Điều kiện các nhân tố đầu vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành hồ tiêu tỉnh gia lai (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 2 :CƠ SỞ LÝ THUYẾT

4.1. Điều kiện các nhân tố đầu vào

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Cây hồ tiêu phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 200C – 300C và có thể chịu được nhiệt độ thấp nhất là 100C. Hồ tiêu cần lượng mưa cao và phân bổ đều, lượng mưa hàng năm thích hợp trong khoảng từ 1.000mm – 3.000mm; độ ẩm tương đối 75% – 90%. Hồ tiêu có thể trồng đến độ cao 1.200m so với mặt nước biển và phát triển tốt trên đất phì nhiêu, giàu hữu cơ, tơi xốp, thoát nước tốt, pH đất thấp nhất 4,5, tốt nhất trong khoảng từ 5,5 – 7,0. Tỉnh Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn (1.200mm – 2.500mm), nhiệt độ trung bình năm là 220C – 250C. Tỉnh Gia Lai có đất đỏ bazan màu mỡ chiếm 53% diện tích đất tự nhiên của tỉnh và những ưu đãi về khí hậu, lượng mưa, nhiệt độ thích hợp nên cây hồ tiêu ở Gia Lai phát triển rất tốt, năng suất cao hơn nhiều so với các tỉnh khác (Hình 4.1).

Năm 2013, tổng diện tích hồ tiêu ở Gia Lai là 10.391 ha, trồng nhiều nhất tại các huyện Chư Prông, Chư Sê và

Chư Pưh với 7.471 ha chiếm 72% tổng diện tích hồ tiêu tồn tỉnh, sản lượng 26.317 tấn, chiếm 81% tổng sản lượng toàn tỉnh (Chi tiết Phụ lục 2).

Đến cuối năm 2014, diện tích trồng hồ tiêu ở Gia Lai là 11.245 ha, vượt quy hoạch hơn 5.000 ha. Nguyên nhân do giá hạt tiêu những

năm vừa qua tăng nhanh và duy trì ở mức khá cao trong một thời gian dài (từ 95.000 đồng/kg tăng lên 220.000 đồng/kg) mang lại lợi ích lớn cho người trồng hồ tiêu. Vì vậy,

Hộp 4.1: Chính quyền chưa quản lý được việc người dân ồ ạt mở rộng diện tích dân ồ ạt mở rộng diện tích

Việc người dân ồ ạt trồng hồ tiêu thậm chí ở nơi khơng phù hợp chính quyền có nắm tình hình nhưng hiện tại khơng thể bắt người dân chặt bỏ cây hồ tiêu được vì người dân đã đầu tư trồng và giá tiêu đang cao, chỉ có thể tuyên truyền và yêu cầu cán bộ cơ sở theo dõi tình hình.

người dân tập trung trồng một cách ồ ạt, nằm ngồi sự kiểm sốt của các cơ quan chức năng mặc dù đã được cơ quan chuyên mơn khuyến cáo khơng mở rộng diện tích ở những vùng có điều kiện tự nhiên không phù hợp (Hộp 4.1). Sự phát triển ồ ạt về diện tích đã phá vỡ quy hoạch, quy trình trồng và chăm sóc khơng hợp lý làm nảy sinh nhiều vấn đề trong quá trình sản xuất. Trong vụ mùa năm 2009 nhiều diện tích hồ tiêu trên địa bàn tỉnh bị ngập úng, sâu bệnh đã làm hơn 150 ha hồ tiêu mất trắng, gây nhiều thiệt hại cho người nông dân.

Hình 4.1. Năng suất hồ tiêu của một số tỉnh

Nguồn: VPA, 2015

4.1.2. Lao động

Theo đánh giá của ông Trịnh Quốc Việt – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh Gia Lai thì kỹ thuật trồng, chăm sóc hồ tiêu của người nơng dân ở Gia Lai khá tốt. Người nông dân thường tìm hiểu quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc từ kinh nghiệm của những hộ

trồng hồ tiêu khác trước khi trồng. Người nông dân ở Gia Lai cũng có ý thức trong việc

- 10 20 30 40 50 2011 2012 2013 Tạ/ha Gia Lai Đắk Lắk Bình Phước Đắk Nơng Bà Rịa - Vũng Tàu

Hộp 4.2: Người dân có kỹ thuật trồng và có ý thức thực hiện chính sách bảo vệ rừng thực hiện chính sách bảo vệ rừng

Trung tâm Khuyến nông từ hơn 10 năm nay đã hướng dẫn, tuyên truyền vận động, làm mơ hình, đưa nơng dân đi thăm quan nên hiện nay nông dân đã chuyển đổi từ trồng trụ gỗ sang trồng hồ tiêu bằng trụ xi măng, trụ gạch, trụ cây sống. Đó là điều rất tốt để vừa phát triển hồ tiêu vừa phát triển rừng vì nếu trồng 1ha hồ tiêu phải mất 2.000 trụ gỗ thì diện tích rừng bị chặt phá sẽ rất lớn

thực hiện chính sách bảo vệ rừng của chính quyền. Trước đây, nông dân trồng hồ tiêu thường chặt gỗ rừng làm trụ tiêu để ít tốn chi phí. Nhưng khi có quy định và vận động của chính quyền liên quan đến công tác bảo vệ rừng, người dân dần dần khơng chặt gỗ rừng mà thay vào đó là cây sống hoặc trụ xi măng (Hộp 4.2).

