Bảng 2 .11 Kết quả hồi quy
2.1 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP niêm yết
2.2.2 Lƣợng hóa các biến
2.2.2.1 Biến phụ thuộc:
Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, các nhà nghiên cứu thường sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân trong năm (ROA) và lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tuy nhiên, tác giả sử dụng ROA là biến phụ thuộc duy nhất để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tác giả không chọn chỉ tiêu ROE vì nó khơng thể hiện được hiệu quả sử dụng đầy đủ tồn bộ các nguồn lực, khơng giải thích được lợi ích và rủi ro của việc sử dụng địn bẩy tài chính của ngân hàng. Trong khi đó chỉ số ROA phản ánh năng lực quản trị của ngân hàng về sử dụng tài chính và những nguồn vốn thực sự đem lại lợi nhuận. Mặt khác, trong bài Nghiên cứu về Hiệu năng của các Ngân hàng thương mại Nhà nước tại TP.Hồ Chí Minh (Trương Quang Thơng, 2011) đã nêu lý do khơng chọn tỷ số ROE vì đối với các ngân hàng quốc doanh nguồn vốn ban đầu được cấp phát chứ không thực sự là vốn điều lệ đăng ký như ngân hàng cổ phần.
2.2.2.2 Quy mô ngân hàng:
Trong hầu hết các nghiên cứu trước đây, biến quy mô ngân hàng được thể hiện qua giá trị tổng tài sản của ngân hàng và nó có thể có tác động nghịch chiều hay cùng chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó các ngân hàng cần lựa chọn quy mơ tối ưu để có thể tối đa hóa lợi nhuận.
Biến quy mơ ngân hàng được xác định bằng Ln(Tổng tài sản) để thể hiện tốc độ tăng của tổng tài sản trong mối quan hệ với mức tăng của ROA.
Do nền kinh tế Việt Nam vẫn trong giai đoạn đang phát triển nên tác giả kỳ vọng quy mô ngân hàng sẽ tác động cùng chiều tới ROA.
SIZE= ln(tổng tài sản)
2.2.2.3 Chi phí quản lý:
Quan hệ giữa chi phí quản lý và ROA của ngân hàng thể hiện hiệu quả của công tác quản lý ngân hàng. Chi phí quản lý bao gồm chi phí lương, trợ cấp cho người lao động và chi phí hoạt động của ngân hàng.
Theo các nghiên cứu trước đây, chi phí quản lý có thể có tác động cùng chiều hay nghịch chiều với ROA. Trong một hệ thống ngân hàng phát triển, trình độ quản lý tốt cùng với đội ngũ nhân viên có năng suất lao động cao thì sự gia tăng mức lương, chi phí hoạt động sẽ mang lại sự gia tăng lợi nhuận của ngân hàng và ngược lại. Trong hệ thống ngân hàng tại các nước đang phát triển, việc cắt giảm chi phí quản lý, lương nhân viên sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận ngân hàng.
Ở Việt Nam trong vài năm gần đây, các ngân hàng đã tích cực cắt giảm chi phí lương, chi phí hoạt động nhằm nâng cao lợi nhuận ngân hàng. Do đó, mối quan hệ nghịch chiều giữa chi phí quản lý và ROA được kỳ vọng trong nghiên cứu này.
Biến chi phí quản lý được xác định như sau: COST= chi phí quản lý/ tổng tài sản
Rủi ro tín dụng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ROA của ngân hàng. Theo các nghiên cứu trước đây, rủi ro tín dụng tăng sẽ làm giảm ROA. Việc phát sinh các khoản vay khơng có khả năng thu hồi đầy đủ và đúng hạn sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Nhằm tối thiểu hóa rủi ro có thể xảy ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quy định về việc trích lập dự phịng đối với các khoản nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại.
Trong nghiên cứu này, rủi ro tín dụng được phản ánh qua tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay và kỳ vọng sẽ có quan hệ nghịch chiều với ROA của ngân hàng.
CREDIT_RISK= dự phịng rủi ro tín dụng / tổng dư nợ cho vay
2.2.2.5 Tính thanh khoản:
Tính thanh khoản được xác định bằng dự trữ thanh khoản (gồm tỷ lệ tiền mặt, tiền gửi và chứng khoán thanh khoản của ngân hàng) trên tổng tài sản.
Tỷ lệ này có giá trị càng lớn cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ của ngân hàng và ngược lại. Tuy nhiên, các tài sản lưu động có mức sinh lợi thấp hơn so với các tài sản khác nên việc nắm giữ nhiều tài sản lưu động có thể sẽ làm giảm khả năng nâng cao lợi nhuân của ngân hàng.
Theo các nghiên cứu trước đây, tính thanh khoản có thể có tác động cùng chiều hay nghịch chiều với ROA. Trong tình hình kinh tế khơng ổn định, ngân hàng có thể nắm giữ các tài sản lưu động để đảm bảo thanh khoản, giảm thiểu rủi ro.
Bài nghiên cứu này thực hiện nghiên cứu thực nghiệm trong thời gian từ 2004-2013, các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên việc tính thanh khoản được dự đốn sẽ có tác động cùng chiều với ROA của ngân hàng.
LIQ= dự trữ thanh khoản/ tổng tài sản