Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng và đẩy mạnh giải quyết nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố nội tại tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết việt nam (Trang 63 - 67)

Bảng 2 .11 Kết quả hồi quy

3.1 Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng và đẩy mạnh giải quyết nợ xấu

3.1.1 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng:

Hoạt động cho vay là hoạt động chính đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong giai đoạn 2004-2013, tại các ngân hàng đang niêm yết cho thấy tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản có tác động nghịch chiều tới ROA của ngân hàng. Nguyên nhân có thể do chất lượng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng này cịn thấp, khách hàng vay có tình hình tài chính xấu, khơng có khả năng thanh tốn các khoản nợ kịp thời và đầy đủ nên khiến ngân hàng chịu tổn thất do nợ xấu, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, để cải thiện kết quả kinh doanh, ngân hàng cần có các giải pháp làm tăng chất lượng tín dụng, tránh việc chạy theo chỉ tiêu dư nợ cho vay nhưng không đảm bảo khả năng thu hồi nợ.

Các ngân hàng cần tăng cường cơng tác kiểm sốt hoạt động cho vay, xây dựng các quy trình, hướng dẫn cơng việc nội bộ, đặc biệt là quy trình thu thập thơng tin, thẩm định khách hàng, xét duyệt cho vay. Đảm bảo nguyên tắc độc lập trong các khâu thu thập thông tin, tiếp xúc khách hàng, lập tờ trình thẩm định

khách hàng và phê duyệt cho vay, đặc biệt là đối với các khoản cho vay có hạn mức lớn.

Ngân hàng cần chú trọng công tác thẩm định khách hàng bằng cách kết hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, từ khách hàng cung cấp, trong hệ thống ngân hàng và ngoài hệ thống ngân hàng như thông tin từ tổng cục thuế,…Cần tập trung vào các vấn đề tư cách pháp lý, tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh thực tế, lịch sử tín dụng của khách hàng,…

Xây dựng hệ thống cung cấp, tra cứu thơng tin nhanh chóng, dễ dàng và đầy đủ cũng là việc cần thiết để các nhân viên ngân hàng có thể cập nhật các quy định, quy trình, hướng dẫn cơng việc cũng như thông tin khách hàng.

Ngân hàng cần thực hiện các biện pháp để tăng dư nợ cho vay có chất lượng tốt thơng qua việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, công tác tiếp thị… để thu hút những khách hàng có tình hình tài chính tốt.

Tăng cường cho vay phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, xuất khẩu, hạn chế cho vay lĩnh vực phi sản xuất, xây dựng mối liên kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần xây dựng cơ chế xác định lãi suất cho vay phù hợp. Đây là điều hết sức quan trọng đối với cả khách hàng vay và ngân hàng. Nếu lãi suất quá cao sẽ gây khó khăn trong việc thu hút các khách hàng vay do yếu tố cạnh tranh. Đồng thời, lãi suất vay tăng cao cũng sẽ cản trở khả năng khách hàng thanh toán nợ vay do làm tăng chi phí tài chính của khách hàng. Ngược lại lãi suất quá thấp sẽ không mang lại hiệu quả hoạt động cao cho ngân hàng. Để có được mức lãi suất cho vay phù hợp, ngân hàng có thể xây dựng khung lãi suất cho từng sản phẩm tín dụng, phân nhóm khách hàng như khách hàng mới, khách hàng hiện hữu, có chính sách ưu đãi lãi suất cho khách hàng tiềm năng, khách hàng thân thiết, căn cứ vào thời gian cho vay để xác định

lãi suất phù hợp,…Mặt khác, ngân hàng cũng cần đưa ra mức lãi suất huy động phù hợp, đẩy mạnh hoạt động huy động nguồn vốn trung dài hạn.

Tăng cường công tác giám sát khách hàng, coi trọng việc kiểm tra thực tế tài sản đảm bảo và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Việc kiểm tra thực tế không chỉ được thực hiện trước khi giải ngân mà phải đảm bảo duy trì trong thời gian vay để ngân hàng có thể theo dõi, kiểm sốt tình hình tài chính, chất lượng tài sản đảm bảo để có giải pháp xử lý kịp thời trong trường hơp có thơng tin xấu.

Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ, chuẩn mực đạo đức cho nhân viên ngân hàng. Đào tạo nhân viên nhằm nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, đặc biệt là khả năng thu thập thơng tin, phân tích đánh giá năng lực tài chính, giúp ngân hàng tránh được các rủi ro từ phía khách hàng.

Tăng cường và nâng cao năng lực của đội ngũ kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Việc kiểm tra hoạt động cho vay tại các chi nhánh, phòng giao dịch cần được thực hiện thường xuyên và đột xuất nhằm phát hiện các sai sót trong q trình tác nghiệp của nhân viên cũng như những sai phạm cố ý để có biện pháp xử lý kịp thời.

3.1.2 Giải pháp đẩy mạnh công tác giải quyết nợ xấu

Thứ nhất, ngân hàng chủ động phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ và xem xét giảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời, có chiều hướng cải thiện sản xuất kinh doanh tích cực, được đánh giá có khả năng trả nợ theo thời gian cơ cấu lại nợ. Việc này giúp các doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm tồn đọng, giải quyết khó khăn nhất thời trong hoạt động kinh doanh. Tuy biện pháp này có thể khiến lợi nhuận của ngân hàng giảm trong ngắn hạn nhưng đổi lại khi doanh nghiệp phục hồi sẽ có tác động tích cực đối với ngân hàng và bù đắp bằng lợi nhuận trong tương lai.

Thứ hai, thực hiện các biện pháp thu nợ có chiết khấu. Đây là hình thức giảm giá trị khoản nợ phải trả cho doanh nghiệp, giá trị triết khấu do ngân hàng và khách hàng thoả thuận nhưng theo hướng có lợi cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy thanh toán dứt điểm khoản nợ, ngân hàng tuy phải chịu thiệt hại một chút nhưng cũng sớm thu hồi được một phần vốn.

Thứ ba, chứng khốn hóa các khoản nợ khó địi. Nếu doanh nghiệp có lịch sử quản trị kinh doanh tốt, đang gặp khó khăn về nghĩa vụ trả nợ gốc hoặc do các dự án đầu tư đang triển khai chưa đi vào hoạt động… có thể chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần. Chuyển vị thế các ngân hàng đang là chủ nợ thành cổ đông lớn nắm đa số cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển. Điều này là cần thiết để ngân hàng có thể tham gia vào hội đồng quản trị của doanh nghiệp là khách hàng vay. Qua đó ngân hàng tham gia cải tiến bộ máy tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp để mang lại hiệu quả cao kinh doanh cao hơn trong tương lai. Đối với Việt Nam, từ trước tới nay đã có rất nhiều trường hợp thành công, không những cứu được doanh nghiệp khỏi nguy cơ giải thể phá sản mà cịn bảo tồn được nguồn vốn của các ngân hàng. Đồng thời, các ngân hàng nên sử dụng các cơng ty con của mình như cơng ty quản lý mua bán nợ, cơng ty chứng khốn hay cơng ty quản lý quỹ để tham gia chủ động vào tiến trình chứng khốn hóa.

Thứ tư, tăng cường trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ bán, xử lý các tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu để thu hồi vốn.

Thứ năm, sử dụng thị trường bán nợ: bán trực tiếp cho nhà đầu tư, thường được thực hiện dưới 3 hình thức bán nhóm, bán riêng lẻ và liên doanh hợp tác thông qua thương lượng hoặc bán đấu giá. Các tài sản được bán bao gồm các khoản nợ, cổ phần (chuyển từ các khoản nợ), các tài sản thế chấp và cổ phần. Hiện nay Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã được thành lập nhằm mua lại các khoản nợ xấu từ các tổ chức

tín dụng. Đây cũng là một giải pháp để tạm thời tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố nội tại tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết việt nam (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)