Tuy nhiên, Cục Bảo vệ thực vật (2014) đã khảo sát tại 7 tỉnh trồng hồ tiêu trọng điểm gồm Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Trị và đánh giá rằng trong quy trình trồng trọt, người nông dân chưa quan tâm tới việc phòng bệnh. Chỉ khi dịch bệnh phát sinh thì người trồng tiêu tự sử dụng thuốc để trị bệnh cho cây. Nhưng việc sử dụng không đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, sử dụng thuốc muộn nên hiệu quả phịng trừ sâu bệnh khơng cao cịn dẫn đến hậu quả tồn dư hóa chất trong sản phẩm, đất trở nên chai cứng, ô nhiễm môi trường, nhiều loại dịch hại trở nên kháng thuốc gây khó khăn cho cơng tác phịng trừ, chi phí sản xuất sẽ gia tăng.

Theo kết quả khảo sát của tác giả, 58% người nông dân trồng hồ tiêu chưa được tham gia học hành hoặc chỉ tham gia cấp 1. Bên cạnh đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn, gần 40% tổng số hộ trồng hồ tiêu (Hình 4.2, 4.3). Người nơng dân cũng rất ít liên hệ với các nhân viên khuyến nông trên địa bàn, có 35% khơng hề liên hệ với nhân viên khuyến nông và 56% người dân chỉ liên hệ với nhân viên khuyến nông từ 1 tới 2 lần 1 năm (Hình 4.4). Vì vậy việc phổ biến cho người dân tiếp cận những kiến thức, công nghệ mới sẽ gặp nhiều khó khăn.

Hình 4.2. Trình độ văn hóa của 54 hộ trồng hồ tiêu

Nguồn: Tác giả khảo sát

28%

30% 20%

5% 17%

Chưa từng tham gia khóa học chính quy nào

Tham gia trường cho người lớn

Tham gia cấp 1

Tham gia cấp 2

Hình 4.3. Cơ cấu dân tộc của 54 hộ trồng hồ tiêu

Nguồn: Tác giả khảo sát

Hình 4.4. Số lần liên hệ với nhân viên khuyến nông của 54 hộ trồng hồ tiêu

Nguồn: Tác giả khảo sát

4.1.3. Vốn

Nông nghiệp nông thôn là một trong bốn lĩnh vực ưu tiên cho vay nhưng thực tế trên địa bàn tỉnh Gia Lai chỉ có Chi nhánh Ngân hàng NNPTNT cho vay là chủ yếu, ngồi ra cịn có Ngân hàng Chính sách xã hội và một số ngân hàng khác. Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay chủ yếu là các hộ nghèo. Tuy nhiên, các hộ nghèo thường có ít đất để sản xuất, đồng thời tỷ lệ cho vay chỉ là 30 triệu đồng/hộ nên lượng vay vốn từ ngân hàng này thấp, dư nợ năm 2014 là 72 tỷ đồng. Đối với Ngân hàng NNPTNT thì cho vay phát triển nơng nghiệp là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Năm 2014, tổng dư nợ của ngân hàng là 9.900 tỷ đồng

17% 22% 61% Bahnar Jrai Kinh 35% 18% 37% 2% 6% 2% 0 lần 1 lần 2 lần 3 lần 4 lần 5 lần

trồng hồ tiêu là 869 tỷ đồng). Quy trình cho vay rất dễ dàng. Người dân chỉ cần có quyền sở hữu hoặc xác nhận của chính quyền xã đối với diện tích đất canh tác là có thể làm thủ tục vay vốn. Hạn mức cho vay khác nhau trong các giai đoạn. Đối với giai đoạn chăm sóc thì người nơng dân được vay từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng/trụ, trong khi giai đoạn trồng mới người dân sẽ được vay khoảng 300.000 đồng/trụ.

Ông Đinh Văn Thà, một hộ nông dân trồng hồ tiêu tại huyện Mang Yang cho biết, ông đầu tư cho 1 trụ hồ tiêu trồng mới khoảng 300.000 đồng; trong đó chi phí trụ xi măng là 135.000 đồng, chi phí dây tiêu là 70.000 đồng và các chi phí khác. Nếu tính chi phí cho 1ha hồ tiêu có 1.600 trụ thì chi phí đã gần 500 triệu đồng (Chi tiết Phụ lục 3).

