Các bằng chứng thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc tính nhà đầu tư cá nhân việt nam với hiệu ứng ngược vị thế và tự tin quá mức (Trang 34 - 38)

2. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ HIỆU ỨNG NGƢỢC VỊ THẾ VÀ TỰ TIN

2.2.3. Các bằng chứng thực nghiệm

Sự quá tự tin và giao dịch quá mức

Trên thực tế, khi phân tích hành vi của nhà đầu tư bằng các số liệu giao dịch thì tần suất giao dịch thường được dùng làm tiêu chí đo lường sự tự tin quá mức. Barber & Odean (2000, 2001) và Odean (1998b) phát hiện ra rằng những nhà đầu tư cá nhân Mỹ giao dịch quá mức sẽ khiến họ cĩ độ rủi ro cao và đưa ra các quyết định đầu tư kém (nghĩa là tỷ suất lợi nhuận từ danh mục đầu tư của họ thấp hơn so với mức chung của tồn thị trường). Trong khi đĩ, nghiên cứu của Gongmeng Chen, Kenneth A. Kim, John R. Nofsinger và Oliver M. Rui, 2007 cho thấy các nhà đầu tư cá nhân Trung Quốc mặc dù giao dịch thường xuyên hơn nhưng lại cĩ được lợi nhuận tốt

hơn. Họ cũng chỉ ra rằng, các nhà đầu tư tổ chức giao dịch thường xuyên hơn, nhưng các giao dịch của họ mang lại lợi nhuận tốt hơn nhà đầu tư cá nhân và khi kinh nghiệm làm cho nhà đầu tư tự tin thái quá, chỉ những nhà đầu tư với các tài khoản lớn mới cĩ lợi nhuận thấp hơn.

Tất nhiên, tần suất giao dịch chỉ là một thước đo tương đối cho sự tự tin quá mức. Những nhà đầu tư với kỹ năng giao dịch và thơng tin vượt trội sẽ tận dụng khả năng này bằng cách giao dịch thường xuyên để thu được lợi nhuận cao. Vì vậy, cả những người cĩ khả năng cao thật sự và những người tin tưởng sai lầm về khả năng của mình đều sẽ giao dịch quá mức. Nhìn chung, số nhà đầu tư cĩ khả năng cao thật sự thì rất ít trong khi số người quá tự tin thì rất nhiều. Vì vậy, ở gĩc độ trung bình, tiêu chí tần suất giao dịch được cho là cĩ thể biểu hiện hành vi tự tin quá mức của nhà đầu tư.

Markus Glaser và Martin Weber, 2007 đã kết hợp các dữ liệu sẵn cĩ với thơng tin suy luận ra từ một cuộc khảo sát. Sử dụng dữ liệu giao dịch từ tài khoản mơi giới trên mạng và dữ liệu đo lường tâm lý cĩ được từ việc trả lời bảng câu hỏi qua mạng của cùng các nhà đầu tư trên, họ liên kết các thước đo hoạt động giao dịch khác nhau với các thước đo tâm lý quá tự tin. Mặc dù cĩ những bằng chứng chắc chắn cho thấy những người phụ thuộc vào hiệu ứng tốt hơn trung bình tiến hành giao dịch nhiều hơn, nhưng cũng cĩ rất ít bằng chứng tương ứng cho thấy điều này khi tâm lý quá tự tin được đo lường dựa trên các bài kiểm tra sự ước lượng.

Theo cách tương tự, Mark Grinblatt và Matti Keloharju, 2008 với một nguồn dữ liệu tồn diện về giao dịch cổ phiếu ở Phần Lan đã điều tra mối quan hệ của hoạt động giao dịch với sự quá tự tin và xu hướng “tìm kiếm cảm giác” (senstation seeking). Tìm kiếm cảm giác là một đặc tính cá nhân, chia làm bốn dạng: tìm kiếm cảm giác hồi hộp và mạo hiểm (nghĩa là mong muốn tham gia vào các hoạt động ly kỳ và nguy hiểm); tìm kiếm kinh nghiệm (mong muốn cĩ một trải nghiệm thú vị và mới mẻ, dù bất hợp pháp); tính bộc phát (những hành vi mất kiềm chế xã hội); và nhạy cảm với sự nhàm chán (khơng thích sự tái diễn các kinh nghiệm đã cĩ được). Chúng ta cĩ thể kỳ vọng vào việc những người cĩ xu hướng tìm kiếm cảm giác cĩ giao dịch cao vượt trội, do sự mới lạ cĩ được khi trải nghiệm giao dịch các chứng khốn mới trong danh mục của họ. Trong nghiên cứu này, sự tìm kiếm cảm giác của một cá nhân được đại diện bởi số lượng vé phạt chạy quá tốc độ. Người ta cĩ thể cho rằng điều này chỉ thể hiện được khía cạnh tìm kiếm cảm giác mạo hiểm và hồi hộp. Một thước đo của sự quá tự tin được cung cấp từ hồ sơ tâm lý học được thực hiện cho tất cả nam giới Phần Lan khi tham gia nghĩa vụ quân sự. Mặc dù các chi tiết chính xác khơng được cơng bố rộng rãi nhưng phương pháp đo lường sự quá tự tin này dường như gần với hiệu ứng tốt hơn trung bình. Các tác giả kết luận rằng hoạt động giao dịch cĩ tương quan dương với cả sự quá tự tin và xu hướng tìm kiếm cảm giác mạnh trong mẫu nghiên cứu của mình.

