Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 74 - 77)

CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Quy mô ngân hàng (LN tổng tài sản) có hệ số bêta chuẩn hóa đạt giá trị - 0.008 đến ROA và – 0.019 đến ROE, cho thấy quy mô ngân hàng có tác động đến ROE nhiều hơn so với ROA, điều này giải thích quy mơ ngân hàng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank, và có tác động âm nghĩa là khi Ngân hàng Vietcombank càng gia tăng tổng tài sản sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Điều này là do quy mô ngân hàng quá lớn, việc quản trị khối tài sản này địi hỏi nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao và tốn kém nhiều chi phí trong quản lý, điều hành. Do đó làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Mạng lưới hoạt động rộng khắp tạo điều kiện thuận lợi cho Vietcombank trong việc huy động vốn tuy nhiên chi phí hoạt động Vietcombank khá cao so với các ngân hàng khác. Mà chi phí này gia tăng chủ yếu là do chi phí về nhân sự và chi phí về mở rộng quy mơ. Do đó ngân hàng cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định mở rộng quy mô hoạt động hiện tại để tránh tác động của quy luật hiệu suất giảm dần theo quy mô.

Dư nợ tín dụng trên tổng tài sản trong mơ hình có hệ số beta chuẩn hóa có giá

trị 0.018 đến ROA và 0.026 đến ROE, có nghĩa là tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản đã tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank, và tác động này là tác động dương, điều này cho thấy khi tỷ lệ này tăng lên sẽ làm tăng khả năng sinh lời, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng góp phần làm tăng thu nhập và tăng lợi nhuận. Điều này rất phù hợp vì với các NHTM Việt Nam hoạt động cấp tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Đối với

Vietcombank hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chủ chốt chiếm khoảng 65 - 70% tổng tài sản.

Thu nhập ngoài lãi trên Tổng tài sản (DIV) đại diện cho ảnh hưởng của yếu

tố đầu tư ngồi ngành khơng như kỳ vọng ban đầu. Hệ số tương quan âm của biến này đối với ROA, ROE chỉ ra rằng thu nhập ngồi lãi càng nhiều thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng giảm.

Chi phí hoạt động trên Tổng thu nhập (COR) trong mơ hình có hệ số Beta

chuẩn hóa đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (0.008 đến ROA và 0.015 đến ROE) và tác động này là tác động âm, đúng với kỳ vọng mong đợi. Mối tương quan âm này chỉ ra rằng, chi phí hoạt động của ngân hàng càng tăng thì hiệu quả hoạt động kinh doanh càng giảm và ngược lại, ngân hàng càng tiết kiệm chi phí thì lợi nhuận tạo ra sẽ càng tăng

Lạm phát: nhân tố cuối cùng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của

VIETCOMBANK là lạm phát. Lạm phát có hệ số bêta chuẩn hóa đạt giá trị 0.027 đến ROA và 0.046 đến ROE. Thực tế cho thấy khi lạm phát tăng, ngân hàng có xu hướng tăng lãi suất cấp tín dụng cao hơn mức lãi suất tiền gửi và xu hướng này làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác, trong giai đoạn căng thẳng thanh khoản, ngân hàng còn cho vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất rất cao và điều này mang lại một khoản thu nhập lãi tăng mạnh. Kết quả nghiên cứu của mơ hình phù hợp với những nghiên cứu của Frederick (2014) .Điều này cho thấy khi lạm phát tăng cao sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank và ngược lại. Trong những năm gần đây, mặc dù tình hình kinh tế cịn nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, nhưng NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam vẫn dẫn đầu về tổng tài sản và lợi nhuận của hệ thống những năm gần đây.

Như vậy, mơ hình nghiên cứu phù hợp và cho kết quả có 5 biến tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm quy mô tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản, thu nhập ngồi lãi trên tổng tài sản, chi phí hoạt động trên

tổng thu nhập và lạm phát. Tùy những mục tiêu đặt ra mà các nhà quản trị ngân hàng thực hiện các biện pháp để gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng theo thứ tự các nhân tố bên trong (1) thu nhập ngoài lãi/tổng tài sản, (2) tỷ lệ dư nợ tín dụng/tổng tài sản; (3) chi phí hoạt động/tổng thu nhập; (4) tổng tài sản; và nhân tố bên ngồi: lạm phát.

TĨM TẮT CHƯƠNG 4

Trong Chương 4, hai mơ hình được xây dựng với hai biến phụ thuộc lần lượt là ROA (Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng tài sản) và ROE (Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu) nhằm đánh giá mức độ tác động của nhiều nhân tố như Quy mô tài sản, Tỷ lệ dư nợ, Quy mơ vốn chủ sở hữu, Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, Tăng trưởng GDP và Lạm phát đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Vietcombank. Các mơ hình hồi quy OLS cho thấy ý nghĩa thống kê đáng chú ý, đồng nghĩa với khả năng giải thích cao cho những thay đổi trong tỷ suất lợi nhuận của Vietcombank. Các mơ hình đều thể hiện mối tương quan đồng biến nổi bật giữa tỷ lệ dư nợ tín dụng, tỷ lệ lạm phát với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank cũng như tương quan nghịch giữa biến Quy mô vốn tài sản, mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh cũng như các nhân tố chi phí với hiệu quả hoạt động kinh doanh.

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETCOMBANK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)