Chi phí huy động vốn tiền gửi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 51)

2.2. Hiệu quả hoạt động huy động vốn qua các năm của Vietinbank

2.2.3. Chi phí huy động vốn tiền gửi

Chi phí một đơn vị vốn huy động

Bảng 2.9 Chi phí huy động vốn tiền gửi tại Vietinbank Đơng Sài Gịn giai đoạn 2010 - 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Nguồn vốn huy động 1.735 2.294 3.365 3.973

Tổng chi phí huy động vốn 194 495 544 570

Chi phí một đơn vị vốn huy động 0,112 0,216 0,162 0,143

Mức tăng/ giảm chi phí HĐV so với

năm trước 301 49 26

Tỷ lệ tăng/ giảm chi phí so với năm

trước (%) 155,2% 9,9% 4,8%

(Nguồn: Phịng Tổng hợp Vietinbank Đơng Sài Gịn)

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy tổng chi phí huy động vốn tiền gửi của chi nhánh (bao gồm chi phí lãi và phi lãi) có xu hướng tăng qua các năm: năm 2010 với 194 tỷ, năm 2011 là 495 tỷ, nhiều nhất vào năm 2012 với 544 tỷ năm 2012 và năm 2013 là 570 tỷ. Tuy nhiên, điều cần quan tâm ở đây, là chi phí của một đơn vị vốn huy động năm 2011 là cao hơn hết trong giai đoạn này lên tới 0,216 (tỷ lệ tăng so với năm trước cũng cao nhất với 155,2%). Điều này có nghĩa là để huy động được

một đồng vốn tiền gửi, ngân hàng phải bỏ ra 0,216 đồng để chi trả lãi cũng như các công tác liên quan đến hoạt động huy động vốn. Đây là một điều dễ hiểu khi năm 2011, nền kinh tế phải đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như lạm phát tăng trở lại, lãi suất tăng cao, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh… Tuy nhiên sau đó, chi phí này giảm đi đáng kể, chỉ cịn 0,162 đồng vào năm 2012 khi nguồn vốn tăng cao so với năm trước (gấp 1,5 lần) trong khi tổng chi phí huy động tăng khơng đáng kể. Năm 2013, chi phí của một đồng vốn huy động lại giảm còn 0,143 đồng trong khi tốc độ tăng nguồn vốn cao hơn nhiều so với tổng chi phí bỏ ra để huy động. Lý giải thêm cho tình hình này là do chi nhánh có chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo nhằm giữ chân các khách hàng có số dư lớn, giảm bớt chi phí do việc phải tìm kiếm, huy động thêm khách hàng mới.

2.2.4. Sự cân đối giữa nguồn vốn huy động tiền gửi và cho vay

Tỷ lệ vốn huy động so với dư nợ

Bảng 2.10 Tình hình cân đối giữa nguồn vốn huy động tiền gửi và cho vay tại Vietinbank Đơng Sài Gịn từ 2010 – 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng Kỳ hạn 2010 2011 2012 2013 Tiền gửi Cho vay Chênh lệch Tiền gửi Cho vay Chênh lệch Tiền gửi Cho vay Chênh lệch Tiền gửi Cho vay Chênh lệch Ngắn hạn 1630 214 1416 2118 605 1513 2949 1098 1851 3544 1575 1969 Trung dài hạn 105 571 (466) 176 457 (281) 416 637 (221) 429 752 (323) Tổng 1735 785 950 2294 1062 1232 3365 1735 1630 3973 2327 1646

(Nguồn: Phịng Tổng hợp Vietinbank Đơng Sài Gịn)

Qua các năm, ta thấy chênh lệch giữa nguồn vốn huy động và cho vay đều dương, cho thấy nguồn vốn huy động của Vietinbank Đơng Sài Gịn khá dồi dào, luôn đủ đáp ứng nhu cầu cho vay. Cụ thể:

Năm 2010, chi nhánh huy động được 1.735 tỷ đồng nhưng chỉ cho vay 45,2% (785 tỷ), năm 2011 huy động 2.294 tỷ và cho vay 1.062 tỷ (đạt 46,3%), năm 2012 cho vay 1.735 tỷ (51,6%) trong khi huy động được tới 3.365 tỷ và năm 2013,

giữa nguồn vốn huy động và mức cho vay còn khá cao qua các năm. Điều này cho thấy nguồn vốn nhàn rỗi còn nhiều, chưa được khai thác triệt để, làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng cũng như nền kinh tế.

