Cơng ty Cổ phần Sản xuất nhựa Duy Tân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng ngành hàng nhựa bao bì của công ty cổ phần sản xuất nhựa duy tân giai đoạn 2015 2020 (Trang 31)

Tầm nhìn: Phấn đấu trở thành nhà sản xuất sản phẩm nhựa chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam và hướng ra quốc tế, được cộng đồng yêu mến và tín nhiệm.

Sứ mệnh: Với niềm đam mê, trách nhiệm, trí tuệ, Duy Tân mang đến cho khách hàng những sản phẩm nhựa khác biệt, mỹ thuật, chất lượng. Liên tục cải tiến hệ thống, phát huy tối ưu mọi nguồn lực, dung hịa lợi ích cộng đồng.

Hiện nay Cơng ty là một trong những công ty nhựa hàng đầu ở Việt Nam và trong số rất ít cơng ty có khả năng cung cấp cho khách hàng một giải pháp tồn diện thơng qua quy trình khép kín từ khâu thiết kế khn, sản xuất khuôn, thử mẫu, sản xuất sản phẩm nhựa với công nghệ ép hoặc thổi, in hoặc dán nhãn.Với quy trình trên Duy Tân ln đảm bảo chất lượng hoàn hảo nhất và chủ động thời gian giao hàng.

Phương châm hoạt động: Với phương châm mang đến sự hài lòng cho khách hàng, Duy Tân luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm: Chất lượng đạt yêu cầu, giá thành cạnh tranh, giao hàng đúng hẹn.

Với bề dày hơn 25 năm trong ngành nhựa, đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp luôn được đào tạo và cập nhật kiến thức chun mơn trong và ngồi nước, hệ thống thiết bị hiện đại của các thương hiệu hàng đầu như: Krauss Maffei, JSW, Chuan Lih Fa, Chumpower, SMC, KaiMei,...sản phẩm của Công ty Duy Tân rất đa dạng và chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong từng lĩnh vực mình tham gia.

Những dịng sản phẩm chính:

- Sản phẩm bao bì nhựa cơng nghiệp: phục vụ các khách hàng tổ chức - B2B (Business to Business)

 Bao bì mỹ phẩm: sản xuất các kiểu chai với dung tích từ 50cc đến 5L được sử dụng để chứa dầu gội, nước xả, sữa tắm, các bao bì dành cho chăm sóc da bằng nhựa HDPE, PET,PS,…

 Bao bì dược phẩm: sản xuất dùng chứa thuốc tây với nhiều kích cỡ chai khác nhau, có dung tích từ 20mL đến 5 bằng nhựa HDPE, PET, …

 Bao bì thực phẩm, phơi PET: dùng cho ngành thực phẩm, nước giải khát với nhiều mẫu hũ, chai đa dạng.

 Linh kiện nhựa điện tử: Gia công các linh kiện nhựa dùng cho ngành điện tử đạt độ chính xác cao, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

 Nắp nút các loại

- Sản phẩm nhựa gia dụng: phục vụ các khách hàng là người tiêu dùng - B2C (Business to Customer)

 Các sản phẩm tủ, kệ, ghế, thùng gạo, thùng đá, ca đá, thùng rác, thau xô …mẫu mã đa dạng bằng nhựa PP, HDPE,…

Cơ sở vật chất: Công ty Nhựa Duy Tân đang hoạt động trên khn viên với diện tích 30.000m2 gồm 05 xưởng:

 Xưởng ép: 60 máy.

 Xưởng Công đoạn phụ: máy Co nhiệt, co hơi nước, in lụa tự động, in nhũ tự động, dán nhãn tự động…

 Xưởng khuôn mẫu

Bên cạnh đó, Duy Tân đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại bao gồm nhiều máy ép và thổi, máy gia cơng cơ khí thuộc thế hệ mới điều khiển bằng kỹ thuật số được nhập khẩu từ Thụy Sĩ, Đức, Nhật, Đài Loan,... với các thương hiệu hàng đầu như: Charmill, Makino, Mazak, Mitutoyo, Harford, Victor…

Với hệ thống quản lý phù hợp và trang thiết bị sản xuất kỹ thuật cao được đầu tư mới hàng năm, Duy Tân luôn giữ được mức tăng trưởng cao, hàng được xuất đi các nước Mỹ, Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Úc, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Israel, Sri Lanka,…

Thành tích: trong suốt q trình hình thành và phát triển, cơng ty đã đạt được một số thành tích cơ bản sau:

 Chứng nhận Gold Supplier cho nhà cung cấp do Unilever trao tặng (2011, 2012).  Danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 17 năm liền do bạn đọc báo Sài Gòn

Tiếp Thị bình chọn (1997-2014).

