CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU BẢO HIỂM
2.3.1. Các chiến lược quản trị rủi ro.
Quản trị rủi ro là nhằm tìm ra cách quản lý tốt hơn các rủi ro và hạn chế nó, nhất là các nguy cơ tiềm ẩn, từ đó có sự chuẩn bị thích hợp để hạn chế những rủi ro xảy ra ở mức thấp nhất.Theo Ramasubramanian (2012), trong sản xuất nông nghiệp, những nông hộ thường quản lý các rủi ro bằng các biện pháp như đa dạng hoá cây trồng, tổ chức bao đê, thuỷ lợi hoặc làm các cơng việc khác để có thu nhập thêm ngồi nơng nghiệp nếu như họ cảm thấy chi tiền cho các hoạt động này có hiệu quả hơn mua bảo hiểm nơng nghiệp. Ngồi ra, những nơng hộ nào có tham gia vào các tổ chức xã hội ở địa phương, các tổ chức cho vay tiết kiệm,...cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng mua bảo hiểm của họ (Clarke, 2011).
2.3.3. Những nhân tố khác ảnh hưởng đến WTJ và WTP.
Khi đứng trước những lựa chọn về việc có tham gia mua bảo hiểm hay không?Những nơng hộ thường xem xét những khả năng có thể xảy ra thiệt hại để đưa ra quyết định tham gia mua bảo hiểm nhằm tối đa hóa phúc lợi của mình (Phạm Lê Thơng, 2013). Đồng thời trong nghiên cứu về giá sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa theo chỉ số năng suất được thực hiện ở tỉnh Đồng Tháp của Trang (2013) cũng cho kết quả tương tự là những nông hộ nào từng bị ảnh hưởng ngập lũ lớn trong quá khứ sẽ tăng khả năng tham gia mua bảo hiểm cây lúa.
Những nơng hộ có nhu cầu mua BHNN khi họ có nguy cơ đối diện với rủi ro cao trong SXNN, những rủi ro này xuất phát từ thời tiết, khu vực; khi những nông hộ đã lựa chọn mua bảo hiểm rồi thì có thể sẽ khơng chăm sóc tốt cây trồng và tìm giải pháp né tránh các rủi ro như khi họ không mua bảo hiểm (Quiggin và cộng sự, 1993).Đồng thời, trong nghiên cứu khoa học của Trang (2013) cũng đã chỉ ra rằng những nông hộ cho rằng năng suất thấp hơn năng suất trung bình của xã sẽ cho kết quả tích cực trong việc tham gia mua bảo hiểm của nông hộ.
Quyết định mua bảo hiểm của nông hộ phụ thuộc vào nhận thức xảy ra, những kinh nghiệm trong quá khứ về qui mô, thông tin hậu quả có thể xảy ra (Zweifel & Eisen, 2012).
Có sự tương quan giữa sự hiểu biết về sản phẩm BHNN và mong muốn tham gia bảo hiểm của nông hộ. Khi những nông hộ nhận thấy những mất mát tiềm năngảnh hưởng càng lớn đến thu nhập, tài sản thì càng ảnh hưởng lớn đến quyết định tham gia mua BHNN (Path và cộng sự, 2010).
Ở các nước đang phát triển, những nơng hộ có mức thu nhập thấp lại sẵn sàng đầu tư một phần chi phí để chống lại các rủi ro vì nó có thể ảnh hưởng lớn đến tài sản, thu nhập của họ (Smith & Watts, 2009).
Kết quả nghiên cứu của Vandeveer (2001) về cầu đối với bảo hiểm mùa vụ trồng vảicủa nông dân ở miền Bắc Việt Nam chỉ ra rằng: những nơng hộ có thu
nhập cao và những nông hộ đã từng bị mất mùa trong sản xuất sẵn lòng tham gia mua bảo hiểm nhiều hơn.Trong khi đó, các yếu tố về đặc điểm cá nhân, đặc điểm nông hộ ít có ảnh hưởng đến quyết định tham gia mua bảo hiểm.
