì tổng số nhà đầu tư có kinh nghiệm đầu tư dưới 1 năm là 52 người, tổng số nhà đầu tư có kinh nghiệm đầu tư từ 1 đến 3 năm là 156 người, tổng số nhà đầu tư có kinh nghiệm đầu tư từ 3 đến 5 năm là 34 người, và tổng số nhà đầu tư có kinh nghiệm đầu tư trên 5 năm là 8 người. Để biết được hành vi nhà đầu tư có sự khác biệt theo số năm kinh nghiệm đầu tư hay không, tác giả tiến hành kiểm định ANOVA.
Để tiến hành phân tích phương sai ANOVA điều kiện cần là phải kiểm định giả thuyết H0: phương sai của các nhóm nhà đầu tư có kinh nghiệm đầu tư khác nhau là đồng nhất. Kết quả phân tích được thể hiện trong bảng bên dưới.
Bảng 4.23. Phân tích ANOVA hành vi của nhà đầu tư có kinh nghiệm khác nhau
Số thống kê Levene Levene Sig.
1.877 0.134
Kiểm định Anova F Sig.
3.106 0.027
Nguồn: phụ lục 5
Căn cứ bảng 4.23, với trị số thống kê Levene có mức ý nghĩa Sig. = 0.134 lớn hơn 0.05, cho thấy chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0. Như vậy có thể nói phương sai giữa các nhóm nhà đầu tư có kinh nghiệm đầu tư khác nhau là đồng nhất, thỏa mãn điều kiện để phân tích ANOVA.
Phân tích ANOVA được thực hiện thơng qua kiểm định giả thuyết H0: hành vi của nhà đầu tư có kinh nghiệm đầu tư khác nhau là giống nhau. Kết quả kiểm định ANOVA có F = 3.106 và mức ý nghĩa Sig. = 0.027 nhỏ hơn 0.05 nên có cơ sở
bác bỏ giả thuyết H0, hay có sự khác biệt về hành vi của nhà đầu tư có kinh nghiệm đầu tư khác nhau.
Kết luận: Yếu tố kinh nghiệm đầu tư có ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư.
Tóm lại, khi xem xét hành vi của các nhóm nhà đầu tư khác nhau về giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, kinh nghiệm đầu tư, độ tuổi, tác giả (H. Fu, 2006) tìm thấy bằng chứng về hành vi của nhà đầu tư khơng có sự khác biệt theo số năm kinh nghiệm đầu tư. Không giống như kết quả của H. Fu (2006), tác giả lại tìm thấy bằng chứng về hành vi của nhà đầu tư trên TTCK có khác nhau theo số năm kinh nghiệm nhà đầu tư.
Kết luận chương 4
Trong chương này đã trình bày kết quả phân tích của các nội dung sau đây: Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha. Phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập, có ba nhóm nhân tố được rút ra với 15 biến quan sát, đó là: cấu trúc quyền sở hữu vốn, cơng bố thơng tin minh bạch tài chính; và cấu trúc, hoạt động của HĐQT và BGĐ.
Phân tích hồi quy đa biến và kiểm định giả thuyết đã cho thấy: ba nhân tố trên đều có ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK, trong đó nhân tố cấu trúc, hoạt động của HĐQT và BGĐ có ảnh hưởng mạnh nhất.
