.3 Tình hình huy động năm 2013 của nhóm ngân hàng niêm yết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố nội tại tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết việt nam (Trang 34 - 36)

Chỉ tiêu Tiền gửi ngân hàng

Năm Năm 2013 Năm 2012 Thay đổi

Vietinbank 364.497 289.105 26,08% BIDV 339.135 303.059 11,90% Vietcombank 330.305 285.381 15,74%

MB 136.099 117.747 15,59% Sacombank 131.645 107.459 22,51% SHB 90.714 77.598 16,90% Eximbank 79.580 70.516 12,85% Navibank 18.377 12.273 49,74% (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2013).

Lợi nhuận ngân hàng gắn liền với thu nhập lãi, phần có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thu nhập. Ngân hàng có thu nhập lãi thuần tăng trưởng âm sẽ có lợi nhuận ròng tăng trưởng âm.

VCBS cho biết Thu nhập lãi thuần biên (NIM) năm 2013 của các ngân hàng đều giảm chủ yếu do lãi suất cho vay giảm nhanh hơn lãi suất huy động đồng thời lãi suất bình quân liên ngân hàng và lãi suất trái phiếu đều giảm so với mặt bằng năm 2012.

Trong năm 2013, mặc dù NIM của Sacombank giảm nhẹ nhưng vẫn cao nhất trong khối ngân hàng. Ngồi ra, Sacombank cũng có được mức tăng trưởng lợi nhuận rất tốt nhờ vào giảm lãi phải trả cho giấy tờ có giá (phát hành giấy tờ có giá dưới 1 năm biến động giảm 7.200 tỷ đồng). Đồng thời, Sacombank khơng cịn phải trích lập dự phịng cho 800 tỷ đồng trái phiếu và các tài sản siết nợ/cấn trừ nợ của Sacombank khiến chi phí dự phịng giảm tới 67%.

Cùng suy giảm về NIM, lợi nhuận sau thuế của NHTMCP Quân Đội đạt 2.267 tỷ đồng (giảm 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái). Trong năm 2013, ngân hàng đã giảm mạnh hoạt động cho vay liên ngân hàng (-40%) và tăng 3,6 lần đầu tư vào danh mục chứng khốn nợ do Chính phủ bảo lãnh có lãi suất từ 5,67% đến 15%/năm.

Ngoài những yếu tố về tốc độ tăng trưởng tín dụng, huy động, thu nhập lãi, một yếu tố trọng yếu khác ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng là tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh, dẫn đến chi phí dự phịng rủi ro tăng cao.

Vietinbank. Trong năm, Vietinbank đã xử lý bằng dự phòng 4.576 tỷ đồng nợ xấu đồng thời thu về 1.266 tỷ đồng từ các khoản nợ đã xử lý trước đó. Tỷ lệ nợ xấu giảm về mức 1%. Tuy nhiên, đáng chú ý, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của Vietinbank vẫn tiếp tục tăng từ 23.957 tỷ đồng trong 2012 lên 30.024 tỷ đồng trong 2013 (+25,3%), khiến cho tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp trong tổng danh mục chứng khoán đầu tư tăng từ 32,6% lên 36,2%. Đây là tỷ lệ tương đối cao so với các ngân hàng khác.

Nợ xấu giảm mạnh thứ 2 là BIDV (20,4%). Trong năm 2013, BIDV đã dùng 6.146,8 tỷ đồng xử lý hơn 40% số nợ xấu, qua đó giảm tỷ lệ nợ xấu xuống 1,9% so với mức 2,7% của năm trước đó. Tuy vậy, tổng nợ xấu của BIDV vẫn đứng cao nhất trong khối ngân hàng niêm yết và đứng thứ 3 trong toàn hệ thống (7.296 tỷ đồng).

Về tỷ lệ nợ xấu, SHB hiện đang đứng đầu về tỷ lệ nợ xấu nhưng đang có những dấu hiệu về sự cải thiện. Hồn nhập dự phịng của SHB đã giảm 436 tỷ (giảm 67%) so với năm 2012. Chất lượng tài sản có vẻ được cải thiện khi tỷ lệ nợ xấu giảm từ 8,8% năm 2012 xuống 4,1% trong năm 2013. Tuy nhiên VCBS cho biết, nếu tính phần cho vay Vinashin 1.201 tỷ đồng đang chờ xử lý vào nợ nhóm 3-5 thì tỷ lệ nợ xấu sẽ lên đến 6%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố nội tại tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)