Xét về kỳ hạn tiền gửi – cho vay, qua các năm, nguồn vốn tiền gửi ngắn hạn ln vượt nhu cầu vay ở hình thức này. Trong khi đó, nhu cầu vay vốn tín dụng đối với các kỳ hạn trung dài hạn luôn cao và bị thiếu hụt so với lượng tiền gửi ngắn hạn huy động được. Cụ thể, năm 2010, nhu cầu vay ngắn hạn của khách hàng là 214 tỷ trong khi lượng tiền gửi huy động được lên đến 1.630 tỷ đồng (gấp 7,5 lần); năm 2011 nhu cầu vay là 605 tỷ trong khi lượng tiền gửi huy động được lên đến 2.118 tỷ đồng (gấp 3,5 lần); năm 2012 nhu cầu vay là 1.098 tỷ trong khi lượng tiền gửi huy động được là 2.949 (gấp 2,7 lần) và năm 2013 nhu cầu vay là 1.575 tỷ trong khi lượng tiền gửi huy động được là 3.544 (gấp 2,3 lần). Như vậy, mặc dù vẫn dư thừa so với nhu cầu nhưng hệ số sử dụng vốn qua các năm đã giảm dần qua các năm.

Trong khi đó, qua các năm, phần tiền gửi trung dài hạn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vốn huy động và cũng thấp hơn nhiều so với nhu cầu cho vay trung dài hạn: năm 2010, nhu cầu vay là 571 tỷ trong khi chỉ huy động được 105 tỷ (chênh lệch thiếu 466 tỷ); năm 2011, nhu cầu vay là 457 tỷ trong khi chỉ huy động được 176 tỷ (chênh lệch thiếu 281 tỷ); năm 2012, nhu cầu vay là 637 tỷ trong khi chỉ huy động được 416 tỷ (chênh lệch thiếu 221 tỷ); năm 2013, nhu cầu vay là 752 tỷ trong khi chỉ huy động được 429 tỷ (chênh lệch thiếu 323 tỷ). Như vậy, phần thiếu hụt trong cho vay trung dài hạn này sẽ được bù đắp bởi phần chênh lệch dôi ra của tiền gửi ngắn hạn.

Sự cân đối giữa hoạt động huy động vốn và cho vay chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chính sách lãi suất của Ngân hàng. Căn cứ vào dự báo về diễn biến lãi suất trên thị trường và khả năng cân đối vốn, Ngân hàng sẽ đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Trong trường hợp dự báo lãi suất có xu hướng giảm, Ngân hàng sẽ tăng cường các khoản đầu tư dài hạn để tăng khả năng sinh lời. Ngược lại, nếu dự báo lãi suất có xu hướng tăng, Ngân hàng sẽ tăng cường đầu tư ngắn hạn. Đối với hoạt động huy động vốn, lãi suất được xác định theo nguyên tắc thị trường, kết hợp với định hướng kinh

doanh của Ban Lãnh đạo, cân đối vốn của Ngân hàng và quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu có thời hạn định lại lãi suất ngắn. Đối với hoạt động cho vay, Ngân hàng quy định mức lãi suất cho vay trên nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí vốn, các chi phí quản lý, trên cơ sở xem xét các yếu tố rủi ro, giá trị tài sản bảo đảm, lãi suất trên thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Trụ sở chính quy định mức sàn lãi suất cho vay trong từng thời kỳ; các đơn vị kinh doanh được chủ động xác định lãi suất cho vay đối với khách hàng trong từng kỳ đảm bảo không thấp hơn sàn lãi suất trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng và phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch lợi nhuận hàng năm. Bên cạnh đó, do cơ cấu nguồn vốn chủ yếu tập trung vào nguồn vốn có thời hạn định lại lãi suất ngắn, Ngân hàng quy định tất cả các khoản cho vay đều phải thả nổi lãi suất, điều chỉnh định kỳ 1-3 tháng/lần.

Việc sử dụng nguồn tiền gửi ngắn hạn để thực hiện việc cho vay trung dài hạn dễ dẫn đến rủi ro thanh khoản cho ngân hàng một khi khách hàng có nhu cầu rút tiền khi đến hạn trong khi các khoản cho vay chưa tới hạn. Bên cạnh đó, nếu khơng quản trị tốt chính sách lãi suất đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn khác nhau này dễ dẫn đến nguy cơ tốn kém nhiều chi phí hơn. Điều này chứng tỏ việc huy động vốn của chi nhánh chưa thật sự hiệu quả khi chưa đạt đến sự cân đối với mục tiêu sử dụng vốn. Tuy nhiên, nhờ hệ thống mua bán vốn nội bộ với TSC cũng mang lại thu nhập từ tiền gửi cho chi nhánh mặc dù có sự chênh lệch khá cao trong ngắn hạn so với cho vay.

