Bảng 1 .1 Tóm tắt các nhân tố hành vi tác động đến quyết định đầu tư
Bảng 1. 5 Tiêu chí chấp nhận trong mơ hình SEM
(Nguồn: Schreiber và cộng sư, 2006, trang 330) KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này tác giả đã khái quát lại nền tảng lý thuyết tài chính hành vi, các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Dựa vào các nghiên cứu trước đây tác giả đưa ra thiết kế nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu, lựa chọn đối tượng khảo sát, thiết kế thang đo, cách thức xử lý và phân tích dữ liệu làm nền tảng vững chắc cho phân tích định lượng của đề tài. Trong chương hai, tác giả sẽ đi nghiên cứu thực trạng các nhân tố hành vi ảnh hưởng quyết định đầu tư cá nhân tại HOSE.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ HÀNH VI ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1 Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua 14 năm hoạt động, với nhiều biến động khó lường. Từ giai đoạn đầu nhận được ít sự quan tâm, sau hơn 5 năm hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành điểm nóng của các đầu tư trong và ngồi nước. Sau giai đoạn đó thị trường đi xuống thảm hại với cung quá mức, lòng tin của nhà đầu tư xói mịn và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khiến thị trường vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Dựa vào q trình phát triển của thị trường chứng khốn Việt Nam, tác giả xin chia sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam qua bốn gian đoạn chính như sau:
Hình 2.1. VN-Index từ năm 2000 đến tháng 10 năm 2014
(Nguồn: Vietstock.vn) 2.1.1 Giai đoạn 2000-2005:
Khởi đầu với sự ra đời của trung tâm giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh ngày 20/7/2000. Giao dịch ban đầu với hai mã cổ phiếu (SAM và REE) với số vốn 270 tỷ và một ít trái phiếu chính phủ.
Trong giai đoạn này quy mơ giao dịch cịn ít, các nhà đầu tư chưa biết nhiều đến kênh đầu tư này. Biến động thị trường gần như khơng có đột biến, ngoại trừ cơn sốt trong năm 2001 khi chỉ số VN-index đạt 571.04 điểm. Trong năm 2005, Trung
Sau 5 năm hoạt động khối lượng giao dịch đạt 1.407.000 cổ phiếu/ngày, giá trị giao dịch đạt 107.083 triệu đồng, có 53 cơng ty niêm yết, huy động được 339 tỷ đồng cho các doanh nghiệp.
Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân.
2.1.2 Giai đoạn 2006 đến cuối năm 2007:
Bắt đầu năm 2006, thị trường chứng khốn có những thay đổi đáng kể: Quy mô thị trường tăng lên, nhà đầu tư có thể giao dịch tại ba sàn: Sở giao dịch chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh, Trung tâm giao dịch Hà Nội và thị trường phi tập trung (OTC).
Giai đoạn này thị trường tăng trưởng mạnh mẽ. Các công ty mới đưa nhau lên sàn (106 công ty trong năm 2006), bên cạnh đó quy mơ giao dịch tăng bình quân 4.501.000 cổ phiếu/ngày và giá trị lên đến 348.712 triệu VND trong năm 2006, tăng hơn nhiều so với năm 2005.
Trong vòng một năm, chỉ số VN-index tăng hơn 500 điểm, từ hơn 300 điểm cuối năm 2005 lên hơn 800 điểm cuối 2006. Năm 2006, kỷ lục mới của chỉ số VN- index được xác lập ở mốc 809.86 điểm. Với HNX-index là nỗ lực chạm mốc 260 điểm. Tính chung, so với đầu năm, chỉ số VN-index đã có mức tăng trưởng tới 146% và HNX-index tới 170%. Đây là những mức tăng mà các thị trường trên thế giới phải thừa nhận là quá ấn tượng. Nhưng hơn thế nữa bước sang năm 2007, thị trường thực sự là quá nóng. Các nhà đầu tư nhiều thành phần tham gia thị trường chứng khoán với mong ước mang lại lợi nhuận khổng lồ. Đỉnh điểm là ngày 12 tháng 3 năm 2007, chỉ số VN –Index lên đến 1170.7 điểm tăng 55% so với phiến cuối cùng của năm 2006. Tuy nhiên, sau ngày giao dịch đó, thị trường rơi vào tình trạng lên xuống bấp bênh, với việc các công ty phát hành q nhiều chứng khốn đã làm pha lỗng giá và điều đó khiến thị trường bắt đầu đi xuống. Thị trường có chút phục hồi trong khoảng đầu tháng 9 đến tháng 10 năm 2007 tuy nhiên xu hướng đó khơng tồn tại lâu. Giới
hạn về vốn, thiếu cung, thừa cầu đã tạo ra tâm lý bán tháo đưa thị trường vào giai đoạn sụp đổ.
