CHƯƠNG 2 :CƠ SỞ LÝ THUYẾT
4.3. Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh
4.3.1. Sự cạnh tranh và tính liên kết giữa các doanh nghiệp
Năm 2014, Việt Nam có hơn 120 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, trong đó có 25 doanh nghiệp xuất khẩu dẫn đầu đạt trên 10 triệu USD suốt 3 năm 2012 - 2014 đóng vai trị dẫn dắt thị trường. Có 13 doanh nghiệp FDI, trong đó có 6 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp (VPA, 2015).
Gia Lai hiện có 10 doanh nghiệp chế biến sản phẩm hồ tiêu như: Công ty trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Hiệp, Công ty Quốc tế Song Hỷ, Công ty Maseco Phú Nhuận, Công ty Thanh Cao,..... nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tỉnh Gia Lai chỉ có Cơng ty Maseco Phú Nhuận xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm hồ tiêu sạch với công suất 5.000 tấn sản phẩm/năm để sản xuất hàng hóa chất lượng cao, nâng cao giá trị xuất khẩu đồng thời quảng bá rộng rãi hồ tiêu Gia Lai ra thị trường thế giới nhưng vì thị phần nhỏ nên cơng ty thường sản xuất không đạt hết công suất (Bảng 3.1).
Bảng 4.1. Khối lượng hồ tiêu xuất khẩu của Công ty Maseco Phú Nhuận Năm
2009 2010 2011 2012 2013
Khối lượng xuất khẩu (tấn) 2.580 2.700 2.600 1.324 2.900
Nguồn: Công ty Maseco Phú Nhuận, 2014
Các doanh nghiệp kinh doanh hồ tiêu ở Gia Lai có sự cạnh tranh với nhau trong việc thu mua hồ tiêu nguyên liệu, vì vậy năm 2012 công ty Olam đã gặp tình trạng khó khăn khi khơng thu mua được hồ tiêu, phải thu hẹp quy mô sản xuất và đóng cửa nhà máy ở Gia Lai vào đầu 2015.
Các doanh nghiệp chưa liên kết với nhau, đồng thời các doanh nghiệp cũng chưa có sự liên kết với người nông dân để hỗ trợ kỹ thuật hay đảm bảo đầu ra cho sản phẩm với giá
Hộp 4.3: Doanh nghiệp chưa liên kết với người nông dân dân
TTKN tỉnh đã tập hợp được 1.200 hộ nông dân cam kết sản xuất mặt hàng cà phê theo tiêu chuẩn 4C và công ty Nestle sẽ thu mua cao hơn giá thị trường 1.200 đồng/kg. Tuy nhiên mặt hàng hồ tiêu chưa thực hiện được vì hiện chưa có cơng ty nào cam kết thu mua sản phẩm cho người dân với giá cao hơn thị trường.
hợp lý. Trong chuỗi giá trị người dân thường không bán trực tiếp sản phẩm cho doanh nghiệp chế biến mà phải qua khâu thu mua trung gian với tác nhân tham gia là các hộ thu gom hay thương lái (Hình 4.11). Bà Cao Thị Mai – Chuyên viên Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho rằng các hộ nơng dân cũng có bán trực tiếp cho nhà máy nhưng chỉ số lượng nhỏ, còn lại họ thường bán cho thương lái vì các thương lái thường có mối quan hệ trực tiếp với người dân, đến tận nhà mua hoặc người dân tập trung sản phẩm lại một chỗ để bán cho thương lái, trong khi các doanh nghiệp khơng có nhân lực thực hiện cơng việc này. Vì vậy tình trạng các thương lái thu gom gian dối, trộn lá khô, cọng tiêu gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp vẫn xảy ra. Trong khi đó, nếu các doanh nghiệp có thể liên kết hỗ trợ sản xuất cho người nông dân để người dân sản xuất ra hồ tiêu đạt chất lượng theo tiêu chuẩn thì doanh nghiệp dễ dàng kiểm sốt được chất lượng hồ tiêu đầu vào hơn. Hơn nữa, để liên kết được thì doanh nghiệp phải hỗ trợ giá mua ở mức để người dân có động lực đảm bảo chất lượng sản phẩm, nhưng hiện tại các doanh nghiệp chưa thực hiện được điều này (Hộp 4.3).
