Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
1.3 Các tiêu chí đánhgiá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Áp dụng mơ hình Mơ hình của Thompson - Strickland (Phương pháp sử dụng ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ) trong trường hợp công ty hoạt động sản xuất kinh doanh
gồm: năng lực tài chính, năng lực quản lý và điều hành, năng lực uy tín và thương hiệu, trình độ trang thiết bị và cơng nghệ, năng lực marketing, nguồn nhân lực, năng lực hợp tác trong nước và quốc tế, năng lực nghiên cứu phát triển.
1.3.1 Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của các doanh nghiệp nói chung và UPHACE nói riêng được thể hiện qua các yếu tố:
- Quy mô đồng vốn của bản thân doanh nghiệp
- Năng lực huy động vốn kinh doanh (Nguyễn Thị Cành, 2007)
- Khả năng sinh lời của công ty: thể hiện qua các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đạt được, tốc độ tăng trưởng qua các năm và kết quả kinh doanh theo cơ cấu của các loại hình dịch vụ của cơng ty.
1.3.2 Năng lực quản lý và điều hành
Một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào là vai trò của ban lãnh đạo doanh nghiệp, những quyết định của họ có tầm ảnh hưởng đến tồn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Năng lực quản trị, kiểm soát và điều hành của các nhà lãnh đạo trong cơng ty có vai trị rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả, an tồn trong hoạt động của một cơng ty từ đó góp phần tiền đề tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tầm nhìn của nhà lãnh đạo là yếu tố then chốt để cơng ty có một chiến lược kinh doanh đúng đắn trong dài hạn. Thơng thường đánh giá năng lực quản trị, kiểm sốt, điều hành của một doanh nghiệp nói chung người ta xem xét đánh giá các chuẩn mực và các chiến lược mà doanh nghiệp xây dựng cho hoạt động của mình. Hiệu quả hoạt động cao, có sự tăng trưởng theo thời gian và khả năng vượt qua những bất trắc là bằng chứng cho năng lực quản trị cao của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Một số tiêu chí thể hiện năng lực quản lý là: + Chiến lược kinh doanh của công ty.
+ Cơ cấu tổ chức và khả năng áp dụng phương thức quản trị công ty hiệu quả. + Sự tăng trưởng trong kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
1.3.3 Năng lực uy tín, thương hiệu
Uy tín và thương hiệu hay chính là danh tiếng của doanh nghiệp từ lâu được xem là yếu tố sống cịn và thành cơng trong thế giới kinh doanh.
Danh tiếng của doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng trong lý thuyết hiện đại về sự phát triển của doanh nghiệp (Kreps and David, 1990).
Danh tiếng của doanh nghiệp là một dạng tài sản có giá trị kinh doanh cao (Mailath and Samuelson, 2001).
Danh tiếng doanh nghiệp được tạo dựng từ chính năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó trên thị trường (Horner and Johannes, 2002).
Danh tiếng doanh nghiệp được tạo ra từ chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường (Cai and Obara, 2004). Thêm vào đó, việc doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng, cùng với sự thể hiện của đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp là hai yếu tố góp phần củng cố và tăng thêm danh tiếng của doanh nghiệp (Nguyễn Khắc Phục, 2000).
Như vậy, uy tín và thương hiệu doanh nghiệp là kết quả của q trình hoạt động của cơng ty và nó phản ánh nên chất lượng dịch vụ của bất kỳ công ty nào.Cùng với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc tạo dựng một danh tiếng có ý nghĩa rất quan trọng để xác lập ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3.4 Trình độ trang thiết bị và công nghệ
Đối với một công ty hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm thì trang thiết bị và công nghệ là rất quan trọng. Trang thiết bị và công nghệ hiện đại không chỉ nâng cao năng lực sản xuất, giảm giá thành mà còn tạo nên những sản phẩm chất lượng tốt, nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
1.3.5 Năng lực marketing
Năng lực marketing thể hiện ở năng lực nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, khả năng cạnh tranh bằng giá bán, năng lực xây dựng mạng lưới phân phối và công tác xúc tiến. (Nguyễn Hữu Hà, 1999)
Chất lượng và công dụng của thuốc là nhân tố trực tiếp tác động đến sự lựa chọn sản phẩm của khách hàng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc có hoạt chất giống nhau, công dụng như nhau do các công ty dược phẩm khác nhau sản xuất do đó các cơng ty dược phẩm muốn nâng khả năng cạnh tranh sản phẩm của cơng ty mình thì họ phải chú trọng nghiên cứu bổ sung thêm những công năng độc đáo hơn, hữu dụng hơn ở sản phẩm của họ. Cơng ty nên đa dạng hóa sản phẩm dược bằng cách sản xuất ra
(không gây buồn ngủ) hay dùng ban đêm…để nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ngày nay, thu nhập và chất lượng cuộc sống của con người ngày càng cao hơn, điều này khiến cho khách hàng sẽ khắt khe hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, do đó chất lượng sản phẩm sẽ được chú trọng nhiều hơn.