Trong nghiên cứu của Christiaensen & Sarris (2007) về nhu cầu bảo hiểm hạt điều và cà phê của nông hộ ở Tanzania cho kết quả là tỷ trọng của thu nhập từ các loại cây trồng này trong tổng thu nhập của nông hộ biến đổi cùng chiều với khả năng tham gia mua bảo hiểm.
Những nơng hộ có tham gia các tổ chức xã hội ở địa phương, các tổ chức cho vay tiết kiệm cũng có ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm (Clarke, 2011).
Nhưng theoRamasubramanian (2012) thì yếu tố tiền tiết kiệm, khả năng vay mượn và thu nhập khác ngồi thu nhập từ nơng nghiệp cũng có ý nghĩa thống kê cao ảnh hưởng đến việc tham gia mua bảo hiểm.
Theo Dercon và cộng sự (2008), đối với những nông hộ ở các nước đang phát triển thì sự hiểu biết và tin tưởng về các sản phẩm mới (sản phẩm BHNN theo chỉ số) có thể làm hạn chế mức độ mua bảo hiểm của nông hộ, nhưng khi sự hiểu biết về công ty bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm sẽ làm gia tăng sự tham gia mua bảo hiểm; và cũng trong nghiên cứu của Patt và cộng sự (2010) có mối tương quan giữa mong muốn mua bảo hiểm với mức độ hiểu biết sản phẩm bảo hiểm.
Theo Trang (2013), dựa trên những nghiên cứu của Binswanger-Mkhize (2012), Clarke & Kalani (2011), Smith & Watts (2009) cho rằng: những nơng hộ xem xét tính hiệu quả, chi phí, lợi ích, chiến lược sẵn có của chiến lược quản trị rủi ro (như tiết kiệm, vay, ký kết với các công ty NN, tham gia các tổ chức xã hội,…) so với việc mua BH, sau đó nơng hộ mới quyết định đến việc sẵn sàng chi trả mức phí BH.
Trong nghiên cứu của Ramasubramanian (2012), ông chỉ ra rằng các yếu tố về kinh tế - xã hội, qui mơ diện tích đất, thái độ với rủi ro, tính năng của sản phẩm ảnh hưởng đáng kể đến WTJ. Trong đó, diện tích đất là một yếu tố quan trọng cho việc phân tích sẵn lịng chi trả cho bảo hiểm cây trồng ở Ấn Độ. Đồng thời, ông
cũng cho rằng nếu nông hộ trồng nhiều hơn 1 loại cây trồng sẽ làm tăng khả năng sẵn sàng lên 18,6%.
Từ những nghiên cứu của Clarke (2011), Phạm Lê Thông (2013), Path và cộng sự (2010), Quiggin và cộng sự (1993), Ramasubramanian (2012), Smith và Watts (2009), Trang (2013), Vandeveer (2001), Zweifel và Eisen (2012) ở trên, đề xuất mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia mua bảo hiểm của nơng hộ như sau:
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất WTJ
Trong đó:
- WTJ: Sẵn sàng tham gia mua bảo hiểm.
- inufarm2:= 1 nếu ruộng có bị ngập lớn như năm 2000, = 0 ngược lại.
- natural20: Biến liên tục: khả năng xảy ra thiên tai/dịch bệnh làm mất mùa.
- Rineutral: =1 bàng quan với rủi ro nhưng ghét mất mát, =0 ngược lại.
- buyagri51: =1 đã từng ứng phó rủi ro bằng mua BHNN, =0 ngược lại.
- riceinsurance: =1 có mua BH cây lúa, =0 ngược lại.
- socialnet: Biến liên tục: Tham gia các tổ chức xã hội.
inufarm2 natural20 Rineutral
riceinsurance
WTJ
socialnet higherpro income mitigation1 buyagri51
- higherpro: =1 nghĩ năng suất cao hơn các hộ khác, =0 ngược lại.
- income: Biến liên tục: Thu nhập của nông hộ.
- mitigation1: Hộ có biện pháp đối phó lũ lớn khơng.
