Quy mô tài sản Vietcombank 2004-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 52)

Nguồn: Báo cáo tài chính Vietcombank 2004-2014

Từ biểu đồ phản ánh quy mô tổng tài sản của VCB trong giai đoạn năm 2004 -2014 cho thấy tổng tài sản qua các năm đều thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ nhưng chỉ tiêu ROA lại thể hiện sự sụt giảm qua các năm 2007, 2008, 2012 – 2014. Điều này được lý giải do nguyên nhân tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản tăng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận dẫn đến chỉ số ROA trong các năm này có xu hướng giảm. Năm 2012 là năm mà ngành ngân hàng bị ảnh hưởng năng nề của nợ xấu, hệ quả của suy thoái kinh tế giai đoạn 2008-2011, lợi nhuận ngân hàng thấp trong khi tổng tài sản vẫn tiếp tục gia tăng dẫn đến chỉ số ROA trong giai đoạn 2012-2014 đạt mức thấp so với các năm trước. Điều này cho thấy khi quy mô ngân hàng tăng làm tăng gia tăng chi phí (việc quản trị tài sản này địi hỏi nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao và tốn kém nhiều chi phí trong quản lý, điều hành) trong khi lợi nhuận không tăng hoặc tăng thấp so với gia tăng của chi phí nên làm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản của Vietcombank 2004-2014

Nguồn: Báo cáo tài chính Vietcombank 2004-2014

Tỷ lệ dư nợ tín dụng/ Tổng tài sản có xu hướng tăng dần qua các năm và thường giữ ở mức trên 50%. Năm 2013 tỷ lệ này đạt 58,49%, năm 2014 giảm xuống còn 56,04%. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng vẫn chiếm vai trị chủ chốt trong hoạt động ngân hàng và cũng là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất. Tuy nhiên trong những năm gần đây, Vietcombank đã chú trọng phát triển hoạt động dịch vụ và thanh toán quốc tế nhằm phát triển mục tiêu đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.

Giai đoạn năm 2004-2008 tốc độ tăng trưởng của cho vay lớn hơn tốc độ tăng trưởng của tài sản nên tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có diễn biến tăng trong khi giai đoạn 2009-2014 tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay lại thấp hơn tốc độ tăng của tổng tài sản, vì vậy trong những năm này tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có xu hướng giảm. Tuy có sự phục hồi về kinh tế, tuy nhiên một điều không thể phủ nhận lúc này là các ngân hàng đang thắt chặt tín dụng, họ ngày càng cẩn trọng hơn trong việc thẩm định tín dụng cho vay do tỷ lệ nợ xấu hiện nay vẫn ở mức cao, sự chỉ đạo điều hành quản lý gắt gao của NHNN và chính phủ đối với hoạt động của NHTM. Tuy có nhiều

giải pháp hỗ trợ nhưng việc tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam cịn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp thiếu vốn dẫn đến hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ. Trong khi đó nhiều ngân hàng lại rót vốn vào các dự án lớn khơng mang lại hiệu quả mà còn ảnh hưởng tiêu cực làm gia tăng nợ xấu, làm mất đi sự lành mạnh trong cạnh tranh.

Gia tăng của tỷ lệ dư nợ tín dụng / tổng tài sản của VCB cho thấy sự tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong hầu hết giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2014. Tuy nhiện trong một số giai đoạn thể hiện tác động tiêu cực, gia tăng tín dụng quá nóng dẫn đến khó khăn trong việc kiểm sốt chất lượng tín dụng làm nợ xấu gia tăng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của VCB (cụ thể năm 2008, chỉ số ROA giảm còn 0.68% trong khi tỷ lệ dư nợ tín dụng /Tổng tài sản vẫn tăng 2%, đạt mức 50.79%, và tỷ lệ nợ xấu năm 2008 là 4.6%)

3.3.1.4 Quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (TE/TA)

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 3.6: Quy mơ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản Vietcombank 2004-2014