Một sai lầm khác của nhà đầu tư cĩ thể liên quan đến sự quá tự tin là xu hướng đa dạng hố thấp. Những người đa dạng hố danh mục thấp (underdiversified) rất nhanh chĩng định một tỷ trọng quá cao/thấp cho các chứng khốn khi họ nhận thấy một tín hiệu tích cực/tiêu cực, và kết quả là sự đa dạng hố khơng đầy đủ. Một yếu tố khác là hầu hết các nhà đầu tư nhỏ lẻ thiếu thời gian để phân tích nhiều loại cổ phiếu, vì vậy họ sẽ dừng lại sau khi chỉ phân tích một vài chứng khốn. Miễn là họ tin đã nhận ra được một vài cổ phần tốt là họ đã bằng lịng. Sau cùng, nếu họ chắc chắn rằng những cổ phần nào đĩ là mĩn hàng tốt thì tại sai lại phải pha lỗng danh mục đầu tư bằng cổ phần mà họ khơng nghiên cứu? Polkovnichenko (2005) cho rằng những nhà đầu tư ít đa dạng hĩa danh mục là cĩ mục đích: Họ biết cĩ rủi ro nhưng vẫn cố gắng "tiến tới'' với hy vọng sẽ nắm bắt được phần lợi nhuận khĩ khả thi mà chỉ cĩ thể tồn tại trong một danh mục đầu tư ít đa dạng hĩa.

Kelly, M., 1995 xem xét tập hợp danh mục đầu tư của hơn 3,000 nhà đầu tư cá nhân ở Mỹ. Hầu hết khơng nắm giữ cổ phiếu nào. Cịn đối với những hộ gia đình cĩ nắm giữ cổ phiếu (hơn 600 hộ), tác giả tìm thấy trung vị của số lượng chứng khốn trong danh mục đầu tư của họ chỉ là 1. Và chỉ cĩ khoảng 5% các hộ gia đình này nắm giữ từ 10 loại cổ phiếu trở lên. Hầu hết các bằng chứng đều cho thấy để đạt được một mức độ đa dạng hố hợp lý, họ phải nắm giữ nhiều hơn 10 loại cổ phần khác nhau (tốt nhất là trong những lĩnh vực kinh tế khác nhau). Do đĩ dường như hầu hết nhà đầu tư cá nhân cĩ mức độ đa dạng hố danh mục thấp.

William Goetzmann và Alok Kumar, 2008 đã cố gắng xác định những ai cĩ xu hướng đa dạng hố thấp. Khơng ngạc nhiên khi họ nhận thấy rằng việc đa dạng hố thấp xảy ra ít hơn ở những người am hiểu về tài chính. Ngồi ra mức độ đa dạng hố gia tăng cùng với thu nhập, tài sản và độ tuổi. Những người giao dịch nhiều nhất cũng cĩ xu hướng ít đa dạng hố nhất. Điều này rất cĩ thể là do sự quá tự tin là yếu tố chi phối cả việc giao dịch quá mức lẫn đa dạng hố thấp. Những người ít đa dạng hố cũng là những người nhạy cảm với xu hướng giá và bị ảnh hưởng bởi lệch lạc nội địa. Một lần nữa, những điều này cĩ thể là biểu hiện của sự thiếu am hiểu.

Gongmeng Chen, Kenneth A. Kim, John R. Nofsinger và Oliver M. Rui, 2007 nghiên cứu mức độ đa dạng hố của nhà đầu tư Trung Quốc. Kết quả cho thấy nhà đầu tư tổ chức ở Trung Quốc (được cho là “chuyên nghiệp” hơn) sở hữu nhiều chứng khốn hơn so với nhà đầu tư cá nhân (trung bình là 15.5 cổ phiếu so với 2.6 cổ phiếu). Mức độ đa dạng hố cũng gia tăng cùng với mức độ giàu cĩ và tần suất giao dịch của nhà đầu tư, trong khi độ tuổi, thời gian mở tài khoản khơng tác động đến mức độ đa dạng hố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc tính nhà đầu tư cá nhân việt nam với hiệu ứng ngược vị thế và tự tin quá mức (Trang 34 - 38)