CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
MẪU
3.4.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Theo Tú và cộng sự (2012), An Giang là một tỉnh trong vùng ĐBSCL thường bị ảnh hưởng lũ và là một trong những tỉnh đầu nguồn sông Mê Kông, khi nước lũ từ thượng nguồn đổ xuống cùng với lượng nước mưa nên thường gây ngập lụt và gây khơng ít khó khăn cho hoạt động sản xuất của nông hộ, nhất là sản xuất lúa vụ Hè Thu và vụ Thu Đơng. Theo chương trình thí điểm BH cây lúa của tỉnh An Giang (theo Quyết định 315/QĐ-TTg), thì Châu Phú là một trong 3 huyện của tỉnh thực hiểm thí điểm BH cây lúa.
Theo báo cáo quy hoạch của huyện Châu Phú:
- Châu Phú nằm ở hạ lưu sông Mê Kông,ở trong vùng trung tâm tỉnh An Giang và nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên ở phía Tây sơng Hậu; cóđất đai phì nhiêu và hầu hết thuộc loại đất phù sa trẻ thích hợp trồng lúa và có hệ thống sơng ngịi chằng chịt; có nhiệt độ trung bình 27,70C; có 02 mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 11 và lượng mưa tập trung lớn nhất từ tháng 7 đến tháng 10.
- Năm 2008, huyện có 13 xã, thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiện 45.100,76 ha (theo website huyện thì năm 2013 diện tích của huyện là 42.587 ha), trong đó đất trồng lúa 38.591,38 ha, chiếm đến 85,6% diện tích đất tự nhiên và chiếm 96,1% diện tích đất nơng nghiệp (theo số liệu thống kê huyện).
- Năm 2009 (theo số liệu báo cáo quy hoạch của huyện) dân số huyện 245.816 người (theo website của huyện thì dân số năm 2013 là 239.062 người), trong đó số lao động làm việc trong ngành nông nghiệp chiếm 78,7% trong tổng dân số trong độ tuổi lao động và thu nhập bình quân/người của huyện 17 triệu đồng/năm; khu vực 1 (nơng lâm ngư nghiệp) đóng góp vào tổng thu nhập của toàn huyện chiếm đến 45,4% năm 2009.
- Cây lương thực (chủ yếu là cây lúa) chiếm tỷ trọng lớn trong ngành trồng trọt và diện tích lúa gieo trồng tăng khá nhanh trong giai đoạn 2006-2010 (tăng 17.614 ha), chủ yếu tăng diện tích lúa vụ Thu Đơng do việc tổ chức đê bao chống lũ tập trung triệt đểở 4 xã trong huyện và năng suất lúa cũng tăng khá nhanh từ 5,4 tấn/ha (năm 2000) tăng lên 6,5 tấn/ha (năm 2010); việc tăng diện tích, năng suất lúa trong thời gian qua chủ yếu do huyện khơng ngừng đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu giống lúa theo hướng nâng cao chất lượng, tôn cao đê bao kết hợp giao thông nông thôn để bảo vệ sản xuất và mở rộng lúa vụ 3.
- Bên cạnh những kết quả tích cực trong thời gian qua, sản xuất lúa của huyện cũng cịn gặp nhiều khó khăn như cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu, sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên, sản xuất cịn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, phân tán, mơ hình hợp tác chưa phát triển mạnh.
3.4.2. Chọn mẫu
Dữ liệu sơ cấp này được trích xuất từ bộ dữ liệu trong nghiên cứu của nghiên cứu sinh Phùng Thanh Bình, giảng viên của Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, với sự cung cấp và cho phép của thầy Phùng Thanh Bình.
Với việc lựa chọn mẫu là những tỉnh trong vùng ĐBSCL, có tỷ lệ trồng lúa cao và có thực hiện thí điểm BH cây lúa.Phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là chọn tỉnh An Giang, vì là một trong hai tỉnh được chọn thực hiện thí điểm bảo hiểm cây lúa trong vùng ĐBSCL, giai đoạn thứ hai là chọn huyện Châu Phú có dân số 239 nghìn người được tiến hành điều tra với kích thước mẫu được chọn là 169 mẫu, trong số mẫu đó sẽ có những hộ có tham gia thí điểm BH cây lúa hoặc khơng có.
Q trình thu thập số liệu được thực hiện như sau:
- Căn cứ vào tổng quan lý thuyết và mơ hình đề xuất nghiên cứu, hình thành bảng câu hỏi phỏng vấn (đính kèm phụ lục).
- Tiến hành tham khảo các chuyên gia và phỏng vấn thử (phỏng vấn nhóm), sau đó so sánh xem mức độ phù hợp giữa lý thuyết và thực tế rồi điều chỉnh lý thuyết, bảng câu hỏi phỏng vấn sao cho phù hợp với tình hình của địa phương.
- Tiếp theo sẽ tiến hành phỏng vấn thu thập số liệu chính thức.Q trình thu thập số liệu dự kiến sẽ thực hiện theo bốc thăm ngẫu nhiên trúng hộ nào sẽ thực hiện phỏng vấn hộ đó, nhưng theo lời khuyên từ lãnh đạo địa phương thì việc phỏng vấn như vậy sẽ gặp khó khăn, vì những nơng hộ ở đây có thời gian sinh hoạt khác nhau và một số đi làm xa khơng có nhà nên khơng chắc chắn họ có nhà để trả lời phỏng vấn, đặc biệt là họ ít khi trả lời hoặc trả lời với thái độ thờ ơ với người lạ khi khơng có sự giám sát hoặc giới thiệu của lãnh đạo địa phương. Do đó, việc khảo sát sẽ được tiến hành theo cụm trong tổ và mẫu đại diện do các Trưởng Ấp giới thiệu.
- Sau khi thu thập số liệu xong sẽ mã hóa bộ dữ liệu. - Tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu.
Tóm lược Chương 3: Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để
xác định giá sẵn lòng trả (WTP) thông qua bảng câu hỏi trực tiếp những nông hộ về BH cây lúa gồm 6 nhóm chính. Dạng câu hỏi tương tác IB được đặt ra để ước lượng WTP. Trong việc tham khảo các chuyên gia thì mức giá bán sản phẩm BH
cây lúa khoảng 37.000 đồng/công ruộng và căn cứ vào mức hỗ trợ của Chính phủ từ đó đề ra 4 mức giá khởi điểm là 15.000, 20.000, 30.000 và 45.000 VNĐ. Về xây dựng mơ hình WTP có dạng 0 ≤ WTP = WTP(Y, P, X, Q0, Q1) ≤ Y. Trong nghiên cứu này tơi sử dụng mơ hình biến nhị phân với 2 lựa chọn WTJi* = αX’i + бi (бi là sai số ngẫu nhiên); WTJ = 1 (có tham gia) nếu WTJi*> 0 và WTJ = 0 (khơng có tham gia) nếu WTJi*< 0. Trong ứng dụng Stata xử lý dữ liệu CV thì tơi thực hiện theo hướng dẫn của Alejandro López – Feldman với 4 thường hợp. Trong đó có tạo ra câu lệnh: doubleb trong Stata để ước tính và . Số mẫu được sử dụng trong đề tài là 169 mẫu. An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Mê Kông thường bị ảnh hưởng lũ; trong đó Châu Phú là một huyện của An Giang nằm ở hạ lưu sơng Mê Kơng; Huyện có 13 xã với dân số 239.062 người, có diện tích đất lúa 38.591,38 ha (chiếm 85,6% diện tích đất tự nhiên và 96,1% diện tích đất NN).