Đặc điểm nhà đầu tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc tính nhà đầu tư cá nhân việt nam với hiệu ứng ngược vị thế và tự tin quá mức (Trang 38 - 42)

2. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ HIỆU ỨNG NGƢỢC VỊ THẾ VÀ TỰ TIN

2.3. Đặc điểm nhà đầu tƣ

Trong một nghiên cứu về các khuynh hướng hành vi (bao gồm hiệu ứng ngược vị thế, quá tự tin và khuynh hướng đại diện) của các nhà đầu tư Trung Quốc; Gongmeng Chen, Kenneth A. Kim, John R. Nofsinger và Oliver M. Rui, 2007 đã lập luận rằng: các nhà tâm lý học phát hiện ra rằng những nhĩm người khác nhau cĩ

mức độ lệch lạc nhận thức khác nhau. Ví dụ, những nhà đầu tư là nam thường quá tự tin quá hơn những nhà đầu tư nữ (Lundeberg, Fox, & Puncochar, 1994; Barber & Odean, 2001). Hơn nữa, kinh nghiệm khác nhau cũng sẽ dẫn tới hành vi khác nhau (Wolosin et al., 1973; Gervais & Odean, 2001). Vì vậy, trong đầu tư khơng phải tất cả nhà đầu tư cá nhân đều phản ứng giống nhau. Nhĩm tác giả nhận diện được các đặc điểm của nhà đầu tư mà họ tin rằng sẽ ít bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng hành vi và sai lầm trong giao dịch. Trong đĩ cĩ các đặc điểm nổi bật như sau:

Nhà đầu tư kinh nghiệm

Những nhà đầu tư này đã tích lũy được kinh nghiệm đầu tư, do đĩ, họ học được cách phản ứng hợp lý. Những nhà đầu tư khơng biết cách tìm hiểu và nâng cao kỹ năng của mình theo thời gian cĩ thể thua lỗ và phải rời khỏi thị trường. Nghiên cứu của List (2003) đưa ra một số bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng nhà đầu tư cĩ thể học cách phản ứng hợp lý. Korniotis & Kumar (2006) đã nghiên cứu sự đánh đổi giữa những lợi ích từ kinh nghiệm đầu tư với các vấn đề về suy mãn nhận thức. Những nhà đầu tư cĩ kinh nghiệm hơn sẽ nắm giữ các danh mục đầu tư ít rủi ro hơn, đa dạng hơn, và ít giao dịch thường xuyên. Tuy nhiên, sau khi đã tích lũy kinh nghiệm, khả năng lựa chọn chứng khốn và kỹ năng đa dạng hĩa của những nhà đầu tư lâu năm cũng cĩ thể kém hơn.

Gongmeng Chen, Kenneth A. Kim, John R. Nofsinger và Oliver M. Rui, 2007 cho rằng tại Trung Quốc, những người trẻ tuổi thường được giáo dục tốt hơn và sẵn sàng tham gia các hoạt động trên thị trường vốn. Tuy nhiên, những nhà đầu tư lớn tuổi lại cĩ nhiều kinh nghiệm sống hơn. Vì vậy, những nhà đầu tư khơn khéo nhất là những người vừa trẻ, được đào tạo theo định hướng thị trường nhưng cũng vừa đủ từng trải để tích lũy và học hỏi từ những “bài học cuộc sống".

Nhà đầu tư năng động

Những nhà đầu tư càng giao dịch thường xuyên càng nhanh chĩng tích lũy được kinh nghiệm và như đã nĩi trên, những nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm thường ít cĩ khuynh hướng hành vi trong các quyết định giao dịch. Mặt khác, Barber & Odean (2000) cho rằng những nhà đầu tư càng giao dịch nhiều càng trở nên quá tự tin. Hai nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những nhà đầu tư càng giao dịch nhiều càng nhận kết quả đầu tư tệ hơn. Vì vậy, việc giao dịch thường xuyên cĩ thể vừa là dấu hiệu của một nhà đầu tư đã học được cách phản ứng hợp lý nhưng cũng vừa là dấu hiệu của một nhà đầu tư quá tự tin.

Nhà đầu tư giàu cĩ

Những nhà đầu tư giàu cĩ cĩ thể cĩ nhiều kiến thức tài chính hơn so với các cá nhân khác. Tuy nhiên, nhĩm nhà đầu tư này cũng cĩ thể rơi vào tình trạng quá tự tin. Vissing-Jørgensen (2003) đã nghiên cứu số liệu khảo sát các nhà đầu tư Hoa Kỳ từ UBS/Gallup về việc nắm giữ chứng khốn và kỳ vọng của họ. Nhà nghiên cứu này

nhận thấy rằng mặc dù các nhà đầu tư này cũng chịu ảnh hưởng bởi một số khuynh hướng tâm lý (bao gồm khuynh hướng đại diện), nhưng mức độ giàu cĩ đã phần nào làm giảm bớt sự ảnh hưởng của các khuynh hướng.

Ngồi ra cịn cĩ nhiều học giả tài chính và kinh tế khác cũng đã bắt đầu nghiên cứu các đặc điểm và hành vi của các nhà đầu tư. Dhar & Zhu (2006) xem xét các biến nhân khẩu học và kinh tế - xã hội về mức độ thể hiện hiệu ứng ngược vị thế. Họ nhận thấy rằng những nhà đầu tư cá nhân giàu cĩ và những người làm việc trong các ngành nghề chuyên nghiệp cĩ hiệu ứng ngược vị thế thấp hơn. Tần số giao dịch thường xuyên cũng gĩp phần giảm hiệu ứng ngược vị thế…

Dựa trên cơ sở các nghiên cứu trên cùng với thực tế dữ liệu thu thập được, trong nghiên cứu này, tơi xem xét các đặc điểm cá nhân của nhà đầu tư Việt Nam bao gồm: (a) thời gian kích hoạt tài khoản (nhà đầu tư kinh nghiệm), (b) độ tuổi, (c) số lượng giao dịch (nhà đầu tư năng động) và (d) giá trị tài khoản (nhà đầu tư giàu cĩ) để xét xem rằng liệu các nhà đầu tư cá nhân với các đặc tính khác nhau này cĩ mức độ gặp phải những sai lầm nhận thức trong quyết định đầu tư của mình cụ thể là hiệu ứng ngược vị thế và tự tin thái quá như nhau hay khơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc tính nhà đầu tư cá nhân việt nam với hiệu ứng ngược vị thế và tự tin quá mức (Trang 38 - 42)