.11 Mức độ tác động của các biến thị trường vào quyết định đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cá nhân trên TTCK việt nam (Trang 69)

Nhân tố Biến Trung Bình Độ lệch chuẩn

Thị trường X15 4.16 1.2

X16 4.03 1.0

X17 4.3 1.22

(Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả)

Bảng 3.11 chỉ cho chúng ta thấy rõ rằng nhân tố thị trường tác động mạnh đến quyết định đầu tư. Trung bình của các biến X15: 4.16, X16: 4.03, X17:4.3 đều lớn hơn 4. Điều đó có nghĩa các nhà đầu tư tại HOSE xem xét sự thay đổi giá và thông tin thị trường một cách kỹ lưỡng trước khi ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên có một điều bất ngờ là giá chứng khốn trong q khứ khơng có ý nghĩa trong đề tài này. Bên cạnh đó khi xem xét độ lệch chuẩn cho chúng ta thấy một số nhà đầu tư bị ảnh hưởng rất mạnh của nhân tố thị trường lên quyết định đầu tư của họ.

3.3.3.4 Mức độ tác động của các biến hiệu ứng đám đông đến quyết định đầu

Bảng 3.12 Mức độ tác động của các biến hiệu ứng đám đông vào quyết định đầu tư

Nhân tố Biến Trung Bình Độ lệch chuẩn

Đám đơng X21 3.64 1.3

X22 3.69 1.48

X23 3.63 1.38

X24 3.43 1.47

(Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả)

Bảng 3.12 cho ta thấy rằng, các nhà đầu tư tại HOSE khá ảnh hưởng bởi các quyết định của các nhà đầu tư khác. Từ việc chọn cổ phiếu (X21: 3.64), khối lượng cổ phiếu giao dịch (X22: 3.69) hay là quyết định mua hay bán (X23: 3.63) và cũng như phản ứng khá nhanh trước sự thay đổi của các nhà đầu tư khác vào quyết định đầu tư của mình (X24: 3.43).

Nhìn chung, các biến trong bốn nhân tố đều ảnh hướng vừa phải đến quyết định của các nhà đầu tư cá nhân tại HOSE. Chỉ có biến X11 tác động ít, trong khi đó các biến thị trường thì ảnh hưởng mạnh mẽ(X15, X16, X17). Tuy nhiên độ lệch chuẩn của tất cả các biến là khá cao so với giá trị trung bình điều đó dẫn đến các đánh giá khác nhau giữa các người trả lời về mức độ ảnh hưởng của các biến đến quyết định đầu tư. Ví dụ, X17 có giá trị trung bình là 4.3 trong khi độ lệch chuẩn là 1.22, như vậy sẽ có nhà đầu tư mức tác động lên đến 5.52 là rất cao.

3.3.3.5 Mức độ tác động đến quyết định đầu tư

Bảng 3.13 Kết quả của quyết định đầu tư

Nhân tố Biến Trung Bình Độ lệch chuẩn

Quyết định đầu tư Y1 3.17 0.84

Y2 3.5 0.88

Y3 3.5 1.07

(Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả)

Bảng 3.13 chỉ cho chúng ta thấy rằng, các nhà đầu tư cá nhân tại HOSE cảm thấy bình thường với các quyết định đầu tư của họ thời gian qua. Kết quả trên cho thấy các quyết định của họ không ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời mong đợi và so với giá trị thị trường và họ cảm thấy bình trường trong các quyết định mua, bán, chọn cổ phiếu và số lượng cổ phiếu. Tuy nhiên để có thể phân tích rõ hơn tác động của các nhân tố hành vi đến quyết định đầu tư, tác giả sử dụng phân tích bằng mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM, đưa ra giá trị ước lượng của các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.