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng diễn biến khơng ổn định, có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2010-2012 và đạt tỷ lệ cao nhất là 10.03% vào cuối năm 2012. Điều này cho thấy mức độ an toàn vốn, sự ổn định và lành mạnh của ngân hàng khá tốt, không phụ thuộc quá nhiều vào nợ vay. Đây là những kết quả rất đáng ghi nhận trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và ngành ngân hàng trong năm 2012. Năm 2014 tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 7% là do sự gia tăng khá lớn của nguồn vốn huy động trong tổng tài sản. Nếu tỷ lệ này giảm xuống quá thấp có thể dẫn đến nguồn vốn chủ sở hữu khơng đủ đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được an toàn và ổn định. Tuy nhiên trong năm 2014 Vietcombank vẫn duy trì được hệ số an tồn vốn tối thiểu ở mức 11% cao hơn mức quy định của NHNN là 9%. Sự gia tăng quy mô vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh trong một số giai đoạn; cụ thể năm 2004-2006 tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản tăng từ 6.63% lên 6.72% tương ứng với ROE tăng từ 11.84% lên 25.48%. Tuy nhiên trong một số giai đoạn tỷ lệ VCS/TTS có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, tiêu biểu trong năm 2012 ROE giảm gần 4% (từ 14.73% xuống còn 10.65%) trong khi tỷ lệ VCS/TTS vẫn có khuynh hướng tăng mạnh, tăng 3% so với năm 2011 ( từ7.81% lên 10.03%). Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của VCB trong các giai đoạn này là khơng cao

3.3.1.5 Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh (TE/TA)

Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh được xác định bằng tỷ lệ của thu nhập ngoài lãi so với tổng tài sản. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản càng lớn thể hiện mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh càng lớn.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản của Vietcombank 2004-2014

Nguồn: Báo cáo tài chính Vietcombank 2004-2014

Nhìn vào bảng 3.6 trên có thể thấy mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của ngân hàng khá cao, năm 2007, một năm sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), hoạt động ngân hàng có nhiều thành cơng, vì vậy thu nhập ngồi lãi của Vietcombank đạt 1.965 tỷ đồng , đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2004-2014 với tỷ lệ 92,84% , đến năm 2014 tổng thu nhập ngoài lãi của Vietcombank đạt trên 5.316 tỷ đồng tăng 22,71% so với năm 2013. Có thể thấy Vietcombank ln đa dạng hóa tốt hoạt động kinh doanh của mình, thu nhập của ngân hàng khơng phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng vốn chứa đựng nhiều rủi ro.

3.3.1.6 Tỷ lệ chi phí hoạt động/ Tổng thu nhập

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ chi phí hoạt động/ tổng thu nhập của Vietcombank 2004-2014

Nguồn: Báo cáo tài chính Vietcombank 2004-2014

Nhìn vào bảng 3.8 ta thấy tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động của ngân hàng có xu hướng tăng từ năm 2004 đến năm 2009 và giảm trong năm 2010, từ năm 2011-2014 ổn định ở mức 40%. Nếu năm 2009 tỷ lệ này đã tăng mạnh đạt mức 42% cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây thì đến cuối năm 2014 tỷ lệ này giảm xuống cịn 39.66% và có xu hướng ổn định, điều này cho thấy ngân hàng đã quản lý tốt các chi phí hoạt động của mình, tiết kiệm các chi phí để góp phần làm tăng lợi nhuận .

Trong giai đoạn từ năm 2004-2014, sự gia tăng trong tỷ lệ chi phí hoạt động/ tổng thu nhập nhìn chung có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và ngược lại; điển hình trường hợp tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng thu nhập tăng lên 8% trong ba năm 2006 -2008 trong khi đó ROA và ROE giảm mạnh (ROA giảm 1% và ROE giảm 15%). Điều đó cho thấy cơng tác kiểm sốt chi phí là vơ cùng quan trọng. Trong chi phí hoạt động, khơng chỉ lưu ý đến khoản mục chi phí cho nhân viên mà cịn

rất nhiều khoản chi khác như chi phí dự phịng, chi phí quản lý mà VCB cần phải kiểm soát chặt chẽ nhằm đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn.