Hình 4.11. Chuỗi giá trị hồ tiêu
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Chính quyền tỉnh Gia Lai hiện tại cũng chưa có chính sách ưu đãi, hỗ trợ để khuyến khích sự liên kết. Tuy nhiên, về phía trung ương, Chính phủ đã có Quyết định số
62/2013/QĐ-TTg để khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nơng sản. Hiện nay chương trình cho vay liên kết theo Quyết định 1050/QĐ-NHNN đang được thí điểm ở một số tỉnh miền Tây Bắc cũng hướng tới việc cho vay các doanh nghiệp và các hộ nơng dân tham gia chương trình liên kết theo chuỗi từ khâu sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
4.3.2. Thương hiệu hồ tiêu Chư Sê
Ngày 28/12/2007, hồ tiêu Chư Sê đã được Cục Sở hữu trí tuệ cơng nhận thương hiệu và cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Từ đó hồ tiêu xuất khẩu chủ yếu từ hàng thô đã dần chuyển sang sản phẩm chất lượng tiêu chuẩn. Nhãn hiệu Hồ tiêu Chư Sê được chuyển giao cho UBND huyện Chư Sê sau 5 tháng được Cục Sở hữu trí tuệ cấp. Có 6 doanh nghiệp gồm Intimex, Maseco Phú Nhuận, Xuất nhập khẩu Petrolimex, Phúc Sinh, Trường Lộc và Vĩnh Hiệp được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể này. Tuy nhiên, công nghệ chế biến cũng như khả năng đa dạng hóa sản phẩm chưa tốt nên chưa có doanh nghiệp nào khai thác nhãn hiệu có hiệu quả, chưa làm nổi bật nhãn hiệu Hồ tiêu Chư Sê trên thị trường thế giới. Năm 2012, huyện Chư Sê chi 400 triệu đồng để đăng ký bảo hộ thương hiệu này tại một số quốc gia có tiêu thụ hạt tiêu lớn trên thế giới gồm Đức, Hà Lan, Bỉ, Ba Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Nga, Ukraina, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ai Cập, Zambia, Ma Rốc, Sudan và Mỹ; nộp đơn trực tiếp tại 5 nước: Canada, Ấn Độ, Pakistan, Indonesia và Philippines. Tuy nhiên, việc này vẫn chưa hồn tất vì chưa hồn thành được các hồ sơ theo yêu cầu của nước ngoài (Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, 2015).
4.3.3. Công nghiệp chế biến
Theo quy trình chế biến hiện tại, người nông dân tự phơi hạt hồ tiêu sau khi thu hoạch bằng tay, chủ yếu là hình thức phơi trên sân gạch, sân xi măng. Sau khi phơi, phần vỏ và thịt của trái hồ tiêu khô lại và tồn bộ trái khơ như vậy có màu đen. Đây chính là hồ tiêu đen và là sản phẩm chủ yếu của ngành hồ tiêu Việt Nam.
Nếu muốn làm hồ tiêu trắng (tiêu sọ), phải tìm cách bóc hết phần vỏ, thịt trái trước hoặc sau khi phơi khô hạt. Với công nghệ chế biến tiêu ướt, nông dân phải hái trái khi thật chín đỏ và tách riêng so với trái chưa chín hẳn, cịn màu xanh. Cách thức này tiêu hao công lao động thu hái rất nhiều. Tuy nhiên, chất lượng hạt hồ tiêu sẽ cao hơn vì hồ tiêu đã chín,
hàm lượng các chất thơm sẽ cao hơn so với hái xanh. Sau khi hái và lựa chọn trái chín đỏ, trái được xay xát để bóc tách phần vỏ và thịt ra (xay ướt), hạt hồ tiêu bên trong sẽ được làm sạch và phơi khơ để có sản phẩm là hồ tiêu trắng. Hồ tiêu trắng có chất lượng cao hơn hồ tiêu đen và giá cũng cao hơn. Hiện nay, do sản phẩm chủ yếu là hồ tiêu đen, các nhà chế biến thường áp dụng quy trình chế biến hồ tiêu trắng dùng nguyên liệu là hồ tiêu đen. Theo cách này, hạt hồ tiêu đen sẽ được ngâm ủ để làm mềm phần vỏ và thịt quả, sau đó sẽ được xay xát để bóc tách hai phần này ra. Phần hạt sẽ được làm trắng và sấy khơ để có sản phẩm cuối cùng là hồ tiêu trắng (Ipsard, 2006).
Trong các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam thì có 14 doanh nghiệp có nhà máy lớn với tổng cơng suất chế biến tiêu sạch là 60.000 tấn đến 70.000 tấn/năm. Trong đó, cơng ty cổ phần xuất nhập khẩu Petrolimex có nhà máy chế biến với cơng suất 10.000 tấn/năm. Sản phẩm chế biến đạt chất lượng FAQ đến chất lượng cao cấp ASTA hơi nước và không hơi nước. Công suất nhà máy: 2 container 20’FCL tiêu ASTA/ngày. Cơng ty Intimex cũng có nhà máy với cơng suất 10.000 tấn/ năm. Nhà máy của các công ty này đều đặt tại tỉnh Bình Dương.
Tại Gia Lai có 53 doanh nghiệp sơ chế nông sản, 10 doanh nghiệp chế biến sản phẩm hồ tiêu nhưng các doanh nghiệp hầu hết chưa đầu tư được dây chuyền chế biến sản phẩm hồ tiêu có chất lượng cao để xuất khẩu trực tiếp. Tỉnh Gia Lai chỉ có Công ty Maseco Phú Nhuận đầu tư dây chuyền chế biến hồ tiêu sạch theo phương pháp hấp sấy bằng hơi nước, xử lý vi sinh nên sản phẩm đạt tiêu chuẩn FAQ và tiêu chuẩn ASTA. Tuy nhiên khối lượng xuất khẩu của Maseco cịn thấp so với cơng suất chế biến, chỉ đạt từ 40% - 50% công suất năm.