Phân tích ANOVA cho các kết quả như sau: hành vi nhà đầu tư cá nhân trên TTCK TP.HCM khơng có sự khác biệt giữa phái nam và nữ, cũng như khơng khác biệt giữa các nhóm tuổi, trình độ học vấn và thu nhập hàng năm. Tuy nhiên, có sự khác biệt về hành vi nhà đầu tư giữa các nhóm có số năm kinh nghiệm đầu tư khác nhau.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Nghiên cứu sơ bộ thực hiện thông qua việc kết hợp các nghiên cứu khoa học trước đó và đặc điểm của hành vi nhà đầu tư cá nhân tại thị trường Việt Nam đã đưa ra một số nhân tố có khả năng tác động ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư trên TTCK. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm có ba nhân tố đó là: Minh bạch cấu trúc quyền sở hữu vốn; cơng bố thơng tin minh bạch tài chính; minh bạch cấu trúc hoạt động của HĐQT và BGĐ với 20 biến quan sát. Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố, kết quả các biến quan sát được chia làm ba nhóm nhân tố để đưa vào mơ hình phân tích hồi quy.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK chịu sự ảnh hưởng của ba nhóm nhân tố: Minh bạch cấu trúc quyền sở hữu vốn; công bố thông tin minh bạch tài chính; minh bạch cấu trúc hoạt động của HĐQT và BGĐ. Trong đó nhân tố minh bạch cấu trúc, hoạt động của HĐQT và BGĐ có ảnh hưởng mạnh nhất, kế đến là nhân tố công bố thông tin minh bạch tài chính và sau cùng là nhân tố minh bạch cấu trúc quyền sở hữu vốn. Kết quả kiểm định ba nhân tố trên đều có tác động dương đối với hành vi nhà đầu tư trên TTCK TP.HCM.
Thơng qua kiểm định T-Test và phân tích ANOVA cho thấy, hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK khơng có sự khác biệt theo giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn. Trong khi đó, hành vi nhà đầu tư cá nhân lại có sự khác biệt theo số năm kinh nghiệm đầu tư.
Kết quả cụ thể, minh bạch thông tin về cấu trúc, hoạt động của HĐQT và BGĐ là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên TTCK TP.HCM. Mối quan hệ này được thể hiện khá cao khi kết quả phân tích hồi quy (beta = .502, SE = .037). Khi CTNY trên TTCK TP.HCM càng công bố nhiều thông tin liên quan đến cấu trúc, hoạt động của HĐQT và BGĐ thì nhà đầu tư sẽ gia tăng hành vi đầu tư tích cực hơn. Bên cạnh đó, kết quả cũng chỉ ra minh bạch TTTC
cũng có mối quan hệ tích cực xếp thứ hai đối với hành vi nhà đầu tư cá nhân trên TTCK TP.HCM, với kết quả phân tích hồi quy (beta = .328, SE = .033). Vì vậy, khi CTNY cơng bố thơng tin minh bạch tài chính càng tăng thì hành vi nhà đầu tư trên TTCK TP.HCM sẽ gia tăng theo chiều hướng tích cực. Kết quả cịn cho thấy, nhân tố minh bạch thông tin về cấu trúc quyền sở hữu vốn có tác động đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên TTCK TP.HCM yếu nhất trong ba nhóm nhân tố xem xét (beta = .213, SE = .035). Tuy nhiên, nhân tố này vẫn có tác động tích cực đến hành vi nhà đầu tư. Hay nói cách khác, khi CTNY càng công bố nhiều thông tin về cấu trúc quyền sở hữu vốn thì hành vi nhà đầu tư sẽ cải thiện theo chiều hướng tích cực.
Các kết quả trên đã bổ sung thêm bằng chứng khi nghiên cứu về hành vi nhà đầu tư. Ngoài ra, kết quả còn là cơ sở giúp cho CTNY, cơ quan, tổ chức liên quan có những biện pháp giúp nâng cao sự minh bạch thơng tin từ đó góp phần tăng niềm tin đối với nhà đầu tư.
5.2 Kiến nghị
5.2.1 Đối với công ty niêm yết
Thứ nhất, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc minh bạch, công bố thông tin.