3.3.4 Ảnh hưởng của các nhân tố hành vi đến quyết định đầu tư cá nhân bằng phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM

Trong phần này, Mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM sẽ được sử dụng để miêu tả mối quan hệ giữa các biến. SEM là sự kết hợp giữa hồi quy đa biến và phân tích nhân tố trong cùng một mơ hình. Phân tích nhân tố khẳng định CFA là một phần của SEM, giúp chúng ta xác định là các nhân tố và các biến (đã xác định trong phân tích EFA ở trên) thì phù hợp cho mơ hình cấu trúc tuyến tính. Trong khi các thành phần

khác sẽ xác định hồi quy tuyến tính, ước lượng trọng số hồi quy giữa các biến hành vi (bao gồm các biến độc lập) và nhân tố quyết định đầu tư( biến phụ thuộc). Kết quả của SEM được thực hiện thông qua phần mềm AMOS trong hình 3.6.

Sự phù hợp của mơ hình tuyến tính là khá tốt, Chỉ số GFI (Goodness-of-Fix Index) = 0.955, TLI (Tucker-Lewis Coefficient)=0.946, CFI (Comparative Fit Index)=0.966, RMSEA (Root Mean Square Error of Approximation)=0.069<0.08, CMIN/df=1.751 và p-value 0.025 (Như tiêu chuẩn đã đề ra ở phần trước). Nên mơ hình thích hợp với dữ liệu thu thập từ thị trường.

Hình 3.6 chỉ cho ta thấy rằng ước lượng của hệ số tải nhân tố(Factor loading), trọng số hồi quy giữa các biến cũng như là giữa các biến được giải thích bởi các biến khác. Trong mơ hình này chỉ có hai nhân tố tìm được là có ảnh hưởng thực sự đến quyết định đầu tư: Tự nghiệm (X3, X6), Triển vọng (X10, X11, X9). Theo đó, các hệ số tải nhân tố (Factor loading) giữa các biến và nhân tố đều lớn hơn 0.5 nên mơ hình có giá trị hội tụ.

Ngồi ra, mơ hình này phù hợp với dữ liệu thị trường và khơng có tương quan giữa các sai số đo lường nên mang tính đơn ngun.

Bên cạnh đó mơ hình cịn có độ tin cậy (khi đo lường thông qua hệ số Cronbach’S Alpha, độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích) và giá trị phân biệt ( khi hệ số tương quan của các biến là nhỏ hơn 0.9) đươc thể hiện rõ lần lượt trong bảng 3.14 và 3.15. Do đó, mơ hình của đề tài là đạt các yêu cầu cần thiết cho phân tích mơ hình SEM đưa ra.

Bảng 3.14 Độ tin cậy của mơ hình SEM NHÂN TỐ NHÂN TỐ SỐ BIẾN CRONBACH ANPHA ĐỘ TIN CẬY TỔNG HỢP PHƯƠNG SAI TRÍCH GIÁ TRỊ HERDING 4 0.858 0.6 0.7 ĐẠT YÊU CẦU MARKET 3 0.790 0.6 0.64 PROSPECT 3 0.791 0.6 0.64 HEURISTIC_1 2 0.815 0.7 0.75 HEURISTIC_2 2 0.793 0.7 0.71 HEURISTIC_3 2 0.694 0.5 0,62

(Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả) Bảng 3.15 Phân tích giá trị phân biệt của mơ hình SEM

N= 161 1.974996

Correlations: (Group number 1 - Default model)

Estimated (R) SE=Sqrt((1- R^2)/(N-2) CR=(1- R)/SE P- VALUE HERDING <--> MARKET 0.041 0.079238475 12.10271 0.000000 HERDING <--> PROSPECT 0.447 0.070941157 7.795193 0.000000 HERDING <--> HEURISTIC_1 0.078 0.079063544 11.66151 0.000000 HERDING <--> HEURISTIC_2 0.416 0.072117305 8.097918 0.000000 HERDING <--> HEURISTIC_3 0.167 0.078191468 10.65334 0.000000 MARKET <--> PROSPECT 0.192 0.07782968 10.38164 0.000000 MARKET <--> HEURISTIC_1 0.322 0.07508134 9.030206 0.000000 MARKET <--> HEURISTIC_2 0.27 0.076359791 9.560005 0.000000 MARKET <--> HEURISTIC_3 0.443 0.071098789 7.83417 0.000000