Thị trường dược phẩm hiện nay đã có sự tham gia của rất nhiều cơng ty với quy mô lớn nhỏ khác nhau bao gồm cả trong nước và ngoài nước. Sự cạnh tranh trong ngành dược hiện nay là khá gay gắt. Vì vậy, các cơng ty dược cần phải chú trọng đến việc cắt giảm chi phí sản phẩm nhằm đưa được sản phẩm ra thị trường với mức giá cạnh tranh hơn đối thủ.
Năng lực marketing của doanh nghiệp còn được thể hiện qua hệ thống phân phối. Đối với công ty cổ phần dược phẩm thì việc đưa sản phẩm tới người tiêu dùng không hề dễ, bởi đa số khách hàng sử dụng sản phẩm thông qua việc kê toa của bác sĩ, dược sĩ tại các đại lý thuốc hay bệnh viện.
Chính sách chiết khấu, hoa hồng, chăm sóc khách hàng cũng ảnh hưởng nhiều đến năng lực marketing của doanh nghiệp. Đặc biệt các hoạt động truyền bá sản phẩm cũng như hình ảnh của doanh nghiệp tới khách hàng.
1.3.6 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố năng động nhất, quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đội ngũ nhân viên có trình độ chun mơn, kỹ năng tốt và thái độ chân thành sẽ giúp công ty làm gia tăng sự hài lịng của khách hàng, góp phần gia tăng giá trị khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đối với cơng ty dược phẩm thì nguồn nhân lực đóng vai trị cực kỳ quan trọng vì nguồn nhân lực nhiệt huyết, có trình độ cao sẽ giúp cơng ty bào chế ra nhiều loại thuốc khác nhau, gia thị phần cũng như tăng hiệu quả kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của các công ty hoạt động sản xuât kinh doanh dược phẩm phải được xem xét trên cả hai khía cạnh số lượng và chất lượng lao động.
1.3.7 Năng lực hợp tác trong nước và quốc tế
Doanh nghiệp muốn hoạt động, phát triển bền vững cần phải hợp tác với đối tác, khách hàng. Sự hợp tác bền vững, đa dạng, đặc biệt khi doanh nghiệp có năng lực hợp tác với các đơn vị có uy tín, có vị thế trên thị trường thì vị thế của doanh nghiệp cũng ngày càng được nâng cao hơn.
Đối với lĩnh vực kinh doanh cần hàm lượng chất xám, công nghệ và cạnh tranh cao như dược phẩm thì mở rộng các mối quan hệ hợp tác là rất cần thiết. Các mối quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế có thể giúp doanh nghiệp trong việc tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư, mở rộng thị trường…
1.3.8 Năng lực nghiên cứu phát triển
Năng lực nghiên cứu phát triển đóng vai trị quan trọng trong việc ứng dụng những công nghệ hiện đại nhằm tạo ra các sản phẩm mới, đổi mới sản phẩm… Công ty dược phẩm có năng lực nghiên cứu phát triển tốt sẽ có khả năng sản xuất ra những sản phẩm dược có nhiều tính năng ưu việt, đáp ứng cao nhất mong đợi của khách hàng.