3.4. Phân tích định tính các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Ngoại Thương. doanh của NH TMCP Ngoại Thương.

3.4.1.Phân tích các nhân tố bên ngồi

Về môi trường kinh tế - xã hội sau hơn 20 năm kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế năm 1986, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á, với mức tăng trưởng GDP thực tế hàng năm trung bình là 7,0% trong giai đoạn 2004- 2014. Bình quân GDP đầu người (theo giá hiện hành) cũng tăng nhanh và ổn định trong hơn hai thập kỷ qua, tăng từ 140 USD năm 1992 lên 1.411 USD năm 2011 và 1.595 USD năm 2012..

Tuy nhiên, từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008-2009 thì Việt Nam vẫn đang bị trì kéo bởi những khó khăn nội tại khiến cho tăng trưởng kinh tế thấp hơn. .Tốc độ GDP có xu hướng tăng trưởng chậm lại từ mức bình quân 7.9% giai đoạn 2002-2007 xuống còn 6.1% giai đoạn 2008 -2012. Năm 2012, kinh tế VN chỉ tăng trưởng với mức 5,03%, điều này ảnh hưởng rõ nét lên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Viecombank. Từ năm 2009 đến 2012, lợi nhuận sau thuế của Vietcombank có phần tăng trưởng chậm lại, tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn này chỉ đạt khoảng 4%. Năm 2013, 2014 đánh dấu những bước đầu của hồi phục kinh tế, GDP năm 2014 tăng trưởng 5.83% so với năm 2013. Điều này cũng có tác động tích cực đến hoạt động của Vietcombank thể hiện ở lợi nhuận sau thuế năm 2014 của Vietcombank đã tăng 5% so với năm 2013 đạt mức 4.612 tỷ đồng.

Lạm phát tăng cao, giá trị đồng tiền suy giảm sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch chi tiêu, đầu tư của cá nhân và tổ chức, tác động tới hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư của hệ thống Ngân hàng nói chung và Viecombank nói riêng, sự tăng giảm thất thường của chỉ số giá tiêu dùng CPI cũng gây nhiều bất ổn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, qua đó cũng gián tiếp ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh

của các ngân hàng.Để đối phó với những bất ổn vĩ mơ, chính phủ đã thực thi nhiều biện pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Lạm phát trong nước sau khi đạt đỉnh 23% trong năm 2008 đã giảm xuống 6,88% (2009) và 9,19% (2010), tuy nhiên lạm phát lại tăng cao trở lại trong năm 2011 ở mức 18,58%. Bước sang năm 2012, do sự linh hoạt của chính phủ trong việc điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ nên lạm phát năm 2012 giảm xuống chỉ còn một con số ở mức 6,81% và năm 2014 chỉ còn khoảng 5 %

Về mơi trường chính trị, bối cảnh ổn định của Việt Nam là một trong những lợi thế giúp các doanh nghiệp có thể ổn định phát triển, là môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam. Cho tới nay, Vietcombank đã có rất nhiều đối tác nước ngồi cùng hợp tác và hỗ trợ về cơng nghệ, kỹ thuật, vốn, kinh nghiệm. Những điều này có được một phần khơng nhỏ là nhờ vào mơi trường chính trị ổn định.

Về mơi trường pháp luật, nền kinh tế của Việt Nam đang trên đà phát triển, tuy nhiên, khung pháp lý và luật pháp tại Việt Nam chưa được đổi mới tương xứng với sự phát triển kinh tế. Hơn nữa, các thay đổi về chính sách và việc diễn giải về pháp luật hiện hành có thể dẫn đến những hậu quả khơng mong đợi mà có thể ảnh hưởng bất lợi đáng kể đến Vietcombank.