Từ những tổng quan lý thuyết ở trên có ảnh hưởng đến giá sẵn lịng trả của nông hộ như: rủi ro, thu nhập ngoài trồng lúa, sử dụng các biện pháp đối phó rủi ro trong sản xuất nông nghiệp (như tiết kiệm, ký kết với công ty vật tư nông nghiệp), sản xuất 3 vụ sẽ gặp rủi ro hơn 2 vụ, thu nhập có ảnh hưởng đến giá sẵn lòng trả mua bảo hiểm và sự hiểu biết của nông hộ về sản phẩm bảo hiểm theo chỉ số năng suất; cùng với mơ hình nghiên cứu trước đã thực hiện về giá sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa ở Đồng Tháp của Trang (2013) gồm có 7 biến độc lập. Đồng thời, trong kết quả nghiên cứu của Ramasubramanian (2012), ông chỉ ra rằng diện tích đất là một yếu tố quan trọng cho việc phân tích sẵn lịng chi trả cho bảo hiểm cây trồng ở Ấn Độ. Từ đó, tơi xuất mơ hình nghiên cứu bao gồm 8 biến độc lập có ảnh hưởng đến giá sẵn lịng trả (WTP) như sau:
Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu WTP trong đề tài
risk2 nomfarm save51 contactco51
WTP
Trong đó:
- WTP: Giá sẵn lòng trả
- risk2: Mức độ chấp nhận rủi ro của nơng hộ.
- nomfarm: =1 có hoạt động ngoài trồng lúa, =0 ngược lại.
- save51: =1 nếu từng tiết kiệm để ứng phó rủi ro, =0 ngược lại.
- contactco51: =1 có ký kết với cơng ty nông nghiệp, =0 ngược lại.
- seasons: =1 sản xuất 2 vụ lúa/năm, =0 ngoài ra.
- income: Biến liên tục: thu nhập của nông hộ.
- knowledge: Mức độ hiểu biết về BH.
- landrice: Diện tích đất lúa.
Biến độc lập
(Xi) Mô tả biến
Dấu kỳ vọng
Answer1 Biến liên tục: Câu trả lời ở mức giá khởi điểm - Answer2 Biến liên tục: Câu trả lời ở mức giá lần thứ 2 -
Bid1 Biến liên tục: Mức giá khởi điểm -
Bid2 Biến liên tục: Mức giá lần thứ 2 -
Buyagri51 Biến giả: =1 nếu đã từng ứng phó rủi ro bằng mua BHNN, =0 ngược lại
+
Contactco51 Biến giả: =1 nếu đã từng ứng phó rủi ro bằng ký kết với công ty nông nghiệp, =0 ngược lại.
-
Higherpro Biến giả:nghĩ rằngnăngsuất cao hơn người khác = 1, ngược lại =0
-
Income Biến liêntục: Thunhậpcủahộ (triệu/năm) + Insured Biến giả: nếu đã từngmuaBH = 1 , ngượclại 0 + Inufarm2 Biến giả: nếuruộngbị ngậplớnnhư năm2000 =1, ngược lại= 0 + knowledge Biến liên tục: mức độ hiểu biết về sản phẩm bảo hiểm + Landrice Biến liêntục: diệntích đấttrồnglúa(cơng= 1000m2) -
Biến độc lập
(Xi) Mô tả biến
Dấu kỳ vọng
Mitigation1 Có biện pháp ứng phó lũ lớn khơng? = 1 khơng; = 2 có; = 3 có, nhưng chỉ chuẩn bị khi có lũ lớn xảy ra.