Cuối năm 2007, có 140 mã cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại HOSE. Thị trường giao dịch 9.635.000 cổ phiếu/ngày, đạt 990.503 triệu đồng. Số lượng tài khoản giao dịch tăng đột biến từ 31.316 tài khoản năm 2005 lên 349.402 tài khoản năm 2007 giúp các doanh nghiệp huy động 19.948 tỷ đồng.
2.1.3 Giai đoạn 2008 đến đầu năm 2009:
Trong năm 2008, xu hướng thiếu cầu và tăng cung vẫn diễn ra. Đặc biệt trong năm này các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa theo chính sách của Chính phủ, bằng việc bán bớt cổ phiếu Nhà nước trong doanh nghiệp đã cổ phần, bên cạnh đó là việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu của các ngân hàng, cơng ty chứng khốn, khiến thị trường “thừa hàng”. Bên cạnh đó, việc vay nợ quá nhiều trong năm trước, khiến các nhà đầu tư cắt lỗ vì áp lực trả gốc và lãi. Thị trường tiếp tục đi xuống thảm hại khi bắt đáy tại mức 256,85 điểm. Năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam là tệ nhất Châu Á.
Đầu năm 2009, tình hình khơng có nhiều biến chuyển. Ngày 24/2 Vn-Index tiếp tục tạo kỷ lục đáy mới ở mức 235,5 điểm và HNX –Index xuống mức thấp nhất lịch sử 78,06 điểm.
Về quy mô thị trường: khối lượng giao dịch tăng lên 13.897.000 cổ phiếu/ngày, nhưng giá trị giao dịch giảm xuống còn 622.922 triệu đồng vào cuối năm 2008. Nhưng số lượng tài khoản giao dịch tăng mạnh lên mức 531.350 tài khoản (2008), huy động được 24.610 tỷ đồng cho các doanh nghiệp.
2.1.4 Giai đoạn năm 2009 đến nay:
Với tình hình khó khăn của thị trường, Chính phủ đã đưa ra các chính sách nhằm đưa thị trường thốt khỏi khủng hoảng. Chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng và đưa ra gói kích thích kinh tế đã đưa thị trường tăng tốc trở lại. Trong vòng 8 tháng kể từ tháng 3/2009, thị trường từ 235,5 điểm lên 618,5 điểm. Các nhà đầu tư nước ngồi và tổ chức tham gia vào thị trường, chính sách đã giúp thị trường tăng trưởng ấn tượng ngoài mong đợi. Chỉ số hai sàn tăng, lập kỷ lục về thanh khoản (ngày 23-
10, giao dịch với 136 triệu đơn vị và giá trị lên đến 6414 nghìn tỷ đồng). Một sự thay đổi mạnh mẽ ngoài mong đợi.
Nhưng diễn biến trong năm 2010 hoàn toàn khác, thị trường bắt đầu đi ngang dao động trong mức 480-550 điểm. Sự khan hiếm dịng tiền và chính sách hạn chế dòng vốn vào đầu tư tài chính, hướng nhiều hơn vào dòng tiền cho sản xuất kinh doanh càng khiến thị trường càng khan hiếm dịng tiền hơn. VNI đóng cửa giảm 2% so với cuối năm trước khi chốt phiên vào 31/12/2010 tại 484,66 điểm, HNX-index gây thất vọng hơn nhiều khi đóng cửa năm tại 114,24 điểm giảm tới 32% so với cuối năm 2009.
Bước sang năm 2011, thị trường càng trầm trọng hơn khi nền kinh tế bắt đầu bộc lộ những khó khăn do khủng hoảng tài chính tồn cầu mang lại. Xu hướng chính của thị trường là giảm điểm, nhà đầu tư chán nản, mệt mỏi. Chốt phiên 30/12/2011 VN Index và HNX Index lần lượt đóng cửa ở 351,55 và 58,75 điểm giảm lần lượt 27,46% và 48%, thị trường thanh khoản kém.
Trong năm 2012, thị trường có những bứt phá nhất định sau thời gian giảm điểm trong năm 2011. Với các động thái tăng cường hoạt động của thị trường, chỉ số VN30 ra đời, giảm lãi suất từ 14% xuống 9% và kéo dài thời gian giao dịch khiến thị trường tăng hơn 40% trong vòng 5 tháng (VN-index tăng gần 40%, HNX-index tăng 44%).
