Quy mô nguồn vốn tiền gửi huy động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 38 - 44)

2.2. Hiệu quả hoạt động huy động vốn qua các năm của Vietinbank

2.2.1. Quy mô nguồn vốn tiền gửi huy động

Quy mô và tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn tiền gửi

Quy mô nguồn vốn tiền gửi là chỉ tiêu quan trọng đầu tiên để đánh giá khả năng huy động vốn tiền gửi của ngân hàng. Quy mô nguồn vốn tiền gửi càng lớn, càng thể hiện ngân hàng có uy tín cao nên tạo được niềm tin và thu hút được khách hàng đến gửi tiền, có chính sách thu hút vốn tiền gửi hợp lý cùng với sự nỗ lực không ngừng đã thu hút được một lượng lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và dân cư, trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác. Để dễ theo dõi hiệu quả huy động vốn qua các năm, hai chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng trưởng được dùng song song để tiện so sánh.

Bảng 2.2 : Quy mô nguồn vốn tiền gửi huy động tại Vietinbank Đơng Sài Gịn giai đoạn 2010 - 2013

Đơn vị tính : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2011 với 2010 So sánh 2012 với 2011 So sánh 2013 với 2012 Kế hoạch năm 2.800 3.000 3.200 4.000 Mức tăng Tốc độ tăng Mức tăng Tốc độ tăng Mức tăng Tốc độ tăng Thực tế huy động 1.735 2.294 3.365 3.973 559 32,2% 1.071 46,7% 608 18,1%

(Nguồn: Phịng Tổng hợp Vietinbank Đơng Sài Gịn)

Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy quy mô nguồn vốn tiền gửi huy động tại Vietinbank Đơng Sài Gịn có xu hướng tăng từ năm 2010 đến 2013: năm 2011 tăng 559 tỷ đồng (tương đương 32,2%) so với năm 2010; năm 2012 tăng 1.071 tỷ đồng (46,7%) so với năm 2011; năm 2013 tăng 608 tỷ đồng (18,1%) so với năm 2013. So sánh với chỉ tiêu kế hoạch năm thì năm 2010, chi nhánh huy động được 78,8% trên mức kế hoạch là 2.200 tỷ, năm 2011 chi nhánh đạt được 76,5% trên mức kế hoạch là 3.000 tỷ, năm 2012 đạt 112,2% trên mức kế hoạch là 3.200 tỷ, năm 2013 đạt 99,3% trên mức kế hoạch 4.000 tỷ. Như vậy, qua các năm, mức độ hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn tiền gửi do Ban Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị đưa ra của chi nhánh tương đối cao (đều trên mức 76%), cao nhất là năm 2012 với 112,2% và thấp nhất ở năm 2011 với mức 76,5%. Xét thực tế, mức độ hoàn thành kế hoạch thấp của năm 2011 cũng là phù hợp khi cả năm nền kinh tế phải đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức. Năm 2011, tình hình kinh tế nước ta diễn ra trong bối cảnh đầy biến động: trong những tháng đầu năm, giá cả một số mặt hàng quan trọng (điện, xăng, thực phẩm...) tăng nhanh; giá vàng biến động khó lường; chỉ số CPI tăng cao, nguy cơ lạm phát cao đe dọa nền kinh tế... trong khi đó, lãi suất huy động ngoại tệ giảm, Ngân hàng Nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua việc tăng lãi suất tái cấp vốn, cắt giảm đầu tư công.... ; hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp khó khăn do chi phí tăng cao, trong khi nguồn vốn tín dụng bị thắt chặt... Theo nhận định chung của các chuyên gia kinh tế, kinh tế nước

ta năm 2011 phát triển thiếu bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cịn thấp; kinh tế vĩ mơ chưa vững chắc; lạm phát và lãi suất tín dụng cịn cao; nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng, thanh khoản của một số ngân hàng thương mại khó khăn; dự trữ ngoại hối thấp, áp lực đối với tỉ giá cịn lớn; thị trường chứng khốn, thị trường bất động sản giảm sút. Sản xuất, kinh doanh cịn nhiều khó khăn. Việc đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm… Tuy nhiên với những nỗ lực của Ban lãnh đạo chi nhánh cùng cán bộ nhân viên, Vietinbank Đông Sài Gòn đã đạt được mức tăng trưởng khá cao so với mặt bằng chung trong nội bộ ngành, tăng 32,2% (tương đương 559 tỷ) so với năm trước.