+
Natural20 Biến liên tục: khả năng xảy ra thiên tai, dịch bệnh làm mất mùa
+
Nonfarm Biến giả: nếucó hoạt độngngồinn =1 ,ngượclại = 0 - riceinsurance Biến giả: nếu hộ có mua bảo hiểm cây lúa = 1, ngược lại = 0 + Risk2 Biến liên tục: mức độ chấp nhận rủi ro của nông hộ - Rineutral Biến giả: bàng quan với rủi ro = 1, ngược lại = 0 + seasons Biến giả: sản xuất 2 vụ/năm = 1, sản xuất 3 vụ/năm = 0 - Save51 Biến giả: nếu đã từng tiết kiệm để ứng phó =1, ngược lại = 0 - Socialnet Biến liên tục: tham gia các tổ chức xã hội +
Tóm lược Chương 2: Sử dụng lý thuyết về lựa chọn bất lợi và rủi ro trong
đạo đức để tìm kiếm những nhận định ban đầu về rủi ro trong SXNN. Tổng quan những nghiên cứu trước về việc xem xét những nơng hộ có chấp nhận tốn phí mua BH để đánh đổi việc giảm thiểu những rủi ro gặp phải trong SXNN như sâu bệnh, ngập lụt, giông bão, hạn hán,… hay không phụ thuộc vào thái độ nhận thức của họ. Xác định ban đầu các nhân tố ảnh hưởng đến WTJ, WTP.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài.Trong đó trình bày các phương pháp sử dụng cho việc phân tích mơ hình giá sẵn lịng trả và các bước phân tích dữ liệu.
3.1. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGẪU NHIÊN
Giá sẵn lòng trả (WTP) cho một sản phẩm là số tiền mà một cá nhân hoặc hộ gia đình sẵn sàng chi trả để mua các sản phẩm hoặc chi tiêu của mình, để xác định WTP người ta thường sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method - CVM) (Ramasubramanian, 2012).
CVM là phương pháp xác định giá trị của một lợi ích thơng qua bảng câu hỏi trực tiếp “Bạn sẵn lịng trả bao nhiêu để có được sản phẩm/dịch vụ?” và một số câu hỏi khác có liên quan trong quá trình thu thập số liệu. Phương pháp đánh giá này bỏ qua thông tin thị trường mà tiến hành phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình để xác định giá trị sản phẩm/dịch vụ.Từ đó tiến hành xử lý dữ liệu để tìm ra mức sẵn lịng trả (WTP) trung bình và có bao nhiêu người được thụ hưởng sẽ tính ra tổng giá trị sản phẩm/dịch vụ.Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) này biểu thị sự ưu thích, trong đó một tình huống giả định đặt ra cho các đối tượng được phỏng vấn về các tính năng, đặc điểm của các sản phẩm/dịch vụ là rất cần thiết khi mà thơng tin về giá sẵn lịng trả khơng có sẵn trên thị trường.Phương pháp này địi hỏi phải có bảng câu hỏi về đánh giá ngẫu nhiên (CV) và đề tài này tôi sử dụng bảng câu hỏi CV cho việc xác định WTP của sản phẩm bảo hiểm cây lúa, phương pháp này được nhiều tác giả trong và ngoài nước sử dụng như Ramasubramanian (2012), Trang (2013).
3.2. XÂY DỰNG BẢNG CÂU HỎI DỮ LIỆU KHOẢNG TRONG XÁC ĐỊNH GIÁ SẴN LÒNG TRẢ (WTP).
Trong cuộc điều tra phỏng vấn CV, người được phỏng vấn có thể biết về bảo hiểm theo chỉ số năng suất hoặc có thể khơng hiểu biết, nên cần thiết phải thiết kế bảng câu hỏi đơn giản và dễ hiểu dựa trên lý thuyết về bảo hiểm theo chỉ số năng suất (Ramasubramanian, 2012) và trong khi phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ giải thích cơ chế cung cấp bảo hiểm, thanh tốn cho người được phỏng vấn hiểu.
Theo website: www.snvworld.org, người mua bảo hiểm năng suất cây lúa sẽ được bồi thường khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra nhưng không dựa vào mức thiệt hại về năng suất ruộng lúa của nông hộ mua bảo hiểm mà dựa vào năng suất bình quân của cả xã. Năng suất bình quân thực tế của xã thấp hơn 90% so với năng suất trung bình của xã trong 3 mùa vụ tương ứng gần nhất khi đó người mua bảo hiểm sẽ được bồi thường, mặc dù những nơng hộ mua bảo hiểm có bị thiệt hại hoặc khơng thiệt hại so với mức sụt giảm chung của cả xã.