Vì vốn đầu tư lớn nên người nơng dân vay vốn từ ngân hàng để trồng hồ tiêu sẽ chịu nhiều áp lực. Vụ tiêu thường bắt đầu thu hoạch từ Ấn Độ (tháng 11, 12, 1), tiếp đến là Việt Nam (tháng 1, 2, 3, 4) (Viện chính sách và Chiến lược phát triển nơng nghiệp nơng thôn

(Ipsard), 2006) (Chi tiết Phụ lục 4). Sản lượng hai nước chiếm tới 70% sản lượng tồn cầu. Do đó, tình hình thơng tin truyền thơng những tháng đầu năm rất phức tạp. Báo cáo tổng kết hoạt động của VPA (2015) đã nêu lên tình hình các sàn giao dịch hồ tiêu của Ấn Độ liên tiếp đưa giá thấp, nhất là vào các tháng Việt Nam thu hoạch rộ làm giá kỳ hạn ngày một giảm, làm người dân và doanh nghiệp Việt Nam hoang mang để mua được nhiều hàng với giá thấp. Trong khi đó, vì áp lực trả nợ và chi tiêu cho Tết nguyên đán nên nhiều người đã bán sản phẩm của mình. Do đó, để giúp người dân và doanh nghiệp trên địa bàn bớt thiệt hại trong giao dịch, Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê đã lập ra Trung tâm thông tin để giúp người dân cập nhật được những thông tin mới nhất về giá cả và tư vấn, hướng dẫn người dân có những quyết định mua bán hợp lý.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh cũng cho biết khi đơn vị đi khảo sát các hộ trồng hồ tiêu tại huyện Chư Sê và huyện Chư Pưh, người nông dân cho biết rằng họ chỉ cần hồ tiêu cho năng suất cao trong 3 tới 4 năm từ khi bắt đầu thu hoạch. Vì với năng suất 8 tấn/ha, giá hồ tiêu là 150.000 đồng/kg thì chỉ cần thu hoạch trong 3 năm họ đã có thu nhập hơn 3 tỷ đồng, gấp đơi số vốn đầu tư. Vì vậy tuy chi phí đầu tư cao nhưng người nơng dân vẫn đổ xô trồng.

4.1.4. Hạ tầng kỹ thuật

đường bộ và đường hàng không. Từ Gia Lai theo quốc lộ 14 tới thành phố Hồ Chí Minh gần 500km nhưng hiện tại đường sá rất xấu; theo quốc lộ 19 tới Bình Định phải qua nhiều đèo và theo quốc lộ 1A đi Hà Nội mất gần 1000km. Với điều kiện giao thơng như vậy, Gia Lai rất khó khăn trong việc thu hút đầu tư cho nền kinh tế nói chung và ngành hồ tiêu nói riêng. Tuy nhiên, đường giao thông nông thôn đã được cải thiện. Tỉnh Gia Lai có 30% đường bê tông trong tổng số 7.500km đường giao thông nơng thơn giúp người nơng dân nói chung và người trồng hồ tiêu nói riêng vận chuyển sản phẩm đến nơi thu mua dễ dàng hơn trước (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai, 2014).

Đối với hệ thống điện, hiện tại lưới điện đã đến được toàn bộ 222 xã trong tỉnh (UBND tỉnh Gia Lai, 2014). Tuy nhiên nhiều diện tích hồ tiêu của người dân ở vùng sâu, vùng xa, việc lắp đặt hệ thống điện người dân phải tự bỏ chi phí nên nhiều người vẫn không thể kéo điện cho vườn hồ tiêu của mình, vì vậy vẫn xảy ra tình trạng mất cắp khi đến mùa thu hoạch.

Đối với hệ thống thủy lợi, tồn tỉnh có 12 cơng trình hồ chứa nước vừa và lớn, 17 cơng trình đập dâng do Cơng ty khai thác cơng trình thủy lợi quản lý và các hệ thống thủy lợi khác ở các huyện để đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng. Tuy nhiên, vào mùa khô khoảng tháng 3, 4, 5, lượng mưa thấp, mực nước ao hồ cạn kiệt, các cơng trình thủy lợi và các giếng đào của người dân chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu nước tưới cho cây trồng. Đầu năm 2015 đến nay, diện tích cây cơng nghiệp dài ngày bị thiếu nước là 5.180 ha, nhưng trong đó chủ yếu là cây cà phê, diện tích hồ tiêu chỉ khoảng 60 ha (Sở NNPTNT Gia Lai, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành hồ tiêu tỉnh gia lai (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)