 Top 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (2013).

 Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do Mạng Việt Nam Net bình chọn (12/2007).

 Doanh nghiệp nhựa Việt Nam xuất sắc 2004-2007 do Hiệp hội nhựa Việt Nam khen tặng (20/6/2007).

Giới thiệu về ngành hàng nhựa bao bì phục vụ các khách hàng tổ chức của Duy Tân:

Duy Tân không chỉ được biết đến với các sản phẩm nhựa gia dụng mà ngồi ra cịn là một nhà cung ứng các sản phẩm bao bì nhựa, chai lọ hóa mỹ phẩm, dược phẩm, nhựa kỹ thuật cao cho các khách hàng tổ chức, các khách hàng thường xuyên của công ty bao gồm nhiều cơng ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất hóa mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm như Unilever, Colgate, Sanofi, Mỹ Hảo, Friesland Campina, Nestlé, Vilube, Rohto…

Ngồi ra cơng ty cịn xuất khẩu các sản phẩm bao bì nhựa cho nhiều khách hàng ở nhiều nước như: Ecoco, Robinson Pharma, QN Labs, Victory, Coslab, Saraya, Toyota Tusho…

Qua bảng thống kê doanh thu của cơng ty giai đoạn từ 2010-2013, có thể nhận thấy tỉ trọng doanh thu ngành hàng nhựa bao bì cho khách hàng tổ chức (B2B) chiếm trên 57% tổng doanh thu, cao hơn doanh thu ngành hàng nhựa gia dụng (B2C).

Bảng 2.1: Doanh thu từ năm 2010-2013 của Duy Tân

Năm 2010 2011 2012 2013

Tổng doanh thu (Đơn vị tỷ đồng) 1,645 1,983 2,326 2,970 Ngành hàng B2B (Đơn vị tỷ đồng) 944.23 1173.94 1411.88 1737.45 Ngành hàng B2C (Đơn vị tỷ đồng) 700.77 809.064 914.118 1232.55 Tỉ trọng doanh thu ngành hàng B2B 57.40% 59.20% 60.70% 58.50% Tỉ trọng doanh thu ngành hàng B2C 42.60% 40.80% 39.30% 41.50% (Nguồn: Phịng Kế Tốn cơng ty Duy Tân)

Ngành hàng B2C do Khối Bán Hàng phụ trách đơn hàng, trong khi đó ngành hàng B2B do Khối Kinh Doanh phụ trách quản lý đơn hàng. Ngành hàng B2B của Duy Tân được chia làm 3 mảng chính:

- Khách hàng Unilever Việt Nam:

o Chiếm khoảng 30% sản lượng đặt hàng.

o Phòng Kế Hoạch chịu trách nhiệm phụ trách quản lý nhu cầu, làm việc trực tiếp với kế hoạch Unilever để nhận nhu cầu, phản hồi lịch giao, đáp ứng những yêu cầu phát sinh khác: điều chỉnh, bổ sung, đôn, dời lịch giao…

- Các khách hàng B2B khác:

o Chiếm khoảng 55% sản lượng.

o Do Khối Kinh Doanh B2B phụ trách quản lý nhu cầu. - Các khách hàng xuất khẩu:

o Chiếm 15% sản lượng.

o Do Khối Kinh Doanh Xuất Khẩu phụ trách quản lý nhu cầu.