Bảng câu hỏi sẽ được đặt ra phỏng vấn trực tiếp những nông hộvề bảo hiểm cây lúa gồm 6 nhóm chính:
(i) Các câu hỏi có liên quan đến đặc điểm kinh tế - xã hội của nông hộ; (ii) Các câu hỏi về kinh nghiệm đối phó với những rủi ro từng trải trong
canh tác lúa của nông hộ và chiến lược quản trị;
(iii) Những kiến thức và sự nhận biết của nông hộ trong các rủi ro canh tác;
(iv) Những kinh nghiệm trong việc sử dụng bảo hiểm (nếu có); (v) Một số câu hỏi về nhận thức các rủi ro cơ bản của nông hộ;
(vi) Các câu hỏi về giá sẵn lịng trả (WTP) của nơng hộ về mua bảo hiểm. Những nông hộ được phỏng vấn (được gọi tắt là đáp viên) sẽ được đặt câu hỏi giả định là nếu có sản phẩm bảo hiểm cây lúa trên thị trường thì họ sẵn sàng trả bao nhiêu để có được sản phẩm đó? Khi đó dạng câu hỏi tương tác (Interactive Bidding - IB) được đặt ra; theo đó, phương pháp này thì người phịng vấn sẽ đưa ra
một mức giá cụ thể vả hỏi xem đáp viên trả lời có sẵn sàng chấp nhận mức giá đó hay khơng?Nếu đáp viên trả lời là có thì giá tiền đưa ra tiếp theo sẽ cao hơn mức giá khởi điểm và quy trình thực hiện này sẽ diễn ra cho đến khi đáp viên trả lời không chấp nhận; ngược lại, nếu ngay từ đầu đáp viên trả lời không chấp nhận mức giá khởi điểm ban đầu thì mức giá thứ 2 thấp hơn sẽ được đưa ra và quy trình này cũng sẽ diễn ra tương tự cho đến khi đáp viên trả lời chấp nhận. Ưu điểm của phương pháp IB này là có thể ước lượng chính xác WTP nhưng nó có thể có sự chênh lệch lớn về khoảng cách WTP, sai lệch do chọn mức giá khởi điểm hoặc sai lệch giả thuyết.
Hình 3.1: Kịch bản phương pháp Bidding.
WTJ
Khơng Có
WTP giá khởi điểm
Khơng Có
WTP giá cao hơn
Có Khơng
WTP giá cuối cùng là giá đầu tiên được hỏi WTP giá cuối cùng là
mức giá thứ hai được hỏi
WTP giá thấp hơn
Có Khơng
WTP giá cuối cùng là mức giá thấp hơn ở lần trả thứ hai
Hỏi trực tiếp mức giá là bao nhiêu
Trong quá trình thiết kế bảng câu hỏi sao cho WTP gần sát thực tế, thì có nhiều buổi phỏng vấn nhỏ và chuyên sâu với nhiều đối tượng có liên quan, thảo luận nhóm, phỏng vấn thử. Có buổi phỏng vấn với đại diện của hai Công ty bảo hiểm Bảo Việt (đang thực hiện thí điểm bảo hiểm cây lúa ở Đồng Tháp), theo đại diện của cơng ty này thì giá bán sản phẩm bảo hiểm khoảng 37.000 đồng/công
ruộng (1 công ruộng tương đương 1.000 m2) và mức giá bán được cho là hồ vốn là 20.000 đồng/cơng. Việc thực hiện thí điểm bảo hiểm cây lúa ở Tân Hồng, Châu Phú được Chính phủ và Cơng ty Bảo vệ thực vật An Giang hỗ trợ một phần và người dân chỉ trả khoảng 14.000 đồng/công.
Đồng thời, cũng tiến hành phỏng vấn với các chuyên gia nông nghiệp của huyện, lãnh đạo địa phương và một số cuộc phỏng vấn thử để điều chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp hơn.Từ việc tham khảo mức phí BH từ cơng ty và những chính sách hỗ trợ của Chính phủ từ đó đề ra 4 mức giá khởi điểm là 15.000, 20.000, 30.000, 45.000 (VNĐ).
Dựa vào những thông tin trên, kịch bản của bảng câu hỏi theo phương pháp double-bounded dichotomous choice được hình thành như sau:
Bảng 3.1.Bảng câu hỏi Bidding Game.