PROSPECT <--> HEURISTIC_1 0.198 0.077735077 10.31709 0.000000 PROSPECT <--> HEURISTIC_2 0.357 0.074079296 8.679888 0.000000 PROSPECT <--> HEURISTIC_3 0.289 0.075921136 9.364981 0.000000 HEURISTIC_1 <--> HEURISTIC_2 0.271 0.076337508 9.549696 0.000000 HEURISTIC_1 <--> HEURISTIC_3 0.376 0.073485719 8.491446 0.000000 HEURISTIC_2 <--> HEURISTIC_3 0.295 0.075775861 9.303754 0.000000

(Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả)

Theo mơ hình kết quả thì các nhân tố triển vọng (X9, X10, X11) có tương quan dương mạnh nhất với quyết định đầu tư với hệ số ước lượng chuẩn hóa là 0.3 (sig=.003). Nhân tố tự nghiệm cũng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư với hệ số ước lượng chuẩn hóa là 0.26 (sig=.007). Các hành vi này đều tương quan dương và giải thích được 56% các biến tác động đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân tại HOSE .

Kết quả cho ta thấy rằng, để nâng cao các quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân tại HOSE phải cải thiện các hành vi của nhân tố triển vọng, và tự nghiệm.

Để kiểm tra các hệ số ước lượng có độ tin cậy khơng, tác giả chạy kiểm định Bootstrap, chạy 200 mẫu và cho kết quả hệ số trị tuyệt đối của CR nhỏ hơn 1.96, do đó ước lượng có thể tin cậy được ở mức ý nghĩa 5%.

Bảng 3.16 Phân tích kiểm định Bootstrap

Parameter SE SE-SE Mean Bias SE-Bias CR

QUYETDINHDAUTU <-- TRIENVONG 0.097 0.005 0.295 -0.003 0.007 -0.4

QUYETDINHDAUTU <-- TUNGHIEM1 0.108 0.005 0.269 0.011 0.008 1.4

Hình 3.6 Mơ hình cấu trúc tuyến tính cho các biến hành vi và quyết định đầu tư định đầu tư

(Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả)

3.4 Phân tích kết quả thực nghiệm

Trong phần này, các kết quả phân tích thực nghiệm của đề tài đã thực hiện các phần trên sẽ đi phân tích cụ thể, so sánh với các nghiên cứu trước đây và vận dụng thực trạng các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cá nhân tại thị trường chứng khốn để phân tích các kết quả đạt được cho mơ hình tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

Kết quả hồi quy của mơ hình chỉ có hai nhân tố triển vọng và tự nghiệm có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên nghiên cứu được thiết kế dựa vào nghiên cứu cắt ngang, đánh giá hành vi của nhà đầu tư cá nhân tại một thời điểm nhất định. Thật là thiếu sót nếu bỏ quả các tác động của các nhân tố khác đến quyết định đầu tư.

3.4.1 Các nhân tố hành vi tác động đến quyết định đầu tư 3.4.1.1 Tác động của biến tự nghiệm 3.4.1.1 Tác động của biến tự nghiệm

Tính đại diện tác động vừa phải đến quyết định đầu tư( X1(3.13), X2(3.11))

Mức tác động của hai biến này là ở mức trung bình. Các nhà đầu tư tại HOSE phản ứng ở mức vừa phải trước việc lựa chọn các cổ phiếu “nóng” và các cổ phiếu sinh lời kém, và phân tích các cổ phiếu đại diện để ra quyết định đầu tư. Kết quả chỉ

ra rằng khá tương đồng với nghiên cứu của Waweru và cộng sự (2008, trang 34), cũng phù hợp với Debondt và Thaler (1985) và Barberis và Huang (2001).

