CHƯƠNG 2 :CƠ SỞ LÝ THUYẾT
4.4. Các nhân tố hỗ trợ
4.4.1. Các Viện nghiên cứu và trường đại học
Tỉnh Gia Lai chưa có trường đại học, chỉ có một chương trình liên kết đào tạo của Đại học Nơng lâm thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2012, đơn vị này đã thực hiện 1 đề tài nghiên cứu về nhân giống cây hồ tiêu bằng phương pháp nuôi cấy invitro trên địa bàn tỉnh. Hiện tại cũng chưa có viện nghiên cứu về nơng nghiệp nào đặt trụ sở tại tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) ở Đắk Lắk và Viện
Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam (IAS) ở thành phố Hồ Chí Minh cũng có một số nghiên cứu về ngành hồ tiêu.
Đối với WASI, từ 2006 đến 2013 Viện đã thực hiện 82 đề tài, dự án nghiên cứu khoa
học (Chi tiết Phụ lục 7). Tuy nhiên hầu hết các đề tài, dự án nghiên cứu cho cây cà phê, ca cao, dâu tằm; chỉ có 02 đề tài nghiên cứu về hồ tiêu trong đó 01 đề tài nghiên cứu về phân bón cho lá hồ tiêu, 01 đề tài nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất hồ tiêu theo hướng GAP (Nguồn: WASI, 2013).
Đối với IAS, từ 2001 đến nay Viện đã thực hiện 141 đề tài, dự án nghiên cứu khoa
học các cấp (Chi tiết Phụ lục 8, 9). Tuy nhiên số dự án nghiên cứu về ngành hồ tiêu cũng chỉ có 04 đề tài, trong đó 01 đề tài nghiên cứu về giải pháp khoa học công nghệ và thị trường để phát triển vùng hồ tiêu nguyên liệu, 02 đề tài nghiên cứu về quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch hồ tiêu và 01 đề tài nghiên cứu về dịch hại phát sinh từ đất và biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp cho cây hồ tiêu (Nguồn: IAS, 2015).
Đối với hồ tiêu cũng như các cây trồng khác, giống đóng vai trị vơ cùng quan trọng vì mang tính quyết định đến hiệu quả đầu tư suốt chu kỳ 15 – 20 năm (Tôn Nữ Tuấn Nam, 2008). Trong các đề tài, dự án khoa học của các Viện nghiên cứu có rất nhiều nghiên cứu về các giống mới cho cà phê, điều, sắn, đậu tương, lúa, hoa… và các giống vật nuôi. Nhiều giống cây trồng đã được nghiên cứu thành công và được đưa ra sử dụng (Chi tiết Phụ lục
10). Tuy nhiên khơng có đề tài, dự án nào nghiên cứu chế tạo ra giống hồ tiêu mới có khả
năng thích nghi cao và kháng sâu bệnh. Trong khi đó, tại Ấn Độ, từ năm 1953 đã có chương trình chọn giống hồ
tiêu cho năng suất cao và kháng sâu bệnh. Hiện nay có tới 75 giống hồ tiêu đang được trồng ở Ấn Độ. Nhiều giống từ các chương trình lai tạo cũng đang được trồng trong sản xuất. Tại Malaysia, năm 1988 và 1991, Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp
Semongok đã tạo được 2 giống là Semongok perak và Semongok emas cho quả sớm sau
Hộp 4.4: Chưa có đơn vị cung ứng giống
Hiện tại trên địa bàn chưa có đơn vị sản xuất giống để đáp ứng cho yêu cầu của nhân dân. Nguồn giống phục vụ cho trồng mới chủ yếu là do nông dân tự trao đổi với nhau hoặc do các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ tự phát cung ứng, chủ yếu là giống Lộc Ninh, Vĩnh Linh, khơng có giống mới.