Tuy nhiên sang đến nửa cuối năm 2012, thông báo về nợ xấu của NHNN, các bất ổn trong kinh tế vĩ mô bắt đầu xuất hiện, hàng loạt các ngân hàng cơng bố tình trạng tài chính kém, phải đưa vào diện tái cơ cấu.
Tuy nhiên, tồi tệ nhất là ngày “thứ 3 đen tối” của TTCK Việt Nam khi ông Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập của ngân hàng Á Châu (ACB) bị bắt và các lãnh đạo khác của các ngân hàng lớn bị khởi tố, khiến lòng tin của thị trường lung lay. Trong ngày 21/8/2012, giá trị vốn hóa thị trường bốc hơi 1 tỷ đơ, trong vịng một tuần khi ACB, EIB, STB bán sàn, giá trị thị trường mất 4 tỷ đô. Thanh khoản thị trường giảm mạnh và gần như tê liệt. Về giá, 50% số mã niêm yết sàn
HOSE (157 mã) và 70% mã niêm yết sàn Hà Nội (281 mã) giao dịch dưới mệnh giá, trong đó 75 mã sàn HOSE và 131 mã sàn Hà Nội có giá dưới 5.000 đồng/cổ phiếu.
Bước sang năm 2013, thị trường có nhiều thay đổi tích cực, mức vốn hóa thị trường tăng đạt 31% GDP. Danh mục đầu tư nước ngồi tăng khoảng 3,8 tỷ đơ. Số lượng tài khoản nhà đầu tư đạt khoảng 1,27 triệu tài khoản, trong đó số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài tăng 55%.
Trong năm 2013, dự thảo Quyết định về việc tham gia của các tổ chức, cá nhân nước ngồi trên thị trường chứng khốn Việt Nam (thay thế Quyết định 55/2009/QĐ- TTg) - một văn bản điều chỉnh đối với đối tượng trực tiếp là nhà đầu tư nước ngồi, cũng được hồn tất và trình Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2013 cả hai sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM và Hà Nội (HSX và HNX) đã thực hiện nhiều cải tiến mới trong cơ chế giao dịch. Ngày 29/7, HNX áp dụng phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa vả triển khai các lệnh mới như ATC, MTL, MOK, MAK.
Trước đó, kể từ ngày 22/7, HSX cũng kéo dài thời gian giao dịch thêm 45 phút. Đây là một trong nhóm các giải pháp kỹ thuật để hỗ trợ thị trường đã được áp dụng khá thành công trong năm 2013 như: kéo dài thời gian giao dịch, thực hiện các lệnh giao dịch mới..., giảm phí lưu ký chứng khốn và trình Thủ tướng Chính phủ nới lỏng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
Thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm 2014: Với xu hướng tăng điểm mạnh mẽ trong khoảng 3 tháng đầu năm, VN-Index đã tiến lên trên mốc 600 và đạt đỉnh 607,55 vào phiên ngày 24/3. Tính đến nay mức này vẫn là “đỉnh” kể từ đầu năm dù VN-index rất nỗ lực chinh phục lại nhưng vẫn chưa đạt được. Cụ thể, hiện chỉ số sàn TP.HCM vẫn còn cách mức nói trên 18,2 điểm, tức là phải tăng thêm khoảng 3,1% nữa mới có thể vượt đỉnh.
Tuy không giảm tới mức lịch sử nhưng thị trường chứng khốn đã có phiên điều chỉnh khơng hề nhẹ trong ngày đầu tiên xét xử ông Nguyễn Đức Kiên và nhiều nhân vật liên quan khác trong ngành tài chính. Cụ thể, phiên ngày 16/4/2014, VN- Index đã giảm 11,8 điểm, tương ứng 2,01%, xuống 574,29 điểm, HNX-Index giảm
2,04% xuống 82,62 điểm. Với việc giảm mạnh giá của nhiều cổ phiếu, giá trị vốn hóa của hai sàn mất tổng cộng 24.032 tỷ đồng, tương đương mất 1,14 tỷ USD.
Tính đến tháng 6/2014, có 90 cơng ty chứng khốn đang hoạt động. Khối lượng giao dịch đạt 117.387.000 triệu cổ phiếu/ngày, giá trị giao dịch đạt 1.977.047 triệu VND, với hơn 1,3 triệu tài khoản giao dịch, huy động 135.795 tỷ đồng. Tuy thị trường vẫn trong giai đoạn khó khăn, nhưng đã có những thay đổi rõ rệt so với ngày đầu thành lập.