Hình 2.6: Một số khách hàng chiến lược trong nước của Công ty Duy Tân

2.3 Thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại công ty 2.3.1 Sơ đồ tổ chức chuỗi cung ứng 2.3.1 Sơ đồ tổ chức chuỗi cung ứng

Bắt đầu từ năm 2013, Duy Tân bắt đầu hình thành Khối Chuỗi Cung Ứng, tuy nhiên nhiệm vụ chức năng của khối chuỗi cung ứng còn nhiều hạn chế với cơ cấu tổ chức cho chuỗi cung ứng như bên dưới:

Hình 2.7: Sơ đồ tổ chức khối Chuỗi Cung Ứng của Duy Tân

(Nguồn: Khối Chuỗi Cung Ứng – Công ty Duy Tân)

Trong sơ đồ tổ chức Khối Chuỗi Cung Ứng của Duy Tân bên trên, Khối Chuỗi Cung Ứng hiện tại chỉ thực hiện 2 nhiệm vụ quản lý kho thành phẩm và vận tải (cung cấp xe theo yêu cầu giao hàng của Phòng Kế Hoạch).

Giám đốc khối Chuỗi cung ứng Trưởng phòng vận tải Quản lý kho thành phẩm Phó giám đốc kho vận Đội xe

2.3.2 Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng ngành hàng nhựa bao bì tại Cơng ty Cổ phần Sản xuất nhựa Duy Tân

Để thuận tiện đánh giá thực trạng công tác quản trị chuỗi cung ứng tại Duy Tân, tác giả sẽ phân tích các hoạt động của chuỗi trên năm hoạt động cơ bản đã trình bày ở chương 1 là: hoạch định, cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất, giao hàng và hàng trả

về.

2.3.2.1 Hoạch định

Cơ sở của việc hoạch định dài hạn và trung hạn là dự báo nhu cầu của khách hàng trong tương lai. Trong khi đó, hoạt động của chuỗi cung ứng được thực hiện từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm, do vậy mọi quyết định trung hạn và dài hạn trong hoạt động chuỗi cung ứng phải dựa vào việc dự báo nhu cầu và dự báo khả năng đáp ứng.

Hiện nay, dữ liệu dự báo của Duy Tân có được từ các nguồn: Phòng Kinh Doanh, Phòng Bán Hàng, Phòng Kinh Doanh Xuất Khẩu. Phòng Kế Hoạch là nơi tiếp nhận dữ liệu dự báo, tính tốn, hoạch định nguồn lực và phản hồi cho Khối Kinh Doanh, Khối Bán Hàng và Ban Giám Đốc nguồn lực hiện tại có đáp ứng dự báo sản lượng, kế hoạch kinh doanh hay không.

Theo quy định hiện tại của công ty các bộ phận phải gởi dự báo (dự báo sản lượng 6 tháng tiếp theo) cho Phòng Kế Hoạch trễ nhất vào thứ 2 của tuần thứ 3 hàng tháng và Phòng Kế Hoạch sẽ họp phản hồi trễ nhất vào thứ 2 của tuần thứ 4. Kết quả cuộc họp là biên bản họp bao gồm các thông tin:

 Danh sách các sản phẩm không đáp ứng và đáp ứng được theo nguồn lực.  Đề xuất đầu tư nguồn lực.

Hình 2.8: Quy trình hoạch định nguồn lực của Duy Tân

(Nguồn: Phịng Kế Hoạch – Cơng ty Duy Tân)

Việc hoạch định hiện nay ở Duy Tân chưa thật sự hiệu quả. Nhiều trường hợp dự báo nhu cầu rất cao, để đáp ứng được, phải sản xuất tồn kho trước, trong thực tế lại không hoặc lấy hàng rất ít, gây tồn kho lâu, tốn chi phí lưu kho và ảnh hưởng chất lượng sản phẩm. Mặt khác nhiều sản phẩm khơng có dự báo hoặc sản lượng dự báo rất thấp, nhưng trong nhu cầu tuần Phòng Kinh Doanh lại bổ sung vào hoặc tăng sản lượng nhu cầu đột ngột, yêu cầu giao hàng gấp, gây ra kẹt nguồn lực, nhiều trường hợp không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, hiện tại thực hiện dự báo theo tháng, sản lượng nhu cầu dự báo khách hàng lấy theo từng tháng (hoạch định nguồn lực đáp ứng nhu cầu dự báo bằng cách chia đều cho số ngày trong tháng), nhưng khi thực tế lấy hàng, nhiều khách hàng chỉ lấy dồn trong một vài tuần của tháng là hết đơn hàng.