3.4.2 Phân tích các nhân tố bên trong

Về năng lực tài chính: Hiện nay, với vốn điều lệ 26.650 tỷ đồng, vốn chủ sở

hữu ước khoảng 43.355 tỷ, tổng tài sản 576.989 tỷ đồng, Vietcombank là một trong những NHTM cổ phần có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu lớn nhất Việt Nam với hệ thống mạng lưới chi nhánh trải rộng toàn quốc (1 Sở giao dịch và 89 chi nhánh với 351 phòng giao dịch hoạt động tại 46/63 tỉnh thành phố trong cả nước). Vietcombank có nhiều lợi thế canh tranh hơn so với các ngân hàng khác trong việc huy động vốn cũng như cho vay. Với năng lực tài chính mạnh cho phép Vietcombank đáp ứng các quy định về an toàn vốn, tăng khả năng cạnh tranh, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn và

các dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng lớn đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ hiện đại và mở rộng mạng lưới chi nhánh.

Về năng lực quản trị điều hành, hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng:

Cơ cấu tổ chức của Vietcombank được chia làm hai bộ phận chính là ban kiểm sốt và ban điều hành. Ban quản trị điều hành xây dựng mơ hình quản lý tập trung theo mảng kinh doanh – nghiệp vụ phân cấp và điều hành cho từng chi nhánh theo vùng, lãnh thổ và phát huy cao nhất vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm cá nhân của cán bộ điều hành cao cấp. Trong từng năm, ban điều hành đều có sự nỗ lực vượt bậc, luôn nắm bắt kịp thời diễn biến của thị trường, thực thi nghiên túc chỉ thị của hội đồng quản trị cũng như bám sát kế hoạch được giao, đạt được những kết quả đáng biểu dương trong hoạt động kinh doanh như đã phân tích ở phần 3.2.

Hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng được thực hiện thông qua ban kiểm soát. Ban kiểm soát chỉ đạo hai bộ phận trực thuộc là Giám sát hoạt động và Kiểm toán nội bộ để thực hiện nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật, của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Vietcombank trong quản trị và điều hành, thực hiện thẩm định báo cáo tài chính, kiểm tốn nội bộ và các nhiệm vụ khác nhằm đảm bảo cho Ngân hàng phát triển ổn định, an toàn và hiệu quả. Hoạt động giám sát đã được tiến hành thường xun có tính hệ thống từ Hội sở chính đến các Chi nhánh và Cơng ty trực thuộc, trong đó tập trung giám sát tồn diện công tác quản trị, điều hành của ngân hàng, công tác quản trị rủi ro trong các lĩnh vực hoạt động và các cấp thực thi; giám sát thường xuyên trên các mặt hoạt động rọng yếu của ngân hàng hoặc những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; giám sát và đánh giá việc tuân thủ các quy định về an toàn hoạt động của ngân hàng theo quy định của Luật TCTD.

Về cơ bản năng lực quản trị điều hành, hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng đáp ứng được với yêu cầu ngày càng lớn mạnh của ngân hàng. Hệ thống và các thủ tục kiểm sốt bao gồm cơng tác quản lý rủi ro, xây dựng quy trình, quy chế, phân quyền ủy

quyền và hệ thống công nghệ thông tin, công tác kiểm tra giám sát thường xuyên được cải tiến để đảm bảo tính chặt chẽ. Bộ máy quản trị của ngân hàng được cải tiến liên tục theo các chuẩn mực quốc tế và có sự phối hợp chặt chẽ giữa ban quản trị, ban kiểm soát và ban điều hành, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng thông suốt, nhất quán, từng bước thực hiện mục tiêu chiến lược của ngân hàng đã đề ra.

Về trình độ cơng nghệ, trong thời đại ngày nay cơng nghệ thơng tin đóng vai

trị quan trọng trong sự phát triển của xã hội . Công nghệ thông tin đã trở thành nhân tố quan trọng, là cầu nối trao đổi giữa các thành phần của xã hội toàn cầu, của mọi vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)