Sự sẵn có tác động mạnh đến quyết định đầu tư( trung bình =4.4)

Giữa sáu biến của tự nghiệm, sự sẵn có mang tác động mạnh nhất, tác động mạnh (4 đến 5) đến quyết định đầu tư. Kết quả ám chỉ rằng, các nhà đầu tư đưa ra các quyết định dựa vào các thơng tin sẵn có. Các nhà đầu tư tại HOSE thích mua các cổ phiếu trong nước hơn là các cổ phiếu nước ngồi bởi vì họ có thơng tin về cổ phiếu muốn mua dễ dàng hơn từ bạn bè và người thân. Kết quả rất đồng tình với kết quả của Waweru và cộng sự (2008, trang 34), trong đó chỉ ra rằng 96% các nhà đầu tư được khảo sát thì ảnh hưởng bởi sai lệch thị trường trong nước (home-market bias) mà không xem xét đến các nguyên lý cơ bản trong đa dạng hóa doanh mục đầu tư. Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy chính sách về thơng tin thị trường vẫn chưa được hồn thiện, điều đó dẫn đến khó khăn cho các nhà đầu tư xác định mức độ chính xác của thơng tin, dựa vào các thơng tin sẵn có có thể dẫn đến kết quả khơng tốt, đặc biệt trường hợp, một số cá nhân lợi dụng sơ hở để tung ra các thơng tin khơng chính xác nhằm mục đích mang lợi cho cá nhân.

Sự quá tự tin tác động ở mức vừa phải( trung bình =3.81)

Các nhà đầu tư cá nhân ở HOSE có mức độ tự tin khá cao, gần mức 4.0. Điều đó có thể giải thích rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở giải đoạn tiền(sắp) mời nổi (pre-emerging), nơi mà xu hướng chứng khốn có sự biến động phức tạp. Ví dụ giai đoạn 2006-2007 và 2008-2009 giá của tất cả cổ phiếu đều tăng, mặc dù một số công ty không mang lại lợi nhuận, trong khi, gần đây cổ phiếu của các công ty sinh lời vẫn tiếp tục giảm. Nhiều nhà đầu tư khơng dự đốn được xu hướng thị trường, thất bại trong việc chọn thời điểm nhảy vào và thoát ra khỏi thị trường, họ cảm thấy thiếu tự tin cho các quyết định của họ. Đề tài này không ủng hộ mạnh mẽ cho kết quả nghiên cứu của Allen và Evan (2005, trang 105), Gervais và cộng sự( 2001, trang 1), thường thì nhà đầu tư sẽ tin tưởng vào kỹ năng và kiến thức của họ. Ngồi ra cũng khơng ủng hộ mạnh mẽ quan điểm người Châu á thì thường tự tin hơn người Châu Âu và Châu Mỹ( Yates và cộng sự, 1997, trang 94). Nói cách khác, các nhà đầu tư

tại HOSE nên tự tin hơn vào các quyết định của mình để có thể tác động tốt đến quyết định của họ trong đầu tư. Nhưng có thể thấy rằng, trải qua các thăng trầm của thị trường khiến nhà đầu tư tỏ ra thận trọng hơn.

Neo quyết định tác động ở mức vừa phải( trung bình =3.6)

Trong biến neo quyết định, khảo sát đưa lại mức tác động vừa phải( trung bình=3.6), chỉ ra rằng hai trường hợp cho dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai để ra quyết định đầu tư. Một là, giá chứng khoán trong tương lai phụ thuộc vào giá cả gần đây. Hai là, không phụ thuộc vào giá cổ phiếu gần đây. Điều này phản ảnh tình trạng hiện tại của thị trường Việt Nam là có quá nhiều người sử dụng kỹ thuật để phân tích và dự đoán sự thay đổi của giá trong tương lai khi dựa vào giá trong quá khứ của cổ phiếu, trong khi một số người khác dựa vào thông tin hơn là giá cả, có thể là thơng tin sẵn có như phân tích ở trên. Điều này có thể giải thích cho tại sao sự thay đổi lớn và khó dự đốn của xu hướng thay đổi giá cổ phiếu tại HOSE, điều đó làm cho các nhà đầu tư nghĩ nhiều về cách đáng tin cậy để dự đoán sự thay đổi giá chứng khoán hơn là giá cả mà họ đã trải qua trong quá khứ.

