Các mơ hình ARDL có chỉ tiêu AIC thấp nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giá dầu đến cán cân thương mại ở việt nam (Trang 50 - 52)

(Nguồn: Tác giả tự tính tốn từ phần mềm Eviews 9)

4.2.4. Kết quả xác định hệ số cân bằng trong dài hạn

Bảng 4.5. Kết quả xác định hệ số cân bằng trong dài hạn.

Long Run Coefficients

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

LOG(OIL) -0.194105* 0.067840 -2.861244 0.0093

LOG(EX) -0.263869* 0.059458 -4.437878 0.0002

OG -3.600384* 0.897352 -4.012232 0.0006 R-squared 0.904735 Mean dependent var -0.134269 Adjusted R-squared 0.768641 S.D. dependent var 0.113800 S.E. of regression 0.054737 Akaike info criterion -2.686952 Sum squared resid 0.062920 Schwarz criterion -1.523710 Log likelihood 100.8607 Hannan-Quinn criter. -2.240993 Durbin-Watson stat 1.882781

(Nguồn: Tác giả tự tính tốn từ phần mềm Eviews 9) Chú thích: (*), (**), (***) lần lượt có ý nghĩa ở mức 1%, 5%, 10%.

Bảng 4.4 cho thấy hệ số hồi quy của biến Ln(Oil) (-0.1941) có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và mang dấu âm, cho thấy sự co dãn trong dài hạn của cán cân thương mại Việt Nam theo giá dầu thế giới. Cụ thể, nếu giá dầu thế giới tăng 1% sẽ làm cho

cán cân thương mại giảm 0.19%. Như đã đề cập ở phần trước, mặc dù tình hình xuất nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam tuy khơng phải là nhân tố chính góp phần vào thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam trong thời gian qua, tuy nhiên đa số các ngành trong nền kinh tế đều chịu ảnh hưởng to lớn của ngành xăng dầu, một khi giá dầu biến động thì chắc chắn tất cả các mặt hàng khác cũng biến động theo. Việt Nam là nước nhập nhẩu chủ lực các tư liệu (máy móc, thiết bị, dụng cụ đến nguyên – nhiên – vật liệu) phục vụ cho sản xuất nên việc giá dầu thế giới tăng kéo theo chi phí đầu vào nhập khẩu tăng sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu là cán cân thương mại sẽ càng thâm hụt.

Hệ số hồi quy của biến EX mang dấu âm (-0.2639) và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này cho thấy khi tỷ giá tăng 1% thì cán cân thương mại sẽ sụt giảm 0.26%. Sự tăng lên trong tỷ giá hối đoái cho thấy sự sụt giảm giá trị của đồng nội tệ, theo lý thuyết đường cong J thì điều này sẽ thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, làm cho cán cân thương mại ngày càng thặng dư. Tuy nhiên kết quả trong dài hạn của biến EX lại trái với dự báo, điều này có thể là do các chủng loại mặt hàng mà Việt Nam tiến hành giao thương. Việc tỷ giá tăng mà không làm cải thiện cán cân thương mại là do tỷ giá tăng kéo chi phí nhập khẩu tăng nhiều hơn mức tăng của xuất khẩu. Hiện tại, nhiều ngành kinh tế của Việt Nam còn phụ thuộc vào nhập khẩu như dệt may, cơng nghiệp hóa chất, điện tử…Vì vậy khi tỷ giá tăng sẽ kéo theo chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng theo khiến xuất khẩu ròng giảm.

Hệ số hồi quy của biến OG (-3.6) mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% báo hiệu mối quan hệ ngược chiều với cán cân thương mại cho thấy khi lỗ hổng sản lượng tăng, đồng nghĩa với việc GDP thực tăng so với GDP tiềm năng, lại làm cho cán cân thương mại giảm. Như vậy, khi tổng sản lượng tăng thì nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế cũng có xu hướng tăng, làm cho cán cân thương mại thâm hụt. Mối tương quan này cho thấy các nguồn tài nguyên không được sử dụng hiệu quả trong nền kinh tế. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hassan, Zaman 2012.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giá dầu đến cán cân thương mại ở việt nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)