Bảng 2.2: So sánh sản lượng dự báo và nhu cầu thực tế một số khách hàng lớn giai đoạn tháng 04 – tháng 09 năm 2014

(Nguồn: Phịng Kế hoạch – Cơng ty Duy Tân)

Qua bảng so sánh trên có thể nhận thấy độ chênh lệch giữa dự báo và nhu cầu thực tế của Duy Tân hiện nay nằm trong khoảng 25% đến 85% theo từng nhóm khn sản phẩm. Để có một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ chính xác của dự báo, do trong nước chưa có

một tiêu chuẩn thống nhất quy định về độ chính xác của dự báo trong ngành nhựa nên tác giả sử dụng mức độ chính xác trung bình của dự báo ngành nhựa ở một nước trong khu vực cũng có điều kiện gần như tường đồng với Việt Nam là Thái Lan. Như vậy, độ chính xác dự báo thấp hơn so với độ chính xác trung bình của ngành nhựa Thái Lan là 94% như kết quả thống kê của trường Thammasat ở hình dưới.

Hình 2.9: Kết quả thống kê về độ chính xác về dự báo của Thái Lan

(Nguồn: Logistic Performance Measurement in Thailand, 2011)

Về nhu cầu hàng tuần, hiện tại Phòng Kế Hoạch nhận nhu cầu từ 2 nguồn: Unilever và Khối Kinh Doanh. Vì Unilever là khách hàng lớn và lâu năm của Duy Tân nên để đảm bảo đáp ứng tốt nhất và nhanh nhất mọi yêu cầu về sản xuất, giao hàng cho Unilever, Duy Tân và Unilever đã thống nhất Phòng Kế Hoạch của Duy Tân sẽ làm việc trực tiếp với Phòng Kế Hoạch của Unilever về nhu cầu, lịch giao hàng, điều chỉnh, bổ sung… và mọi yêu cầu có liên quan đến sản xuất, giao hàng.

Hiện nay ở Duy Tân thực hiện việc lập kế hoạch theo tuần, Unilever gởi nhu cầu tuần trực tiếp cho Phòng Kế Hoạch của Duy Tân vào thứ năm hàng tuần (thứ năm của tuần 1 sẽ nhận nhu cầu của tuần 3 – lead time 2 tuần), Phịng Kế Hoạch tính tốn và xác nhận lịch giao hàng trực tiếp với Unilever trong vòng 24 giờ. Sản lượng hàng

Unilever hiện nay chiếm khoảng 30% tổng sản lượng ngành hàng B2B của Duy Tân, tuy nhiên, khách hàng Unilever có nhu cầu tương đối ổn định và ít khi điều chình, hủy nhu cầu so với nhu cầu của Phòng Kinh Doanh.

Về nhu cầu các khách hàng B2B khác, Phòng Kinh Doanh gởi nhu cầu cho Phòng Kế Hoạch hàng tuần vào thứ tư, nhu cầu này bao gồm 2 phần: nhu cầu cho tuần tiếp theo và nhu cầu dài hạn. Phịng Kế Hoạch có nhiệm vụ tính tốn, bố trí nguồn lực, cân đối vật tư và xác nhận lịch giao hàng tuần tiếp theo cho Phòng Kinh Doanh trong vòng 24 giờ và xác nhận lịch giao hàng dài hạn trong vòng 48 giờ kể từ khi nhận nhu cầu. Tuy nhiên, tình trạng hiện nay, sau khi Phịng Kế Hoạch đã xác nhận lịch giao hàng và ban hành lệnh sản xuất, ra yêu cầu mua hàng, Phòng Kinh Doanh thay đổi, điều chỉnh, bổ sung cũng như hủy nhu cầu rất nhiều, gần như ngày nào cũng có điều chỉnh, bổ sung, hủy nhu cầu. Cách làm này đẩy hoạt động cung ứng vào thế bị động, kế hoạch đã tính tốn nguồn lực máy móc, nhân sự cũng như ra yêu cầu mua vật tư…và vì thế một loạt các hoạt động tiếp theo như sản xuất, nhân sự cũng bị động theo, làm mất đi vai trò lập kế hoạch. Hậu quả của nó là nhiều trường hợp đã dẫn đến tồn kho cao và lâu nhưng khách không lấy hàng, gây tổn thất chi phí lưu kho, bổ sung nhu cầu đột ngột không đủ nguồn lực để đáp ứng, sản xuất khơng hiệu quả vì phải chuyển đổi máy, khn nhiều lần…