Rủi ro trong huy động vốn tiền gửi của Vietinbank Đơng Sài Gịn:

Hiện chi nhánh đang áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung về Hội sở chính (hay cịn gọi là cơ chế FTP), theo đó, chi nhánh trở thành một đơn vị kinh doanh, thực hiện mua và bán vốn với HSC thơng qua Phịng Alco. HSC sẽ “mua” toàn bộ tài sản Nợ của chi nhánh và “bán” vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản Có theo cơ chế tính theo số dư, áp giá riêng cho từng loại tài sản Có, tài sản Nợ. Từ đó, tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về HSC.

- Tập trung rủi ro thanh khoản về HSC: chi nhánh thực hiện việc “bán” và “mua” vốn về HSC. Tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và cho vay giữa khách hàng và chi nhánh đều được thực hiện “đối ứng” với Vietinbank. Khi có nhu cầu thanh toán, số dư tiền gửi khách hàng tại chi nhánh giảm một lượng tương ứng số dư vốn của chi nhánh được ghi nhận trong hệ thống FTP, chi nhánh trong điều kiện bình thường khơng cần quan tâm đến nguồn vốn để thanh tốn. Do đó, mọi rủi ro thanh khoản sẽ chuyển từ chi nhánh về HSC.

- Tập trung rủi ro lãi suất về HSC: Tất cả các tài sản Nợ và Có của chi nhánh đều được “mua” và “bán” căn cứ vào kỳ hạn, loại tiền với các lãi suất điều chuyển (giá FTP) tại ngày phát sinh giao dịch. Đối với các giao dịch lãi suất cố định, từ ngày phát sinh giao dịch cho đến ngày định giá lại của tài sản Nợ hay tài sản Có, chi nhánh luôn được đảm bảo một mức chênh lệch lãi suất giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng và lãi suất chuyển vốn nội bộ (giá FTP). Chi nhánh chỉ quyết định lãi suất cho vay/nhận gửi sao cho có chênh lệch so với lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và không bị ảnh hưởng nhiều bởi rủi ro lãi suất. Trong cơ chế mới, rủi ro lãi suất sẽ được quản lý tập trung tại HSC.

Chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra

Bảng 2.11 Chênh lệch lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay tại Vietinbank Đơng Sài Gịn giai đoạn 2010 - 2013

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

LS đầu vào 10,9 13 10,6 8,2

LS đầu ra 14 17,8 16 12,3

Chênh lệch lãi suất 3,1 4,8 5,4 4,1

(Nguồn: Phịng Tổng hợp Vietinbank Đơng Sài Gịn)

Nhìn vào bảng 2.11 Ta thấy lãi suất bình quân đầu vào từ năm 2010 đến 2013 ln thấp hơn lãi suất đầu ra bình qn. So với năm 2010, năm 2011, NHNN đã điều chỉnh tăng các mức lãi suất tái chiết khấu , lãi suất tái cấp vốn và lãi su ất nghiê ̣p vu ̣ thi ̣ trường mở lần lượt lên các mức 13%/năm, 14%/năm, 15%/năm. Tuy nhiên, các NHTM ph ải đối mặt lớn với rủi ro thanh khoản ; do đó, biê ̣n pháp đơn

giản các NHTM áp dụng là tăng lãi suất huy động (tại Vietinbank Đơng Sài Gịn là 17,8%) để bù đắp thiếu hụt về nguồn vốn. Các cuộc đua lãi suất lại bắt đầu dưới các hình thức : Khuyến mãi , tă ̣ng thưởng , huy đô ̣ng lãi suất linh hoa ̣t… mức lãi suất thực huy đô ̣ng sau khi cô ̣ng các % tiếp thi ̣, khuyến ma ̣i lên tới 18,5-19,5%/năm dù đã có cam kết giữa các ngân hàng về trần lãi suất huy động là 14%/năm. Tuy nhiên, tại xxx lãi suất huy động tiền gửi vẫn đảm bảo ở mức 13%/năm. Về lãi suất cho

vay: lãi suất cho vay đã leo thang một cách nhanh chóng (tăng từ 14%/ năm vào

năm 2010 lên đến 17,8%/năm ở năm 2011). Vào đầu năm , lãi suất cho vay trung bình vào khoảng 16,23%/năm, vào giữa năm mức cho vay trung bình khoảng 20%/năm; nhờ vậy đã bù đắp được mức tăng lãi suất huy động trong năm là 13,5%.

Từ cuối năm 2011 đến nay, NHNN điều hành chính sách lãi suất theo hướng giảm dần, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, điều kiện thị trường tiền tệ để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Chính vì vây, lãi suất cho vay cũng như huy động tại chi nhánh cũng giảm tương ứng theo quy định của NHNN xuống còn 16%/ năm vào năm 2012 và 12,3%/năm ở năm 2013, cao hơn mức lãi suất huy động bình quân của hai năm lần lượt là 10,6% và 8,2%/ năm.