Năm 2012, do vẫn còn chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế lớn đều tăng trưởng chậm lại, khó khăn cịn nặng nề, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn. Trong nước, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng, hàng chục nghìn doanh nghiệp bị giải thể phá sản. Hệ thống ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu cũng gặp rất nhiều trở ngại, tăng trưởng tín dụng thấp so với mục tiêu Ngân hàng Nhà nước đề ra, nợ xấu gia tăng. Trong bối cảnh đó, tồn hệ thống VietinBank nói chung và Vietinbank Đơng Sài Gịn nói riêng đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, phấn đấu hồn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Năm 2012, mức huy động tiền gửi của Vietinbank Đơng Sài Gịn đã tăng vượt bậc so với năm 2011 cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ lệ tương đối. So với chỉ tiêu kế hoạch năm là 3.200 tỷ đồng, chi nhánh đã xuất sắc vượt kế hoạch khi đạt đến 105%.

Kinh tế vĩ mô năm 2013 được đánh giá là ổn định, tốc độ lạm phát chậm lại, mặt bằng lãi suất được kiềm chế, tỷ giá cơ bản ổn định, dự trữ ngoại hối tăng nhanh, hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh… Chính phủ có nhiều giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho và hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất có dấu hiệu cải thiện tích cực về cuối năm. Tuy nhiên những khó khăn của nền kinh tế từ năm 2012 vẫn còn tác động mạnh mẽ trong năm 2013, ảnh hưởng đến hoạt động của mọi

ngành nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng. Mức tổng cầu của nền kinh tế yếu, các giải pháp tháo gỡ của Chính phủ chưa thực sự phát huy tác dụng, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp chưa thực sự thốt khỏi khó khăn, hàng tồn kho lớn, công nợ tồn đọng, thị trường bất động sản đóng băng… đã gây khó khăn cho hoạt động cho vay, thu nợ của ngân hàng. Tuy nhiên, với đà tăng trưởng, năm 2013 chi nhánh tiếp tục phát huy thành tích của năm trước khi tổng ng̀n vớn huy đợng tồn chi nhánh là 3.973 tỷ đồng, đạt 99.32% kế hoạch, tăng 608 tỷ đồng so với số đầu năm.

Có thể theo dõi tình hình tăng trưởng chi tiết qua biểu đồ sau:

Hình 2.1 Quy mơ tăng trƣởng nguồn vốn tiền gửi huy động tại Vietinbank Đơng Sài Gịn giai đoạn 2010-2013

Lượng vốn tiền gửi huy động tại Vietinbank Đơng Sài Gịn có xu hướng tăng qua các năm từ 2010 đến 2013. Năm 2011 tăng 32,2% so với năm 2010. Tốc độ tăng nhanh nhất giữa hai năm 2011 và 2012 với 46,7% so với năm trước (tăng số tuyệt đối gấp gần 1,5 lần) và năm 2013 tăng 18,1% so với năm 2012. Như vậy, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi tại Vietinbank Đơng Sài Gịn giai đoạn 2010- 2013 chưa thật sự ổn định. Nguyên nhân một phần là do ảnh hưởng tình hình kinh

1,735 2,294 3,365 3,973 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 2010 2011 2012 2013

tế vĩ mơ mỗi năm, ngoài ra do áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng trong cuộc chạy đua huy động vốn nên chi nhánh nhận được chỉ tiêu do Hội sở chính giao cho ngày càng cao.

Bảng 2.3 Tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn tiền gửi của Vietinbank Đơng Sài Gịn đến 30/09/2014

Đơn vị tính: tỷ đồng Thực hiện 31/12/2013 Thực hiện 30/09/2014 Tăng/giảm so với 31/12/2013 Tỷ lệ tăng/giảm so với 31/12/2013 Chỉ tiêu năm 2014 % thực hiện kế hoạch năm 3.973 4.287 314 7,9% 4.200 102%

(Nguồn: Phịng Tổng hợp Vietinbank Đơng Sài Gịn)

Tính đến 30/09/2014, Vietinbank Đơng Sài Gòn đã huy động được 4.287 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu đặt ra của cả năm 2014 là 87 tỷ, đạt 102,07% kế hoạch năm; tăng 741 tỷ so với cùng kỳ năm ngối (tính đến 30/09/2013 nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 3.546 tỷ đồng).

