Đối với Vietinbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 74 - 77)

- Cần hoạch định quy mô nguồn vốn tiền gửi phù hợp với năng lực và tình hình thực tế của từng chi nhánh để tránh tình trạng giao chỉ tiêu cao, chi nhánh phải ra sức huy động nhưng thường là số liệu “ảo” ở những tháng cuối năm nhằm đạt kế

hoạch đề ra. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng chiến lược cho vay tương ứng với quy mô nguồn vốn huy động được nhằm sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả.

- Nghiên cứu, phát triển nhiều hình thức huy động vốn với lãi suất, kỳ hạn, phương thức trả lãi và loại tiền gửi khác nhau phù hợp với khách hàng.

- Tiết giảm các thủ tục gây phiền hà cho khách hàng, tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Phát triển hơn nữa các hình thức giao dịch hiện đại bên cạnh các hình thức truyền thống như SMS banking, Internet banking, Mobile banking, giao dịch tại máy ATM.

- Mở rộng mạng lưới giao dịch rộng khắp đến các huyện, thị xã, nông thôn nhằm tạo điều kiện để người dân biết nhiều hơn nữa đến thương hiệu của ngân hàng để đến gửi tiền.

- Tăng cường các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Xuất phát từ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại đối với hoạt động huy động vốn tiền gửi của Vietinbank Đơng Sài Gịn giai đoạn 2010 - 2013, luận văn đã chỉ ra những giải pháp cụ thể nhằm phát huy thế mạnh của chi nhánh cũng như khắc phục những tồn tại đối với hoạt động huy động vốn tiền gửi đối với từng chỉ tiêu cụ thể. Trong những năm gần đây, Vietinbank Đơng Sài Gịn đã hồn thành tốt cơng tác huy động vốn do HĐQT đặt ra. Tuy nhiên, để tiếp tục nâng cao công tác huy động vốn tiền gửi, Vietinbank Đơng Sài Gịn cần bám sát với định hướng phát triển được đề ra, điều chỉnh làm sao cho phù hợp với tình hình thực tế để có thể đem lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Ngoài ra, Ban lãnh đạo chi nhánh cũng nên quan tâm đến ý kiến đánh giá khách hàng để có cái nhìn khách quan hơn về hoạt động huy động vốn của chi nhánh. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần nhận được sự hỗ trợ từ Vietinbank, NHNN và Chính phủ trong việc đặt nền tảng cho hoạt động huy động vốn có thể được tiến hành một cách thuận lợi nhất.

KẾT LUẬN

Hệ thống NHTM nước ta hiện đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ, gay gắt. Trong cuộc cạnh tranh ấy, việc chạy đua để mở rộng thị phần nguồn vốn tiền gửi luôn là vấn đề thời sự. Tuy nhiên khả năng huy động vốn của các ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn do phụ thuộc vào tâm lý khách hàng cũng như những nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng. Do đó các NHTM cần có những biện pháp, chính sách hợp lý nhằm khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi này.

Để giải quyết điều này, từ chỗ tìm hiểu cơ sở lý luận về công tác huy động nguồn vốn tiền gửi đến việc phân tích tình hình huy động thực tế tại một chi nhánh lớn của hệ thống Vietinbank, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh sẵn có của chi nhánh để góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác huy động vốn ngân hàng. Đồng thời luận văn cũng kiến nghị các giải pháp mới để công tác huy động vốn thực sự có ý nghĩa thực tế tại Vietinbank Đơng Sài Gịn.

Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian nên trong quá trình làm làm luận văn không tránh khỏi sai sót, khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy, Cơ, các Anh, Chị đồng nghiệp và bạn đọc.

Qua đây, tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, hiệu quả của thầy hướng dẫn (TS. Lại Tiến Dĩnh), các thầy cô, giảng viên và viên chức Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức, hỗ trợ cho tơi q trình học tập và thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn đồng môn, các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi hồn thành đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đơng Sài Gịn” và tác giả rất mong nhận được

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2010-2013 của Vietinbank Đơng Sài Gịn và Agribank chi nhánh 9.

2. Lê Hồng Hoa, 2012. Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng gửi tiền và

lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh An Giang. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường đại học Kinh tế TPHCM.

3. Lương Thị Quỳnh Nga, 2011. Nâng cao hiệu quả nguồn vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường đại học Kinh tế TPHCM.

4. Ngô Văn Mừng, 2012. Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 2. Luận văn thạc

sĩ kinh tế. Trường đại học Kinh tế TPHCM.

5. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Tp Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Thị Thanh Vân, 2012. Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn

tiền gửi cho ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường đại học Kinh tế TPHCM.

7. Peter S.Rose, 2001. Quản trị ngân hàng thương mại. Nxb Tài chính.

8. Phạm Thanh Thảo, 2014. Phân tích các nhân tố tác động đến vốn huy động

tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường

đại học Kinh tế TPHCM.

9. Tạp chí Tài chính số 5 năm 2014.

10. Trầm Thị Xuân Hương, 2013. Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại.

Nxb Kinh tế TPHCM.

11. Trần Huy Hoàng, 2011. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại. Nxb Lao

động xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đông sài gòn (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)