Các khía cạnh cơ bản của sự tự tin quá mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc tính nhà đầu tư cá nhân việt nam với hiệu ứng ngược vị thế và tự tin quá mức (Trang 30 - 34)

2. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ HIỆU ỨNG NGƢỢC VỊ THẾ VÀ TỰ TIN

2.2.1. Các khía cạnh cơ bản của sự tự tin quá mức

Hai khía cạnh cơ bản của sự tự tin quá mức là: sự xác định sai và hiệu ứng tốt hơn trung bình. Sự xác định sai cĩ thể xuất hiện trong việc ước lượng các con số cĩ thể tìm được (ví dụ chiều dài sơng Nile) và trong việc ước lượng các con số chưa biết (ví dụ như giá tương lai của một cổ phiếu). Phương pháp điểm phân vị (fractile) sau đây cĩ thể được sử dụng để đánh giá mức độ xác định sai trong các ước lượng khoảng:

Hãy đưa ra ước lượng khoảng cho câu hỏi của bạn. Câu trả lời chính xác cho những câu hỏi (ví dụ độ dài của sơng Nile, hay giá trị của chỉ số Dow Jone Euro Stoxx 50 trong một tuần) sẽ:

- Cận dưới: khơng thấp hơn cận dưới với một xác suất cao (95%). - Cận trên: khơng cao hơn cận trên với một xác suất cao (95%).

Các nghiên cứu về việc xác định những giá trị khơng chắc chắn như vậy bằng phương pháp này cho thấy phân phối xác suất của con người thường rất hẹp (Lichtenstein, Fischhoff và Phillips, 1982; Keren, 1991). Ví dụ: các nghiên cứu yêu

cầu mọi người ước lượng với khoảng tin cậy 90% cho một vài giá trị khơng chắc chắn (như độ dài sơng Nile) cho thấy tỷ lệ phần trăm xuất hiện bất ngờ (giá trị đúng rơi ra ngồi khoảng tin cậy) lớn hơn 10%.

Những ước lượng phân vị của phân phối xác suất như vậy thường được đặt ra cho những giá trị khơng chắc chắn liên tục, thường là những câu hỏi kiến thức tổng quát (Juslin, Wennerholm, và Olsson, 1999; Klayman, Soll, Gonzalz – Vallejo và Barlas, 1999; Soll và Klayman, 2004; Cesarini, Sandewall và Johannesson, 2006; Juslin, Winman và Hanson, 2007). Tỷ lệ đạt trong các nghiên cứu sử dụng khoảng tin cậy 90% chưa đến 50%, nghĩa là tỷ lệ bất ngờ cao hơn 50% thay vì 10% trong trường hợp xác định tốt (Hilton, 2001; Klayman và cộng sự, 1999; Russo và Schomaker, 1992).

Những khoảng tin cậy cũng được sử dụng để đưa ra những dự đốn theo chuỗi thời gian ví dụ như biểu đồ giá cổ phiếu (Budescu và Du, 2007; Glaser và Weber, 2007). Các nghiên cứu khảo sát khả năng ước lượng của nhà đầy tư về độ biến động, bằng cách hỏi họ về khoảng tin cậy đối với lợi nhuận/giá trị của một chỉ số hay lợi nhuận/giá của một cổ phiếu trong tương lai thường cho thấy họ đưa ra những khoảng tin cậy rất hẹp. Vì vậy các biến động trong quá khứ thường bị đánh giá thấp (Hilton, 2001; Glaser và cộng sự, 2004).

Những nghiên cứu khác yêu cầu các đối tượng trả lời các câu hỏi với 2 phương án trả lời để đo lường mức độ xác định sai. Sau đĩ các đối tượng được yêu cầu cho biết xác suất câu trả lời của họ là đúng, giống như ví dụ sau:

- Ai sinh ra trước, Charles Darwin hay Charles Dicken? - Bạn chắc chắn bao nhiêu phần trăm?

Kết quả thường cho thấy tỷ lệ câu trả lời đúng thấp hơn xác suất được ấn định (Lichtenstein et al., 1982).

