CHƯƠNG 2 :CƠ SỞ LÝ THUYẾT
4.5. Vai trò của nhà nước
Hồ tiêu là cây trồng có nhiều tiềm năng và lợi thế trong xuất khẩu. Do đó, Bộ NNPTNT đã có quy hoạch phát triển ngành hàng tại Quyết định số 1442/QĐ-BNN. Đồng thời, Bộ cũng có nhiều chính sách khác hỗ trợ như đưa bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu là đối tượng được hưởng cơ chế, chính sách hỗ trợ trong Thông tư số 21/2014/TT- BNNPTNT; ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-172 2014/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật gây hại chính hại hồ tiêu. Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg để tạo thuận lợi cho công tác chỉ đạo, hỗ trợ chống dịch của địa phương. Tuy nhiên, việc hỗ trợ lai tạo giống cho hồ tiêu vẫn chưa được coi trọng. Tại điểm 8, khoản 3, Điều 1 Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 thì hồ tiêu khơng nằm trong danh mục được ưu tiên phát triển.
Trong khi đó, Ấn Độ và Malaysia khơng những thực hiện dự án phát triển ngành hồ tiêu mà cịn hỗ trợ kinh phí thực hiện cho người dân. Năm 2009, Ấn Độ đã thực hiện dự án cho việc phát triển hồ tiêu tại Idukki gồm 6 bước: Sản xuất nguyên liệu trồng trọt, thiết lập vườn ươm nhỏ; trồng lại hoặc cải tạo giống cây trồng già cỗi; thực hiện nơng nghiệp hữu cơ, khuyến khích sử dụng phân trùn quế; thúc đẩy quản lý sâu bệnh; phát triển nguồn lực con người; xây dựng cơ sở hạ tầng (Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, 2009). Và ở Malaysia, từ năm 2005, Chính phủ đã thực hiện chương trình 5P, bao gồm việc duy trì diện tích trồng, cải tiến kỹ thuật
canh tác và tập trung vào sản xuất hồ tiêu có chất lượng và giá trị gia tăng cao. Bộ Cơng nghiệp đồn điền và hàng hố Malaysia đã dành 84,55 triệu RM trợ giúp cho các hộ gia đình sản xuất hồ tiêu trên toàn quốc (ước tính 22.500 hộ) theo chương trình 5P trong giai đoạn 2005 - 2010 và tính đến 2007 khoảng 17 triệu RM đã được giải ngân (Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn, 2007).
Về mặt địa phương, UBND tỉnh Gia Lai đã có Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 07/10/2010 phê duyệt quy hoạch trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh, trong đó có quy định về diện tích và phương hướng phát triển hồ tiêu. UBND tỉnh cũng bố trí kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu về hồ tiêu tuy nhiên việc đầu tư nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật cho cây hồ tiêu còn rất hạn chế. Trong 20 năm từ 1995 đến 2014 chỉ có 7 đề tài, dự án được triển khai cho ngành hồ tiêu với tổng kinh phí là 7,2 tỷ đồng (Sở Khoa học và Cơng nghệ Gia Lai, 2014). TTKN và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai cũng phối hợp với nhau tổ chức tập huấn kỹ thuật mới, tuyên truyền và hướng dẫn cho
Hộp 4.5: TTKN đang tăng cường hướng dẫn người dân sản xuất bền vững và ứng dụng công nghệ hiện
đại
TTKN tỉnh hiện nay đang hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng bền vững hơn như khuyến khích người dân giảm phân hóa học, tăng phân hữu cơ vi sinh vì hiện nay người dân sử dụng phân hóa học rất nhiều; khuyến khích trồng ở những vùng đất phù hợp, thoát nước tốt. Trước đây người dân thường đào hố để trồng nhưng hiện nay Trung tâm hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng theo luống để không đọng nước, đồng thời hướng dẫn thực hiện công nghệ tưới nước nhỏ giọt và bón phân qua nước theo mơ hình của Ixrael nhưng tới nay mới chỉ có khoảng 300 ha thực hiện.
người dân những mơ hình, quy trình kỹ thuật mới nhưng chỉ dừng lại ở những buổi tập huấn chung, chưa thực sự đi sâu sát vào tình hình thực tế của các hộ dân (Hộp 4.5).