“Nguồn: Nguyễn Quang Quyền, 1997” [13]
Tuyến yên kiểm sốt một nhóm các chức năng sinh lý và sinh hóa khác nhau bằng 8 kích thích tố:
Thùy trước sản xuất và phóng thích 6 loại kích thích tố từ 5 loại tế bào:
Tế bào Somatotrophs: tiết GH (kích thích tố phát triển cơ thể)
Tế bào Corticotrophs: tiết ACTH (kích thích tố hướng vỏ thượng thận)
Tế bào Gonadotrophs: tiết FSH (kích thích tố kích thích nang trứng) LH (kích thích tố tạo hồng thể)
Tế bào Lactotrophs: tiết PRL (kích thích tố kích thích tuyến vú) Thùy sau sản xuất 2 kích thích tố:
ADH: Kích thích tố chống bài niệu
Oxytocin: Kích thích tố gây co cơ trơn tử cung và tuyến vú
Sự bài tiết các kích thích tố này được điều chỉnh bởi vùng dưới đồi và tác động ức chế ngược của các kích thích tố các tuyến đích. Vùng dưới đồi nối với tuyến yên bằng cuống tuyến yên. Các kích thích tố của vùng dưới đồi tới thùy trước theo đường tĩnh mạch cửa ngang qua cuống tuyến yên [7], [13]. Tuyến yên tương quan vị trí giải phẫu ở phía dưới và sau u màng não củ yên. Do tuyến yên nằm dưới hoành yên nên thường u màng não củ yên ngăn cách với tuyến yên bởi một lớp màng cứng do đó ít khi tổn thương tuyến n trong quá trình phẫu thuật lấy u qua đường mở sọ.
Cuống tuyến yên
Cuống tuyến yên là một dải mảnh nối từ tuyến yên tới dải hạ đồi tuyến yên. Cuống tuyến yên hay phần phễu có kích thước đường kính 2,5mm đến 3 mm và chiều dài 10-15 mm màu hồng có các thớ sợi dọc gồm hai nửa, nửa trước là phần phễu của tuyến tuyến yên, nửa sau là phễu của tuyến yên thần kinh. Đại thể không thể phân biệt được hai nửa của phễu tuyến và phễu thần kinh. Ngồi ra cịn có một lớp màng nhện bao bọc quanh cuống tuyến yên nối tuyến yên với dải hạ đồi
Cuống tuyến n có vị trí tương quan phía sau u màng não củ yên. Do nằm phía sau nên cuống tuyến yên thường được thấy sau cùng khi bóc tách và lấy u. Cuống tuyến n có thể bị đẩy lệch về một phía ngược bên với khối u.
Khác với tuyến yên, cuống tuyến yên bị u màng não củ yên liên quan trực tiếp và chỉ ngăn cách bởi một lớp màng nhện nên có thể bị tổn thương khi bóc tách u. Mặc dù chỉ được ngăn cách bởi lớp màng nhện nhưng lớp màng nhện khá dày (màng Liliquist) nên thường ít bị dính chặt, điều này thuận lợi cho q trình bóc tách u ra khỏi cuống tuyến yên và bảo tồn cuống tuyến yên.
1.5 Tổng quan điều trị u màng não củ yên
Do tính phức tạp của các cấu trúc thần kinh và nội tiết quan trọng vùng hố yên và trên yên, cho nên để điều trị và phục hồi chức năng các cấu trúc này thì phẫu thuật lấy u là phương pháp điều trị chủ yếu. Khi chức năng thần kinh thị bị tổn thương thì khơng có phương pháp điều trị nào tốt hơn là phẫu thuật để giải quyết vấn đề u chèn ép lên thần kinh thị. Các phương pháp điều trị khác như như xạ trị, xạ phẫu không phải là lựa chọn điều trị loại u này trong trường hợp u đã chèn ép phức hợp thần kinh thị. Vai trò của xạ trị, xạ phẫu là điều trị hỗ trợ do việc phẫu thuật lấy u. [101],[108]
1.5.1 Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật
Đối với u màng não củ yên, phẫu thuật có nhiều đường mổ mở sọ để tiếp cận, chủ yếu tùy thuộc vào kích thước của u, trang thiết bị phẫu thuật và đặc biệt tùy thuộc vào kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Hiện nay trên thế giới có các đường mở sọ tiếp cận sau:
Đường mổ mở sọ dưới trán một bên (Unilateral Subfrontal Craniotomy)
Đường mổ mở sọ dưới trán hai bên (Bilateral Subfrontal Craniotomy).
Đường mổ mở sọ qua đường thóp bên trước (Pterion Approach).
Đường mổ lỗ khóa trên ổ mắt (supraorbital keyhole approach)
Đường mổ nội soi trong mũi xuyên xoang bướm (endonasal transphenoidal approach).
Bốn đường mổ mở sọ kinh điển được nhiều tác giả lựa là: đường mở sọ dưới trán một bên, đường mở sọ dưới trán hai bên, đường mở sọ thóp bên trước (Pterion). Hai đường tiếp cận trong phẫu thuật xâm lấn tối thiểu đã và đang được nhiều tác giả nghiên cứu áp dụng trong những năm gần đây là đường mở sọ lỗ khoá trên ổ mắt và nội soi trong mũi xuyên xương bướm.
Tùy vào đặc điểm giải phẫu, kích thước u, điều kiện về trang thiết bị và kinh nghiệm phẫu thuật viên mà các đường mổ được lựa chọn để lấy u thuận lợi nhất, phục hồi chức năng thần kinh tốt nhất và ít gây biến chứng cũng như tử vong.
1.5.1.1 Đường mổ mở sọ dưới trán một bên