Bên cạnh đó, một số trường hợp Phòng Kinh Doanh gởi bổ sung nhu cầu, khi Phòng Kế Hoạch đã xác nhận lịch giao hàng cho đơn hàng bổ sung có lịch giao hàng vào những tuần tiếp theo, nhân viên kinh doanh không cập nhật vào nhu cầu tuần, sang tuần tiếp theo khi gởi nhu cầu tuần khơng có những sản phẩm đã bổ sung đó. Những điều này gây rất nhiều khó khăn cho Phòng Kế Hoạch, xưởng sản xuất, bộ phận giao hàng trong việc huy động nguồn lực máy móc và nhân sự. Ngồi ra còn mang lại nguy cơ rất lớn về không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng (do nhân viên kinh doanh không cập nhật vào nhu cầu hàng tuần, dẫn đến không sản xuất, đến ngày khách hàng

u cầu giao lại khơng có hàng để giao) ảnh hưởng đến uy tín và mất đi nguồn thu của công ty.

Bảng 2.3: Thống kê điều chỉnh nhu cầu tuần của Kinh Doanh

(Nguồn: Phịng Kế Hoạch - Cơng ty Duy Tân)

2.3.2.2 Cung ứng nguyên vật liệu

Để có thể chuyển từ nhu cầu sản xuất thành nhu cầu vật tư, cần phải có bảng định mức vật tư (BOM - Bill of material). Hiện tại theo quy định của Duy Tân, BOM được tạo, trình ký và lưu trữ bởi Phịng Kế Hoạch, cụ thể là nhân viên kế hoạch vật tư. Phòng Kế Hoạch sẽ nhận thơng tin sản phẩm mới từ Phịng Kinh Doanh, sau đó u cầu các phịng ban liên quan cung cấp, xác nhận định mức vật tư cho sản phẩm. Sau đó Phịng Kế Hoạch sẽ chịu trách nhiệm in bảng định mức và mang đến các bộ phận liên quan ký xác nhận. Khi đã đầy đủ chữ ký của các phòng ban liên quan, Phòng Kế Hoạch sẽ tiến hành nhập BOM lên hệ thống ERP và lưu hồ sơ bảng định mức đã ký duyệt. Kế hoạch vật tư sẽ căn cứ vào BOM để xác định số lượng, chủng loại vật tư cần đặt hàng.

Qua quy trình bên dưới có thể nhận thấy, việc phát triển sản phẩm mới do Phòng R&D và Phòng Kinh Doanh thực hiện, mọi thơng tin về sản phẩm mới phát triển 2 phịng ban này đều có, tuy nhiên việc tạo định mức vật tư - BOM (Bill of material) cho sản

phẩm này lại do Phòng Kế Hoạch thực hiện, cụ thể là nhân viên kế hoạch vật tư thực hiện.

Hình 2.10: Quy trình tạo định mức vật tư cho sản phẩm của Duy Tân

(Nguồn: Phịng Kế Hoạch – Cơng ty Duy Tân)

Thông tin về sự tồn tại của sản phẩm mới này Phòng Kế Hoạch chỉ nhận được khi Phòng Kinh Doanh gởi đơn hàng, điều này gây rất nhiều khó khăn cho việc cung ứng vật tư vì trong một thời gian ngắn, nhân viên kế hoạch vật tư phải vừa tập hợp thông tin để tạo BOM cho sản phẩm mới và tính tốn, ra đề xuất mua hàng…. Hơn nữa việc tạo và trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng ngành hàng nhựa bao bì của công ty cổ phần sản xuất nhựa duy tân giai đoạn 2015 2020 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)