Hình 2.6 Lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Vietinbank Đơng Sài Gịn giai đoạn 2010 - 2013 10.9 13 10.6 8.2 14 17.8 16 12.3 0 5 10 15 20 25 30 35 2010 2011 2012 2013 LS cho vay LS huy động

Phải thừa nhận một thực tế rằng, lãi suất huy động và cho va y tăng lên đã có ảnh hưởng rất lớn tới hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của hệ thống NHTM và toàn bộ nền kinh tế. Trong việc quản lý các món tiền gửi, chi phí và mức độ gửi tiền là hai vấn đề mà hệ thống NHTM đang cố gắng giải quyết. Về nguyên tắc, sự quản lý này cần phải phù hợp với luật cung cầu và chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Trong khi đó, một số ngân hàng tăng lãi suất huy động vì các lý do sức ép cạnh tranh và tính thanh khoản của bản thân ngân hàng đó. Hệ quả là làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí, một số ngân hàng có thể thua lỗ vì chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay giảm xuống. Khi lãi suất tăng lên làm cho việc đầu tư vào kinh doanh có lợi nhuận giảm xuống. Nếu tình hình như vậy diễn ra lâu dài, sẽ có ảnh hưởng xấu tới sự tăng trưởng và ngược lại tạo ra những điều kiện không thuận lợi cho các ngân hàng.

Chênh lệch thu chi từ hoạt động cho vay và huy động vốn:

Bảng 2.12 Chênh lệch thu chi từ hoạt động cho vay và huy động vốn tại Vietinbank Đơng Sài Gịn giai đoạn 2010 - 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2011 so với 2010 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Mức tăng Tốc độ (%) Mức tăng Tốc độ (%) Mức tăng Tốc độ (%) TN lãi cho vay 223 653 598 627 430 192, 8 (55) (8,4 ) 29 4,8 CP HĐV 194 495 544 570 301 155 49 9,8 26 4,7

(Nguồn: Phịng Tổng hợp Vietinbank Đơng Sài Gịn)

Nhìn vào bảng 2.12 , ta thấy thu nhập từ hoạt động cho vay lớn hơn chi phí cho hoạt động tiền gửi từ năm 2010 đến 2013. Cụ thể, năm 2010 chi phí huy động là 194 tỷ đồng trong khi thu nhập từ cho vay là 223 tỷ; năm 2011 chi phí huy động là 495 tỷ đồng trong khi thu nhập từ cho vay là 653 tỷ; năm 2012 lãi cho vay thu được là 598 (giảm so với năm trước 55 tỷ) và chi phí lãi huy động là 544 tỷ; năm 2013 huy động mất 570 tỷ đồng trả lãi thì lãi thu từ cho vay là 627 tỷ. Năm 2011, khi mặt bằng lãi suất cho vay và huy động bình quân tăng lên so với năm 2010 thì

ứng (lần lượt với tốc độ tăng 192,8% và 155%). Sau đó, vào năm 2012 và 2013, khi NHNN quyết định giảm lãi suất thì giá trị cả 2 hoạt động nói trên đều tăng khơng đáng kể (riêng thu nhập từ lãi cho vay năm 2012 giảm hơn so với năm trước là 55 tỷ, bằng mức 91,6% so với năm 2011). Điều này chứng tỏ hoạt động huy động vốn của ngân hàng cũng như cho vay chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chính sách lãi suất của NHNN cũng như tình hình kinh tế vĩ mơ của đất nước.

2.3. Đánh giá hiệu quả huy động vốn tiền gửi qua các năm 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều biến động phức tạp do đang ở bước đầu khôi phục sau cuộc khủng hoảng, cũng như xu thế hội nhập kinh tế hiện nay thì mức độ cạnh tranh giữa các NHTM là vô cùng gay gắt. Tuy nhiều tổ chức tín dụng tăng lãi suất huy động, áp dụng nhiều hình thức khuyến mại, chi thưởng để lôi kéo khách hàng, Vietinbank Đơng Sài Gịn đã có nhiều cố gắng áp dụng nhiều biện pháp để phát triển công tác huy động vốn như thực hiê ̣n tốt chương trình chăm sóc khách hàng ; triển khai kịp thời những chương trình, sản phẩm huy động vốn như: “25 năm gắn kết”,“Hè sôi động”; “Muôn kết nối, trọn tin yêu”, “Tiết kiệm tích luỹ cho con”… Đồng thời, Chi nhánh đã tở chức cho các Phịng , Tổ nghiệp vụ thường xuyên học tập, nghiên cứu nội dung của các loại sản phẩm dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)