2.2 Thực trạng tình hình đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam Việt Nam
Số lượng các nhà đầu tư tham gia TTCK ngày càng đông đảo. Từ khoảng gần 3000 tài khoản khi thị trường mới mở cửa năm 2000. Cho đến nay đã có khoảng 1,3 triệu tài khoản, trong đó có khoảng 15.000 nhà đầu tư tổ chức. Qua số liệu thống kê cũng thấy được các nhà đầu tư cá nhân là nhân tố nòng cốt cho sự hoạt động của thị trường.
Đơn vị tính: Tài khoản
Hình 2.2 Tăng trưởng tài khoản giao dịch
(Nguồn: Báo cáo 14 năm HOSE xây dựng và phát triển)
tâm đến thị trường rất ít. Thị trường trong giai đoạn này khơng có biến động nào đáng kể.
Giai đoạn đầu năm 2007-2008, thị trường biến động mạnh mẽ, số lượng tài khoản tăng lên mạnh mẽ lên hơn 100.000 tài khoản giao dịch, gần như tất cả các nhà đầu tư tập hợp về kênh đầu tư này. Do nhu cầu tăng cao đột biến số lượng các cơng ty chứng khốn cũng tăng đáng kể, khoảng 70 công ty, tuy nhiên tăng nhanh không kèm đến chất lượng tư vấn kết hợp với trình độ khơng đồng đều và kém của các nhà đầu tư, khiến họ mất phương hướng trong đầu tư. Giữa 2007-đầu 2008, thời kỳ huy hồng của chứng khốn Việt Nam. Trong giai đoạn này, sức hút của thị trường lớn đến nỗi, làm cho các nhà đầu tư mạnh dạn trong kênh đầu tư cao cấp này, mặc dù họ không biết nhiều thông tin về các công ty niêm yết, khơng biết phân tích bản cáo bạch, khơng biết báo cáo tài chính là gì, phân tích thị trường cũng khơng, chỉ nghe theo người thân và quyết định đầu tư. Trong giai đoạn này, một thành phần tham gia khá nhiều khác là các nhân viên cơng sở, họ có thu nhập ổn định, có nguồn vốn dư thừa và thời điểm này là thích hợp nhất để họ gia tăng tài sản của mình. Họ bỏ bê công việc và tham gia thị trường này một cách điên cuồng.
Tuy nhiên bước qua năm 2008, thị trường bắt đầu đi xuống, do cung dư, các yếu tố của nền kinh tế thế giới cộng hưởng. Các nhà đầu tư giai đoạn trước phải tìm cách trả nợ các khoản vay cho đầu tư chứng khốn của mình trong năm 2007. Nhà đầu tư mới cảm nhận được tính hai chiều của thị trường, hầu hết các nhà đầu tư đều thua lỗ.
Vào giữa tháng 6 năm 2008, các chính sách kinh tế được đưa ra, chính phủ bơm tiền vào lưu thơng cứu trợ hệ thống ngân hàng, giảm lãi suất, tạo thêm cơng ăn việc làm…Nhà đầu tư bình tâm và bắt đầu mua cổ phiếu trở lại, thị trường có sự phục hồi. Tuy nhiên năm 2008, mang lại bài học đáng giá cho các nhà đầu tư “ lòng tham và sự sợ hãi”.
Năm 2009, là năm các nhà đầu tư học được bài học về việc sử dụng địn bẩy tài chính, thị trường tăng điểm khiến các nhà đầu tư mờ mắt, liên tục tăng việc sử dụng địn bẩy tài chính. Chị thị 03 là một minh chứng, tiền vào thị trường bị thắt chặt
nhưng khơng có một giải pháp nào để thay thế. Trong khi các thị trường phát triển trên thế giới có thể giúp các nhà đầu tư cá nhân sử dụng giao dịch ký quỹ(Margin Trading-giao dịch cho phép các nhà đầu tư mượn tiền trước của nhà mơi giới). Đó là một cơng cụ tốt, nghiệp vụ tốt hỗ trợ cho thị trường và mang tính chuyên nghiệp cao. Sau giai đoạn cao trào của thị trường chứng khoán Việt Nam, hiện tại các nhà đầu tư Việt Nam đã trở nên dè dặt hơn trước các quyết định đầu tư. Thời kỳ đột biến với mức sinh lời khổng lồ của thị trường khơng cịn nữa, tuy nhiên các hành động lũng đoạn, tung tin đồn nhảm vẫn tồn tại trên thị trường, tuy gây ra nhiều thiệt hại, đặc biệt cho các nhà đầu tư cá nhân, nhưng đây là một cơ hội để các nhà đầu tư Việt Nam, đầu tư một cách lý trí hơn và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể thành cơng trên thị trường này.
2.3 Thực trạng các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam