3.1.1 Quan điểm hoàn thiện
Phù hợp với môi trường pháp lý và đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam : BCTCHN là công cụ truyền tải thơng tin cần thiết về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của một tập đồn, do vậy những thơng tin trình bày trên BCTCHN phải đầy đủ, trung thực, hợp lý và gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp. BCTCHN được lập phải chính xác, đồng thời phải phù hợp với các quy định của luật kế toán, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành.
Hướng tới sự phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế : theo xu hướng tồn cầu hóa các tập đồn kinh tế lớn không chỉ phát triển giới hạn ở phạm vi trong nước mà còn vươn ra tầm thế giới, do đó những quy định lập và trình bày BCTCHN phải thường xuyên được cập nhật để đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn và phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới bởi vì, đối tượng sử dụng BCTCHN không chỉ giới hạn ở các nhà đầu tư trong nước mà cịn ở nước ngồi.
Đảm bảo tính hợp lý và trung thực của thông tin : lập BCTCHN là vấn đề phức tạp trong đó phương pháp xử lý nghiệp vụ có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác và trung thực của thơng tin trình bày trên BCTCHN. Do đó khi lập BCTCHN cần phải chú ý đến kỹ thuật tính tốn cũng như phương pháp xử lý nghiệp vụ để thơng tin trình bày trên BCTCHN được chính xác, trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.
3.1.2 Ngun tắc hồn thiện
Nguyên tắc đồng bộ : BCTCHN là BCTC tổng hợp của nhiều BCTC riêng của các cơng ty trong tập đồn, vì vậy khi hồn thiện BCTCHN cần phải thực hiện đồng bộ cho tất cả các báo cáo từ nội dung hợp nhất, trình tự hợp nhất cũng
như phương pháp điều chỉnh để hợp nhất. Nguyên tắc đồng bộ phải được thực hiện đồng thời từ khâu soạn thảo chuẩn mực kế toán đến khâu thực hiện lập BCTC hợp nhất.
Nguyên tắc thống nhất : Việc thống nhất về chính sách kế tốn, kỳ kế tốn, các ước tính kế tốn và các khoản mục trong cơng tác kế tốn nội bộ là vơ cùng quan trọng vì, BCTCHN liên quan đến kế tốn của tất cả các đơn vị trong tập đoàn. Do vậy để đảm bảo tính hợp lý của thơng tin và xử lý thơng tin hợp nhất được thuận lợi thì việc áp dụng các chính sách kế tốn thống nhất cho các cơng ty trong nội bộ tập đoàn là điều cần thiết.
Ngun tắc tuần tự : mơ hình cơng ty mẹ, cơng ty con là mơ hình mới được phát triển tại Việt Nam trong những năm gần đây, nên cần phải tiếp tục hồn thiện về cơ chế, chính sách hoạt động và cả về mặt quản lý. Việc hoàn thiện chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ, cơng ty con ở trong nước.
3.2 Hồn thiện việc lập và trình bày BCTCHN tại tổng cơng ty Việt Thắng
3.2.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán Phân bổ lại nguồn lực trong bộ máy kế toán
Lập và trình bày BCTCHN là vấn đề phức tạp do đó, địi hỏi người kế toán phụ trách cơng việc hợp nhất BCTC phải có trình độ cao và giàu kinh nghiệm trong việc hợp nhất. Hiện nay, kế tốn tổng hợp tại tổng cơng ty Việt Thắng chịu trách nhiệm lập BCTCHN, bên cạnh đó kế tốn tổng hợp còn kiêm nhiệm thêm các công việc khác như :phụ trách lập BCTC tại tổng công và phụ trách thêm phần hành kế toán tiền gửi ngân hàng.
Đối với phần hành kế toán tiền gửi ngân hàng tại tổng công ty phát sinh nhiều và thường xuyên đi lại để giao dịch với ngân hàng, cộng với kế toán tổng hợp lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lập BCTCHN nên khi bắt tay vào thực hiện cơng việc hợp nhất thì gặp nhều khó khăn phải mất nhiều thời gian nghiên cứu. Việc phân bổ nguồn lực như vậy là chưa khoa học.
Để BCTCHN phản ánh đúng tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của tập đồn thì cần phải phân bổ lại nguồn lực trong bộ máy kế tốn của tổng cơng ty Việt Thắng.
Theo đề xuất của tác giả có hai cách lựa chọn để phân bổ lại nguồn lực trong bộ máy kế tốn của tổng cơng ty Việt Thắng.
Cách 1 : chuyển phần hành kế toán tiền gửi ngân hàng sang cho một kế toán
khác đảm nhiệm. Nhiệm vụ của kế toán tổng hợp, lập BCTC riêng của tổng công ty và lập BCTCHN. Bên cạnh đó, cần phải bồi dưỡng thêm về hợp nhất BCTC cho kế toán tổng hợp.
Theo cách này sẽ giảm tải được cơng việc cho kế tốn tổng hợp đồng thời tạo điều kiện để kế tốn tổng hợp có thêm nhiều thời gian nghiên cứu sâu về BCTCHN vì đây là một vấn đề mới chưa được đưa vào chương trình đào tạo của các trường Đại học trong nước.
Cách 2 : thiết lập một bộ phận kế toán chuyên phụ trách hợp nhất
Theo cách này lập và trình bày BCTCHN do một bộ phận chuyên phụ trách hợp nhất đảm nhiệm. Khi đó bộ phận chuyên phụ trách hợp nhất sẽ thực hiện những công việc cụ thể như sau :
Thu thập số liệu từ kế tốn của cơng ty mẹ và các cơng ty con trong tập đồn
Theo dõi tình hình chi trả cổ tức cho cổ đông thiểu số và theo dõi sự biến động lợi ích của cổ đơng thiểu số.
Theo dõi các giao dịch bán hàng hóa nội bộ phát sinh trong tập đồn, sau đó lập các bút toán điều chỉnh để loại trừ ảnh hưởng của các giao dịch về bán hàng hóa trong nội bộ tập đoàn như bút toán loại trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, bút toán loại trừ lãi, lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ, bút toán loại trừ ảnh hưởng của thuế TNDN hoãn lại đối với phần lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ.
Theo dõi tình hình thanh tốn cơng nợ nội bộ giữa các cơng ty trong tập đồn để lập các bút toàn điều chỉnh loại trừ số dư công nợ nội bộ giữa các cơng ty trong tập đồn.
Theo dõi các giao dịch bán TSCĐ giữa các công ty trong nội bộ tập đồn sau đó, lập các bút toán điều chỉnh để loại trừ ảnh hưởng của việc bán TSCĐ trong nội bộ tập đoàn. Hiện tại, các giao dịch về bán TSCĐ chưa phát sinh tại tổng cơng ty Việt Thắng nhưng các bút tốn điều chỉnh ảnh hưởng của giao dịch bán TSCĐ trong nội bộ tập đoàn khá phức tạp do ảnh hưởng của tiến trình khấu hao.
Theo dõi các khoản đầu tư góp vốn vào cơng ty liên doanh theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
Với cách này thì việc lập BCTCHN phải chấp nhận tốn kém do phải tuyển dụng thêm nhân sự, tuy nhiên độ chính xác cao, đáp ứng được yêu cầu quản lý.
Để BCTCHN phản ánh trung thực, hợp lý cung cấp thơng tin chính xác đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng thì cũng cần sự phối hợp nhiệt tình của những người làm kế tốn tại các cơng ty con, có như vậy việc hợp nhất BCTC mới tiến hành thuận lợi và những thơng tin trình bày trên BCTCHN mới đáng tin cậy.
Quản lý lại về mặt thời gian
Mặc dù tổng cơng ty Việt Thắng đã có quy định về thời gian yêu cầu các công ty con và công ty liên doanh nộp BCTC riêng đúng thời hạn để tiến hành hợp nhất. Tuy nhiên, việc tổng hợp số liệu từ các công ty con và công ty liên doanh luôn chậm trễ làm ảnh hưởng đến thời gian lập BCTCHN tạo bất lợi trong việc sử dụng thông tin hợp nhất để ra quyết sách kinh tế của các cấp lãnh đạo.
Theo đề xuất của tác giả để việc lập BCTCHN được kịp thời kế tốn tại tổng cơng ty phải thống nhất thời gian nộp BCTC, bên cạnh đó phải đưa ra biện pháp chế tài cụ thể để các công ty tự chịu trách nhiệm về sự chậm trễ của mình, có như vậy thì thơng tin trên BCTCHN mới phản ánh kịp thời đáp ứng được yêu cầu quản lý.