Trong ba biến độc lập minh bạch TTTC, biến minh bạch thơng tin về cấu trúc, quy trình hoạt động của HĐQT và BGĐ có ảnh hưởng tích cực nhất đến hành vi của nhà đầu tư. Do đó, CTNY nếu muốn thiết lập mối quan hệ lâu dài với nhà đầu tư thì cần phải tích cực cung cấp nhiều thơng tin hơn về minh bạch thông tin này để thu hút nhiều đầu tư, ví dụ thơng tin về các thành viên trong HĐQT, BGĐ, đặc biệt là chính sách lương thưởng của những thành viên này; thông tin về hoạt động của bộ phận kiểm tốn độc lập; các thơng tin liên quan đến hoạt động thể hiện trách nhiệm đối với xã hội.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, minh bạch TTTC cũng có ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư trên TTCK. TTTC là cơ sở quan trọng giúp nhà đầu tư ra quyết định đầu tư. Những thơng tin về tình hình hoạt động tài chính của cơng ty được xem
là những tín hiệu mà cơng ty phải cơng bố ra bên ngoài thu hút nhà đầu tư. Đối với những thông tin tốt, kết quả hoạt động kinh doanh lạc quan thì cơng ty cố gắng công bố nhiều thông tin hơn để nhà đầu tư thấy được những cơ hội đầu tư đối với cơng ty. Tuy nhiên, khơng có nghĩa những TTTC khơng tốt thì cơng ty lại che giấu đi, mà họ cần có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thơng tin về tình hình thực tế tại doanh nghiệp, các rủi ro mà doanh nghiệp đang gặp phải cũng như biện pháp đối phó để nhà đầu tư thấy được đúng bản chất khả năng hoạt động của công ty để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý. Làm như vậy, doanh nghiệp mới thực sự có quan tâm cả trách nhiệm về xã hội. Đây là một điều quan trọng, một tín hiệu tích cực mà các nhà đầu tư ln quan tâm khi xem xét các công ty đầu tư.
Nhà đầu tư đánh giá sự chênh lệch số liệu trình bày trên BCTC trước và sau khi kiểm tốn khơng đáng kể đồng nghĩa rằng cơng ty đã trình bày trung thực đầy đủ thơng tin về tình hình hoạt động của cơng ty, do đó nhà đầu tư sẽ an tâm sử dụng những thông tin đó trong việc phân tích, ra quyết định đầu tư. Do vậy, bản thân doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng lập BCTC tại đơn vị mình. Cụ thể, doanh nghiệp cần phải chú trọng vào một số điểm quan trọng sau: Một, xây dựng một đội ngũ kế tốn có trình độ chun mơn và năng lực. Doanh nghiệp cần tuyển
dụng nhân viên kế tốn đủ trình độ năng lực, phẩm chất và chuyên môn để thực hiện được nhiệm vụ. Ngoài ra, doanh nghiệp tạo điều kiện tổ chức cho nhân viên được cập nhật kiến thức, quy định liên quan đến việc lập và trình bày BCTC đơn vị;
Hai, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin quản lý. Hệ thống thông tin quản lý
đóng vai trị quan trọng trong cơng tác cung cấp thông tin kịp thời cho các bộ phận, đặc biệt là bộ phận kế toán trong việc lập BCTC kịp thời và chính xác. Hệ thống hoạch định nguồn nhân lực (ERP) là một hệ thống ưu điểm vượt trội giúp công ty kiểm sốt thơng tin hiệu quả, đáp ứng nhu cầu quản lý cũng như nhà đầu tư. Ba, xây
dựng hệ thống kiểm soát nội bộ đối với BCTC. Theo đó, ban kiểm sốt nhận diện
các khoản mục quan trọng trên BCTC, đánh giá rủi ro liên quan đến các khoản mục đó, đề xuất giải pháp đối phó đối với những rủi ro đó.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hệ thống quản trị cơng ty.
Quản trị cơng ty có vai trị rất quan trọng trong q trình điều hành hoạt động của công ty. Theo kết quả nghiên cứu, minh bạch thơng tin về quản trị cơng ty có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động cơng ty cũng như thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư. Do đó, doanh nghiệp cần tích cực cung cấp nhiều thơng tin hơn liên quan đến các thành viên trong HĐQT (tên tuổi, thành tích, kinh nghiệm, chính sách lương thưởng, các quan hệ về lợi ích, …); vai trị của bộ phận kiểm tốn nội bộ trong cơng ty và kể cả các thông tin liên quan đến việc cơng ty có thực hiện trách nhiệm xã hội. Việc càng minh bạch thơng tin thì uy tín của doanh nghiệp càng được nâng cao trong mắt nhà đầu tư từ đó gia tăng sự quan tâm của nhà đầu tư cũng như có nhiều cơ hội thu hút sự đầu tư của họ.