Các giống hồ tiêu được trồng phổ biến ở Việt Nam bao gồm các giống: Lộc Ninh, Vĩnh Linh, hồ tiêu Sẻ, hồ tiêu Trâu, Ladabalentoeng, Ấn Độ, Phú Quốc. Giống hồ tiêu được trồng chủ yếu ở Gia Lai là Lộc Ninh và Vĩnh Linh chiếm từ 50 - 70% diện tích. Năng suất của hai loại giống này đạt khá cao và tương đối ổn định. Nhưng tất cả các giống hồ tiêu được trồng đều bị nhiễm bệnh vàng lá thối rễ (héo chết chậm), bệnh thối gốc thân (héo chết nhanh), tuyến trùng hại rễ theo từng mức độ khác nhau, tùy thuộc vào đặc tính kháng bệnh của giống và trình độ canh tác của nông dân (Chi tiết Phụ lục 11). Bộ giống hồ tiêu được trồng tương đối nghèo nàn và khơng có nguồn gốc rõ ràng. Sở NNPTNT, TTKN tỉnh Gia Lai cũng chỉ tập huấn, hướng dẫn cho nơng dân những phương pháp trồng, chăm sóc mới, cịn việc phát triển giống hồ tiêu sạch bệnh các đơn vị cũng khơng có khả năng làm (Hộp 4.4). Những đề tài nghiên cứu về hồ tiêu ở Gia Lai cũng không nghiên cứu về việc chọn giống mới, kháng sâu bệnh mà hầu hết chỉ nghiên cứu về quy trình trồng (Chi tiết Phụ lục 12).
4.4.2. Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê
Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê được thành lập năm 2008, hiện nay có 1.680 hội viên, trong đó chủ yếu là hộ nơng dân và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hồ tiêu trên địa bàn. Kể từ khi thành lập, Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê đã tiếp nhận ứng dụng khoa học kỹ thuật mới và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo quản sản phẩm hồ tiêu, đồng thời chuyển giao công nghệ qua các đề tài và các mơ hình sản xuất. Hiệp hội cũng thơng qua các kênh báo chí, truyền thơng, phối hợp chặt chẽ với Sở Khoa học và Công nghệ và các Sở, ngành liên quan để thực hiện các chương trình quảng bá cho hồ tiêu.
Hiệp hội thường tổng hợp các nguồn thông tin hàng ngày và thông tin báo giá cụ thể của các doanh nghiệp tại địa phương để báo giá hàng ngày qua Hệ thống trả lời tự động để giúp người dân biết được thông tin giá cả thị trường hồ tiêu kịp thời, bán hàng theo đúng tiêu chuẩn và đúng giá thị trường của địa phương, giảm được tình trạng bán hàng bị ép giá. Đồng thời khuyến cáo các biện pháp kỹ thuật canh tác hồ tiêu theo từng thời điểm để nông dân biết thực hiện việc chăm sóc vườn hồ tiêu của mình kịp thời và đạt kết quả (Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, 2013).
4.4.3. Các dịch vụ hỗ trợ
Bảo hiểm nông nghiệp: Hiện tại chương trình bảo hiểm nơng nghiệp đã được triển khai, tuy nhiên chương trình chỉ mới thí điểm trên lúa, vật ni, thủy sản và ở Gia Lai chưa thực hiện triển khai chương trình Bảo hiểm nơng nghiệp này.
Dịch vụ đóng gói, kho bãi, phân bón: Tỉnh Gia Lai hiện có 11 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đóng gói, 102 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu giữ hàng hóa, 606 tổ chức cá nhân kinh doanh mua bán phân bón nhưng hầu hết là các đơn vị nhỏ, do đó việc đầu tư kho bãi, dây chuyền đóng gói chất lượng cao chưa có (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai, 2015).
Ngoài ra hiện tại chỉ có Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê thường xuyên sử dụng các sản phẩm hồ tiêu được trồng và chế biến từ tỉnh Gia Lai giới thiệu tại các hội chợ và các hội nghị ngành hàng. Chính quyền tỉnh cũng chưa tổ chức các hoạt động giới thiệu về sản phẩm hồ tiêu của tỉnh như tổ chức Lễ hội hồ tiêu hay giới thiệu rộng rãi các sản phẩm hồ tiêu của Gia Lai trên các phương tiện thông tin đại chúng.