Ảo tưởng của con bạc(Gambler’s fallacy) tác động ở mức vừa phải( trung bình =3.12)

Mức tác động của biến này là khá thấp(gần 3). Điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư thường khơng có khả năng dự đốn các điểm đảo chiều của thị trường. Điều đó có thể dễ hiểu do sự thay đổi khó lường trong xu hướng thị trường và mức độ tự tin trung bình của các nhà đầu tư tại HOSE. Bài khảo sát cũng không tương đồng, và khá khác biệt so với kết quả của Waweru và cộng sự (2008, trang 34), đã có 78.2% các nhà đầu tư có thể dự đốn được điểm đảo chiều của thị trường.

3.4.1.2 Tác động của biến kỳ vọng

Căm ghét hối tiếc tác động mức thấp gần mức trung bình( X11= 2.96)

Mặc dù mức độ tác động không cao, gần mức trung bình(2.96) nhưng với độ lệch chuẩn cao (1.09) cũng cho ta thấy rằng các nhà đầu tư Việt Nam sẵn sàng bán các cổ phiếu tăng giá trị hơn bán các cổ phiếu giảm giá trị trong nhiều trường hợp. Có thể thấy rằng các nhà đầu tư Việt Nam khơng có chiến lược đầu tư tốt, hơn thế

nữa họ không thể chấp nhận phạm vi cho lời và lỗ. Nhiều người nghĩ rằng họ sẽ không lỗ cho đến khi họ bán các cổ phiếu rớt giá, do đó, họ từ chối bán chúng, mặc dù, bán chúng là giải pháp tốt tại thời điểm đó. Hay nói cách khác, họ sợ mất tiền, do đó họ cố giữ các cổ phiếu đó và hy vọng chúng tăng trở lại. Fogel và Berry (2006, trang 107) cho rằng các nhà đầu tư hối tiếc về việc nắm giữ các cổ phiếu xấu trong thời gian dài hơn là việc bán các cổ phiếu tốt quá sớm. Nhìn chung, chỉ số này thấp hơn tác giả mong đợi, đó là một điều đang tốt lên của các nhà đầu tư Việt Nam trong việc đưa ra các quyết định đầu tư.

Cảm giác mất mát tác động trung bình (X9=3.52, X10=3.54)

Kết quả chỉ ra vài mức độ, rằng sau một đầu tư thành công các nhà đầu tư tại HOSE tìm kiếm rủi ro nhiều hơn, trong khi đó, sau một thất bại, họ lại xu hướng tránh rủi ro nhiều hơn. Đó là phản ứng bình thường của các nhà đầu tư, khi các giao dịch thành công tạo cho họ nhiều động lực và tự tin trong khi thất bại làm họ suy giảm niềm tin nhiều. Điều này chỉ rõ cho hai giai đoạn của thị trường chứng khoán Việt Nam. Giai đoạn 2006-2007, họ thành cơng khi thị trường đang nóng, sẽ dụng đòn bấy để gia tăng lợi nhuận. Đến giai đoạn 2008-2009, họ cảm thấy mất mát, bỏ cuộc chơi, tránh đầu tư để gặp rủi ro. Tuy nhiên cảm giác mất mát có thể cản trở họ bởi vì “càng rủi ro- lợi nhuận càng cao”. Odean (1998b, trang 1899) cũng chỉ ra rằng cảm giác này cũng có thể dẫn đến quyết định xấu, ảnh hưởng đến thành công của nhà đầu tư.

3.4.1.3 Tác động của biến thị trường- tác động mạnh (giá trị trung bình từ 4-5)

Nhân tố thị trường ảnh hưởng mạnh nhất đến việc ra quyết định đầu tư của nhà đầu tư tại HOSE với giá trị trung bình của các biến là từ 4 đến 5. Trong đề tài này, đó là sự tác động đến từ thông tin thị trường( thông tin về khách hàng, hiệu quả hoạt động công ty..) và sự thay đổi giá chứng khoán. Những biến này rất quan trọng trong việc cân nhắc đưa ra các quyết định đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cá nhân trên TTCK việt nam (Trang 69)