“Nguồn: Rhoton A.L., 2002” [96]
Mỗi đoạn còn cho ra các nhánh xuyên. Các nhánh xuyên xuất phát từ đoạn mắt đi tới dây TK thị, giao thoa thị, phễu tuyến yên và sàn não thất ba. Các nhánh xuyên từ đoạn thông sau đi tới dải thị và sàn não thất ba. Các nhánh xuyên xuất phát từ đoạn mạch mạc hướng lên trên đi vào nhu mô não qua chất thủng trước.
Động mạch cảnh trong là ĐM lớn nhất ở sàn sọ và đường đi vào hộp sọ của ĐM này sát với vùng củ yên nên u màng não củ yên thường dính hoặc bao quanh ĐM cảnh trong. Vì là ĐM lớn, thành dầy nên phần lớn u đẩy ĐM ra ngoài gây chèn ép và làm chít hẹp ĐM cảnh trong, hiếm có trường hợp u xâm lấn và làm tổn thương thành ĐM.
Động mạch cảnh trong là cấu trúc mạch máu bao quanh hai bên u màng não củ yên. Đối với các u có kích thước lớn hoặc u phát triển lệch bên, ĐM cảnh trong có thể bị u bao quanh chu vi hoặc đẩy ra phía hai bên.
Động mạch não trước và phức hợp thông trước
ĐM não trước là nhánh nhỏ hơn trong hai nhánh tận của ĐM cảnh trong. Xuất phát ở đầu trong của khe Sylvian nằm ngoài giao thoa thị và dưới chất thủng trước. Nó đi hướng trước trong dây TK thị, giao thoa thị và dưới trong dải khứu để đi vào khe liên bán cầu. Gần chỗ vào khe liên bán cầu, nó nối với ĐM não trước bên đối diện bởi ĐM thơng trước, phía trước lá tận cùng để vào khe dọc giữa hai bán cầu đại não.
Phần gần đi từ nguyên ủy của động mạch não trước đến động mạch thông trước, tạo thành đoạn A1. Phần xa là đoạn sau ĐM thông trước bao gồm đoạn A2 (dưới chai), A3 (trước chai), A4 (trên chai) và A5 (sau chai).
Phức hợp động mạch thông trước gồm đoạn xa A1 hai bên, đoạn gần A2 hai bên và các động mạch thông trước thường liên quan đến những u màng não củ yên lớn. Phức hợp này thường bị u đẩy lên trên ra sau cùng hướng với giao thoa thị và hoặc bị u bao quanh.
Động mạch quặt ngược
Động mạch quặt ngược Heubner được mô tả lần đầu tiên bởi bác sĩ nhi khoa người Đức Johann Otto Leonhard Heubner (1872). Ban đầu có tên là động mạch Heubner (1909) sau đó có tên gọi phổ biến như hiện tại là động mạch quặt ngược Heubner do Joseph Shellshear, một nhà giải phẫu học ở bệnh viện St. Bartholomew Luân Đôn, đặt ra. Động mạch quặt ngược Heubner là nhánh lớn nhất trong các nhánh xuyên trong của động mạch đậu vân (lenticulostriate arteries) xuất phát từ động mạch não trước (anterior cerebral artery). Động mạch quặt ngược Heubner xuất phát từ đoạn A2
(47,8%), chỗ nối giữa động mạch thông trước và động mạch não trước (43,4%), hoặc đoạn A1 (3,55%). Động mạch quặt ngược Heubner sau khi xuất phát từ động mạch não trước sẽ chạy ngược lại song song với đoạn A1 hướng về đầu nhân đuôi cung cấp máu cho các vùng: đầu nhân đuôi (head of the caudate nucleus), phần trong của cầu nhạt (globus pallidus), chi trước của bao trong (internal capsule), phần trước của hạ đồi (hypothalamus). Tổn thương động mạch quặt ngược Heubner có thể dẫn đến liệt nữa người đối bên, rối loạn vận ngôn, múa vờn-quay, thay đổi hành vi, nói khó nếu tổn thương động mạch bên trái.[41]
Các nhánh xuyên thấp
ĐM não trước đoạn A1, A2 và thơng trước cho nhiều nhánh xun thấp. Trung bình có 8 nhánh xun thấp (dao động từ 2-15) không bao gồm ĐM Heubner. Nửa thành ngoài A1 cho ra nhiều nhánh xuyên hơn nửa trong.
ĐM não trước đoạn A1 có nhiều nhánh xuyên nhất cung cấp máu cho giao thoa thị, phía trước não thất III vùng dưới đồi. Một số ít trường hợp cấp máu cho nhân đuôi và nhân cầu nhạt. Ngược lại, ĐM Heubner cấp máu chủ yếu cho nhân đuôi và phần bao trong lân cận, phần nhỏ vùng dưới đồi. ĐM thông trước cho các nhánh xuyên tận cùng ở mặt trên giao thoa thị trong vùng đồi thị trước. Như vâỵ, dây thần kinh thị và giao thoa thị nhận máu nuôi chủ yếu từ động mạch não trước đoạn A1 và phức hợp thông trước.
Động mạch mắt
ĐM mắt là nhánh đầu tiên của ĐM cảnh trong sau đoạn trong xoang hang. Nơi xuất phát và chỗ đi vào ống thị đều ở dưới dây thần kinh thị. ĐM mắt xuất phát từ phần trên xoang hang trong đa số các trường hợp, nhưng nó cịn có thể xuất phát từ đoạn trong xoang hang hoặc khơng có ĐM mắt trong vài trường hợp [12], [13].