Đề cao vai trò của BCTCHN đối với nhận thức của các cấp lãnh đạo công ty
Lập và trình bày BCTCHN được tổng cơng ty bắt đầu thực hiện từ năm 2007 nhưng tới thời điểm hiện nay BCTCHN chỉ nhằm mục đích báo cáo chưa cung cấp cấp thơng tin có giá trị, sử dụng để ban lãnh đạo đưa ra các quyết định kinh tế.
Thực trạng này diễn ra là do ban lãnh đạo công ty chưa đánh giá cao vai trò quan trọng của BCTCHN hơn nữa BCTCHN cung cấp thông tin không kịp thời, thơng tin trình bày trên BCTCHN chỉ mang tính hình thức chưa phản ánh đúng tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của tập đoàn.
Theo đề xuất của tác giả để BCTCHN cung cấp thông tin hữu ích phục vụ cho những đối tượng ở bên trong cũng như bên ngoài tập đồn thì ban lãnh đạo cơng ty cần phải có những thay đổi trong nhận thức về tầm quan trọng của BCTCHN. BCTCHN lập khơng chỉ là vì mục đích đối phó với các cơ quan ban ngành mà cịn có vai trị quan trọng trong việc quản lý do đó, cần phải có những biện pháp giám sát chặt chẽ quá trình lập BCTCHN để BCTCHN là một báo cáo tổng hợp phản ánh trung thực, đầy đủ, chính xác các thơng tin về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn.
3.2.2 Hoàn thiện hệ thống biểu mẫu thu thập thông tin phục vụ hợp nhất BCTC BCTC
Hiện nay tổng công ty Việt Thắng đã thiết kế hệ thống biểu mẫu cần thiết để thu thập thông tin hợp nhất nhưng vẫn chưa đầy đủ.
Một số biểu mẫu đã được tổng công ty Việt Thắng thiết kế để thu thập thông tin hợp nhất như :
Bảng kê công nợ phải thu nội bộ tập đoàn
Bảng kê cơng nợ phải trả nội bộ tập đồn
TSCĐ
Vốn chủ sở hữu
Thông tin về các khoản vay nội bộ
Phân phối lợi nhuận
Như vậy việc thiết kế các biểu mẫu để thu thập thơng tin hợp nhất của tập đồn cơ bản phần nào đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát các giao dịch nội bộ tập đoàn, đồng thời cũng giúp nhà quản lý nắm được tình hình tài chính của tập đồn.
Về hình thức các biểu mẫu được thiết kế khoa học, đơn giản, dễ hiểu, dễ kiểm tra, đối chiếu và cung cấp đầy đủ thông tin cho người đọc. Tuy nhiên, các biểu mẫu thiết kế để thu thập thơng tin hợp nhất vẫn cịn thiếu các biểu mẫu theo dõi thơng tin về các khoản góp vốn liên doanh.
Vì vậy, tác giả đề xuất thiết kế bổ sung một số biểu mẫu để theo dõi các khoản góp vốn liên doanh tại tổng cơng ty Việt Thắng như sau:
Bảng theo dõi các khoản đầu tư vào công ty liên doanh theo phương pháp vốn chủ.(Biểu mẫu 1)
Bảng xác định phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh.( Biểu mẫu 2)
Biểu mẫu 1 : Bảng theo dõi các khoản đầu tư vào công ty liên doanh theo phương pháp vốn chủ sở hữu
Tên Công ty
Giá trị ghi sổ khoản đầu tƣ vào cty liên doanh đầu kỳ
Điều chỉnh tƣơng ứng với phần sở hữu của nhà đầu tƣ trong lãi hoặc lỗ của cty liên doanh trong kỳ
Giá trị ghi sổ khoản đầu tƣ vào cty liên doanh cuối kỳ
1 2 3 4
Việt Thắng - Luch
Tổng cộng
Biếu mẫu 2 : Bảng xác định phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh
STT Nội dung điều chỉnh Năm báo cáo Năm trƣớc
1 Lãi hoặc lỗ trong cty liên doanh 2 Cổ tức lợi nhuận được chia
Cộng các khoản điều chỉnh
Bảng xác định phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh cho biết phần lãi hoặc lỗ mà doanh nghiệp được hưởng từ hoạt động góp vốn liên doanh và là căn cứ để ghi vào cột (3) – “Điều chỉnh tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư trong lãi hoặc lỗ của cty liên doanh trong kỳ” của bảng theo dõi các khoản đầu tư vào công ty liên doanh theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
3.2.3 Hồn thiện phƣơng pháp lập và trình bày BCTCHN
Qua khảo sát thực trạng lập và trình bày BCTCHN tại tổng công ty Việt Thắng tác giả đánh giá rằng, việc lập và trình bày BCTCHN tại cơng ty đã chấp hành đúng theo những quy định đã được hướng dẫn tại chuẩn mực VAS 25, về trình tự và phương pháp hợp nhất đã tuân thủ theo hướng dẫn tại thơng tư 161/2007/TT-BTC. Vì vậy, mục đích hồn thiện cách lập và trình bày BCTCHN là hướng tới sự phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế.