 So sánh với quy mô nguồn vốn tiền gửi huy động được giữa Vietinbank

Đơng Sài Gịn và Agribank Chi nhánh 9 qua các năm 2010 - 2013

Bảng 2.4 So sánh quy mô nguồn vốn tiền gửi huy động giữa Vietinbank Đơng Sài Gịn và Agribank chi nhánh 9 giai đoạn 2010-2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn vốn tiền gửi huy động qua các năm 2010 2011 2012 2013

Vietinbank Đơng Sài Gịn 1.735 2.294 3.365 3.973

Agribank Chi nhánh 9 3.242 3.006 4.179 4.618

Quy mô chênh lệch giữa hai ngân hàng 1.507 712 814 645

(Nguồn: Phịng Tổng hợp Vietinbank Đơng Sài Gịn, Phịng Kế hoạch kinh doanh Agribank Chi nhánh 9)

Như vậy, nhìn vào bảng 2.3, có thể thấy qua các năm từ 2010-2013, quy mô huy động vốn tiền gửi tại Vietinbank Đông Sài Gòn đều thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh chính trên địa bàn là Agribank Chi nhánh 9. Tuy nhiên, mức chênh lệch này dần thu hẹp khi từ chỗ chỉ bằng khoảng 50% quy mô của đối thủ đã nâng lên mức 70-80% ở các năm sau. Có thể giải thích sự chênh lệch này là do thương hiệu của Agribank được nhiều người dân biết đến khi ngân hàng này có hệ thống mạng lưới rộng khắp gần như tới tận huyện, xã, đặc biệt ở nông thôn, nên rất tiện lợi cho việc gửi tiền học phí, sinh hoạt phí qua ngân hàng cho con em đi học (trên địa bàn quận Thủ Đức có nhiều trường đại học, cao đẳng) hay những người có nhu cầu gửi tiền về quê. Có thể theo dõi mức độ chênh lệch quy mô huy động vốn giữa hai chi nhánh ngân hàng qua hình vẽ sau:

Hình 2.2 So sánh quy mơ nguồn vốn tiền gửi huy động của Vietinbank Đơng Sài Gịn và Agribank 9 giai đoạn 2010 - 2013

Như vậy, mặc dù lượng vốn huy động được có giảm chút ít so với năm 2010 nhưng nhìn chung, quy mơ nguồn vốn tiền gửi huy động được qua các năm của Agribank 9 luôn cao hơn so với Vietinbank Đơng Sài Gịn và tốc độ tăng trưởng của ngân hàng này cũng khá ổn định. Với cùng thâm niên hoạt động trong ngành ngân

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000 2010 2011 2012 2013 1735 2294 3365 3973 3242 3006 4179 4618 Vietinbank Đơng Sài Gịn Agribank 9

hàng thì việc chênh lệch này là điều khiến HĐQT và Ban TGĐ cũng như Ban lãnh đạo ngân hàng cần quan tâm, tìm biện pháp khắc phục.

Quy mô vốn huy động tiền gửi so với tổng nguồn vốn

Bảng 2.5 Tỷ lệ nguồn vốn tiền gửi huy động so với tổng nguồn vốn tại Vietinbank Đơng Sài Gịn giai đoạn 2010- 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Vốn huy động 1.735 2.294 3.365 3.973

Tổng nguồn vốn 2.041 2.414 3.469 4.138

Tỷ lệ so với nguồn vốn 85% 95% 97% 96%

(Nguồn: Phịng Tổng hợp Vietinbank Đơng Sài Gịn)

Nhìn vào bảng 2.5 , ta thấy tỷ trọng nguồn vốn tiền gửi huy động trên tổng nguồn vốn của chi nhánh đều chiếm hơn 85%, chứng tỏ vốn huy động đóng vai trị lớn trong việc tạo nên nguồn vốn cho chi nhánh.

Trong 4 năm từ năm 2010 đến năm 2013, tỷ lệ vốn tiền gửi huy động so với tổng nguồn vốn thấp nhất ở năm 2010 (chỉ với 85%) bởi trong năm này, ngồi hình thức huy động vốn tiên gửi truyền thống, chi nhánh có tiến hành huy động vốn dưới hìn thức trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Riêng từ năm 2011 – 2013, tỷ lệ này ln duy trì xung quanh mức 95%. Đây là một con số hợp lý khi nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là lý do khiến tổng nguồn vốn của chi nhánh bị ảnh hưởng nhiều nhất khi nguồn vốn tiền gửi của khách hàng (chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của cá nhân) biến động. Vietinbank Đơng Sài Gịn nói riêng và Vietinbank nói chung cần có biện pháp để tránh cách rủi ro khi phải phụ thuộc quá nhiều vào lượng tiền gửi của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)