5.2.2 Đối với nhà đầu tư cá nhân
Bản thân mỗi nhà đầu tư cá nhân cần trang bị cho minh kiến thức liên qua đến tài chính để có thể chủ động tiếp nhận các thơng tin tài chính từ phía các CTNY, tránh tình trạng quá phụ thuộc tạo điều kiện cho các CTNY có cơ hội cơng bố thơng tin khơng đầy đủ, chính xác. Việc nắm vững kiến thức tài chính được xem như một cơng cụ hỗ trợ đắc lực giúp nhà đầu tư có thể phân tích kỹ lưỡng, ra quyết định phù hợp. Ngồi ra, nhà đầu tư cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng các quy định công bố thơng tin hiện hành để bảo vệ lợi ích của bản thân cũng như hỗ trợ cho nhà nước trong công tác kiểm tra, giám sát tình hình cơng bố thơng tin của các CTNY đảm bảo TTCK hoạt động minh bạch, bền vững.
5.2.3 Đối với Ủy Ban chứng khoán nhà nước và Sở giao dịch chứng khốn
Có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm công bố thông tin.
Theo kết quả nghiên cứu, minh bạch TTTC có ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư trên TTCK, hay nói cách khác, CTNY càng gia tăng minh bạch TTTC sẽ càng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhằm xây dựng hình ảnh tích cực trước giới nhà đầu tư, thực tế các CTNY có kết quả kinh doanh tốt lại tích cực CBTT hơn so với các CTNY có kết quả kinh doanh kém. Như vậy, đối với các công
ty hoạt động kém hiệu quả cố tình che giấu các thơng tin cần phải có một cơ chế giám sát và xử phạt nghiêm để bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư. Nghị định 108/2013/NĐ-CP – Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK ra đời đã có nhiều điểm mới khắc phục những hạn chế của các quy định trước về chế tài xử phạt. Cụ thể, đã quy định mức phạt từ 50 đến 70 triệu đồng đối với thành viên HĐQT, thành viên ban kiểm soát, giám đốc và cán bộ quản lý nếu vi phạm việc tuân thủ đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ về quy định quản trị công ty theo quy định; phạt 70 đến 100 triệu đồng đối với những hành vi vi phạm về bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT, thành viên ban kiểm soát; đưa ra mức phát tối đa 100 triệu đồng đối với hành vi vi phạm về CBTT và báo cáo… Nhìn chung, cơ quan chức năng đã ban hành chế tài xử phạt cụ thể hơn nhưng mức phạt vẫn còn chưa đủ răn đe cho các đối tượng. Thực tế, những hành vi vi phạm về CBTT (ví dụ nộp chậm BCTC, cung cấp thông tin không đầy đủ…) sẽ làm cho nhà đầu tư khơng có đủ thơng tin để ra quyết định đầu tư, thậm chí ra quyết định sai lầm gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư. Mức thiệt hại này so với mức phạt mà pháp luật ban hành thì khơng đáng kể. Nên dễ tạo tâm lý biết luật mà vẫn vi phạm luật của các CTNY. Do đó, nhà chính sách làm luật cần nâng mức phạt hành chính cao hơn nữa để các CTNY phải dè dặt trong việc cố tình vi phạm về quy định CBTT.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần bổ sung quy định xử phạt hành chính đối với các vi phạm về chênh lệch số liệu trên BCTC trước và sau kiểm toán. Đối với mức chênh lệch số liệu trên BCTC, cần thiết lập các mức phạt chi tiết ứng với từng