3.2.3.1 Bảng CĐKTHN và báo cáo KQHĐKDHN
Điều chỉnh các khoản đầu tƣ của công ty mẹ đối với công ty con
Theo hướng dẫn tại thông tư 161/2007/TT-BTC, giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng cơng ty con được loại trừ hồn toồn .
Việc loại trừ này được thực hiện khi công ty mẹ có quyền sở hữu trực tiếp tại công ty con hoặc sở hữu gián tiếp tại công ty con thông qua một công ty con khác trong tập đoàn.
Như vậy, theo hướng dẫn tại thơng tư 161/2007/TT-BTC thì việc điều chỉnh các khoản đầu tư mang tính chất thuận chiều, cơng ty mẹ đầu tư vào công ty con. Tuy nhiên, theo xu hướng tồn cầu hóa như hiện nay cộng với sự tự do hóa thương mại thì việc các cơng ty con đầu tư ngược trở lại vào cơng ty mẹ là điều khó tránh khỏi.
Nếu các cơng ty trong tập đồn áp dụng theo mơ hình đầu tư này, thì khi hợp nhất BCTC sẽ gây lúng túng cho người lập, vì loại mơ hình đầu tư này chưa được đề cập trong VAS 25 và cũng chưa được hướng dẫn phương pháp loại trừ khi lập BCTCHN.
Với mục tiêu xây dựng VAS 25 hướng tới sự phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, theo đề xuất của tác giả, các cơ quan ban ngành cần xem xét lại mơ hình đầu tư này.
Nếu mơ hình đầu tư này q phức tạp, chưa thực sự phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam, nên đưa ra quy định cấm các công ty con đầu tư ngược trở lại công ty mẹ.
Nếu mơ hình đầu tư này tạo điều kiện thuận lợi cho các cơng ty hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ, cơng ty con phát triển, việc các doanh nghiệp áp dụng theo mơ hình đầu tư này khơng q khó khăn trong cơng tác quản lý, thì các cơ quan ban hành chuẩn mực kế toán cần phải bổ sung hướng dẫn phương pháp điều chỉnh các khoản đầu tư, khi các cơng ty trong tập đồn đầu tư qua lại lẫn nhau.
Khoản đầu tƣ vào cơng ty liên doanh
Khoản vốn góp liên doanh của tổng cơng ty Việt Thắng thực hiện theo VAS 08 và thông tư 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 và được phản ánh trên bảng CĐKTHN theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
Theo phương pháp vốn chủ sở hữu
Khoản đầu tư vào công ty liên doanh được ghi nhận ban đầu theo giá gốc.
Sau đó, vào cuối mỗi kỳ kế tốn, khi lập và trình bày BCTCHN, giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được điều chỉnh tăng hoặc giảm tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư trong phần lãi hoặc lỗ của công ty liên doanh sau ngày đầu tư.
Cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty liên doanh được ghi giảm giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào công ty liên doanh trên BCTCHN và phần lãi hoặc lỗ từ công ty liên doanh.
Như vậy, theo phương pháp vốn chủ sở hữu vào cuối mỗi kỳ kế toán khi lập và trình bày BCTCHN nhà đầu tư phải điều chỉnh khoản mục “Lãi hoặc lỗ trong công