Kim ngạch xuất khẩu dầu thô Việt Nam giai đoạn 2000-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giá dầu đến cán cân thương mại ở việt nam (Trang 40 - 42)

USD)

(Nguồn: Tổng Cục Thống kê)

Kim ngạch xuất khẩu đạt đỉnh vào năm 2008 với giá trị khoảng 10,4 tỷ USD, tăng gần 24% so với năm 2007. Tuy sản lượng xuất khẩu trong năm 2008 đang trên đà giảm mạnh nhưng giá trị vẫn đạt được ở mức cao như vậy là do ảnh hưởng của giá dầu thế giới. Giá dầu thế giới trong năm nay đạt mức cao nhất là 149 USD/thùng. Sự tăng mạnh của giá dầu thế giới trong năm 2008 là do các nguyên nhân sau:

- Hoạt động đầu cơ dầu mỏ, đây là lý do mà các nhà kinh tế và các nước xuất khẩu dầu cho là có ảnh hưởng lớn nhất tới sự gia tăng mạnh mẽ của giá dầu trong năm 2008. Sự phát triển vượt bậc của các nền kinh tế đang nổi lên như Trung Quốc, Ấn Độ, sự liên minh của các nền kinh tế Châu Âu, và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 chưa tác động quá nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ khiến các nhà đầu cơ cho rằng, giá dầu sẽ còn tăng nữa. Bởi vậy mà lượng dầu họ lưu giữ là rất lớn.

- Sự mất giá của đồng USD đã khiến cho gia dầu gia tăng vượt mức.

- Xung đột vũ trang và bất ổn chính trị tại một số khu vực trên thế giới cũng là một nguyên nhân tác động mạnh mẽ đến giá dầu. Những sự kiện chính trị có tác động mạnh nhất tới giá dầu trong năm 2008 phải kể tới là xung đột giữa Mỹ với

0 2 4 6 8 10 12

Iran xung quanh chương trình hạt nhân của Iran, vụ ám sát cựu Thủ Tướng Pakistan Benazir Bhutto, tình hình bất ổn ở nước sản xuất dầu lớn nhất Châu Phi Nigeria, xung đột Nga - Grudia.

- Các dự báo giá dầu cũng có ảnh hưởng đáng kể tới diễn biến giá trên thị trường giao dịch mặt hàng này.

- Sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán thế giới, nhất là thị trường chứng khoán Mỹ, dưới tác động của khủng hoảng tín dụng, đã thúc đẩy giới đầu tư chuyển một lượng vốn lớn sang thị trường hàng hóa để tìm kiếm mức lợi nhuận cao hơn.

Từ năm 2009 đến nay, kim ngạch và sản lượng dầu thơ xuất khẩu có xu hướng biến động cùng chiều. Giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2010 là giai đoạn có mức độ giảm nhiều nhất tương ứng với mức giảm kim ngạch và sản lượng lần lượt là 20%, 40%. Nhìn chung trong giai đoạn này, sản lượng và giá trị xuất khẩu dầu thô của Việt Nam khơng cịn đạt mức cao như trước một phẩn vì sản lượng khai thác khơng cịn nhiều, đồng thời giá dầu thế giới từ năm 2009 trở lại đây có xu hướng giảm qua các năm. Nguyên nhân giá dầu giảm là vì:

- Nhu cầu dầu hiện ở mức thấp, do các hoạt động kinh tế yếu kém, cùng với việc gia tăng hiệu suất và xu hướng chuyển dịch từ dầu sang các nhiên liệu khác.

- Mỹ đã trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Mặc dù quốc gia này không xuất khẩu dầu thô, nhưng hiện tại Mỹ nhập khẩu ít hơn nhiều, dẫn tới dư thừa đầu ra tiêu thụ sản phẩm.

- Ả Rập Saudi và các đồng minh vụng Vịnh của họ đã quyết định không hy sinh thị phần riêng của mình để khơi phục giá dầu. Họ có thể cắt giảm sản lượng mạnh, nhưng những lợi ích của họ sẽ rơi vào tay những quốc gia cạnh tranh như Iran và Nga. Do Ả Rập Saudi có lượng dự trữ ngoại hối lên tới 900 tỷ USD, nên giá dầu giảm không phải là bận tâm lớn của họ. Hơn nữa, chi phí khai thác dầu của nước này cũng rất thấp, khoảng 5 USD – 6 USD/thùng.

4.1.2. Tình hình nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê ở hình 4.3 và hình 4.4 cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2014 tổng khối lượng và kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam có nhiều biến động, và xu hướng biến động giữa hai chi tiêu này thống nhất với nhau qua các năm. Nhìn chung từ năm 2000 đến năm 2014 cả sản lượng và kim ngạch nhập khẩu xăng dàu có xu hướng trung bình giảm, trung bình lần lượt khoảng 4% và 5%/năm. Kim ngạch nhập khẩu có mức biến động mạnh mẽ hơn so với sản lượng vì giá xăng dầu nhập khẩu chịu ảnh hưởng hồn toàn từ giá xăng dầu trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của giá dầu đến cán cân thương mại ở việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)