Một khía cạnh khác của sự quá tự tin là hiệu ứng tốt hơn trung bình. Một câu hỏi tiêu biểu được đặt ra để nhận diện hiệu ứng này:

- Hãy nghĩ về kỹ năng lái xe của bạn. Bạn cĩ tin kỹ năng của mình tốt hơn mức trung bình của những người khác ở trong phịng khơng?

Kết quả chính của nghiên cứu cho thấy mọi người nghĩ kỹ năng của mình tốt hơn mức trung bình. Theo Taylor và Brown (1988), con người cĩ những quan điểm khơng thực tế về bản thân họ. Một biểu hiện quan trọng trong phát hiện này là mọi người thường đánh giá kỹ năng hay những đặc tính tích cực của bản thân tốt hơn người khác. Một ví dụ quen thuộc là trong nghiên cứu của Svenson (1981), cĩ đến 82% cá nhân trong một nhĩm sinh viên tự xếp họ ở nhĩm 30% các tay lái an tồn nhất.

Tự tin quá mức thường được mơ hình hố như một sự đánh giá quá cao độ chính xác của các thơng tin riêng (Glaser và cộng sự, 2004). Các nhà đầu tư quá tự tin thường đánh giá thấp phương sai của các tài sản cĩ rủi ro hoặc đánh giá quá cao tính chính xác của chúng. Nĩi cách khác, khoảng tin cậy của họ đối với giá trị của một tài sản rủi ro là rất hẹp. Benos (1998), Kyle và Wang (1997), Odean (1998b), và Caballe và Sakovics (2003) đã sử dụng cách thức này để mơ hình hố sự tự tin quá mức dưới nhiều dạng khác nhau trong các mơ hình giao dịch dựa trên mơ hình gốc được đưa ra bởi Hellwig (1980), Grossman và Stiglitz (1980), Diamond và Verrechia (1981), và Kyle (1985, 1989). Hầu hết các mơ hình tự tin quá mức đều dự đốn một khối lượng giao dịch cao trên thị trường cĩ nhiều nhà đầu tư tự tin thái quá. Hơn nữa, dưới gĩc độ cá nhân, các nhà đầu tư tự tin thái quá thường giao dịch một cách mạnh mẽ: nhà đầu tư càng quá tự tin thì khối lượng giao dịch càng lớn. Odean đã gọi hiện tượng này là “ảnh hưởng rõ ràng nhất của sự tự tin quá mức”.

Bên cạnh việc giải thích khối lượng giao dịch cao, mơ hình của Benos (1998), Kyle và Wang (1997), Odean (1998b), và Caballe và Sakovics (2003) đưa ra những dự đốn xa hơn. Odean tìm thấy rằng những nhà đầu tư tự tin thái quá cĩ mức hữu dụng kỳ vọng thấp hơn những nhà đầu tư hợp lý và nắm giữ một danh mục đầu tư ít đa dạng hố hơn. Ngược lại Kyle và Wang (1997) chỉ ra rằng các nhà đầu tư tự tin thái quá cĩ thể kiếm được lợi nhuận kỳ vọng cao hơn hoặc cĩ mức độ hữu dụng kỳ vọng cao hơn các nhà đầu tư hợp lý khi mà sự tự tin quá mức đĩng vai trị như một yếu tố

định hướng cho việc giao dịch mạnh mẽ. Benos cũng tìm thấy kết quả tương tự. Tuy nhiên, trong mơ hình của ơng, lợi nhuận cao hơn của các nhà đầu tư tự tin thái quá là do lợi thế của người đi đầu tiên. Benos, Caballe, và Sakovics cũng như Odean cho rằng sự cĩ mặt của nhà đầu tư tự tin thái quá giúp giải thích sự biến động quá mức của giá tài sản, nghĩa là sự dao động của giá tài sản cao hơn sự dao động của giá trị nội tại.

Tĩm lại, tất cả các mơ hình đưa ra nhiều kết luận chung như là sự tác động của tự tin quá mức đối với khối lượng giao dịch, và cũng cĩ những kết luận khác nhau dựa trên những giả thiết bổ sung, ví dụ như tác động của tự tin quá mức đối với mức hữu dụng kỳ vọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc tính nhà đầu tư cá nhân việt nam với hiệu ứng ngược vị thế và tự tin quá mức (Trang 30 - 34)