Như vậy, dựa vào mơ hình đánh giá năng lực cạnh tranh của Thompson – Strickland và tổng hợp ý kiến chuyên gia thì đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm, các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh được trình bày như trong hình 1.3
Hình 1.3: Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty dược phẩm
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
1.4 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.4.1 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô
Theo mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter dùng để phân tích các áp lực cạnh tranh trong phạm vi ngành thì các yếu tố thuộc mơi trường vi mơ có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25 nói riêng bao gồm: áp lực từ khách hàng, áp lực từ nhà cung cấp, áp lực từ các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, áp lực của các đối thủ cạnh tranh hiện hữu, áp lực của sản phẩm thay thế.
1.4.1.1 Áp lực từ khách hàng
Trong những lĩnh vực mà sự cạnh tranh cao thì người mua có quyền thương lượng với doanh nghiệp thông qua sức ép giảm giá hoặc đưa ra yêu cầu chất lượng phải tốt hơn với cùng một mức giá...
1.4.1.2 Áp lực từ nhà cung cấp
Sức ép của nhà cung cấp đối với doanh nghiệp nói chung cũng khơng kém phần quan trọng. Họ có thể chi phối đến hoạt động của doanh nghiệp qua việc tạo ra sức ép lên doanh nghiệp bằng việc thay đổi giá cả, chất lượng các thiết bị máy móc, nhiên liệu... Những thay đổi này có thể làm tăng hoặc giảm chi phí, chất lượng sản phẩm và lợi nhuận từ đó tác động tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Năng lực tài chính Năng lực quản trị, điều hành Năng lực uy tín, thương hiệu Trình độ trang thiết bị, cơng nghệ NĂNG LỰC CẠNH TRANH Năng lực marketing Nguồn nhân lực Năng lực hợp tác trong nước và quốc tế Năng lực nghiên cứu phát triển
1.4.1.3 Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Số lượng đối thủ cạnh tranh tiềm năng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:
- Sức hấp dẫn của ngành được thể hiện qua các chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành
- Rào cản gia nhập ngành: đây là những yếu tố làm cho việc gia nhập ngành khó khăn, tốn kém hơn. Hiện nay để tham gia vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dược thì doanh nghiệp phải đối diện vơi các quy định khó khăn của ngành, đây là một trong những rào cản cho đối thủ tiềm ẩn gia nhập ngành.Chính vì thế, áp lực từ các đối thủ tiềm ẩn của các công ty dược là không lớn.
1.4.1.4 Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh hiện hữu
Sự am hiểu về đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Cha ông ta đã có câu “biết mình biết trăm trận trăm thắng", do đó doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đối thủ cạnh tranh. Có thể thấy trước hết là đối thủ cạnh tranh quyết định mức độ cuộc tranh đua để giành lợi thế trong ngành và trên thị trường nói chung. Mức độ cạnh tranh dữ dội phụ thuộc vào số lượng các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, do đó doanh nghiệp cần đưa ra được những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ và tăng thị phần từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh của các cơng ty dược chính là các cơng ty dược khác có hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Hiện nay, theo số liệu của Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam, cả nước có khoảng 480 doanh nghiệp sản suất và có 2.357 doanh nghiệp kinh doanh thuốc. Điều này cho thấy, cạnh tranh trong ngành dược là khá cao. Thêm vào đó, xu hướng hội nhập kinh tế buộc các công ty dược Việt Nam phải đối mặt với các tập đồn dược phẩm nước ngồi với cơng nghệ hiện đại, năng lực tài chính vững mạnh, và vì thế mơi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.
1.4.1.5 Áp lực từ sản phẩm thay thế
Sức ép của sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận doanh nghiệp.Nếu không chú ý tới sản phẩm thay thế, doanh nghiệp có thể bị tụt lại với nhu cầu thị trường.Phần lớn các sản phẩm thay thế mới đều là kết quả của sự tiến bộ về công nghệ.
Sản phẩm của ngành dược khá đặc biệt vì nó liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người. Do đó, áp lực từ sản phẩm thay thế của lĩnh vực này là không lớn.
1.4.2 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
1.4.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế.
Kinh tế Việt Nam những năm qua tăng trưởng đều và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển.So với các ngành khác thì dược là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế nhất, vì đây là một trong những mặt hàng thiết yếu đối với người dân.
Với việc gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng xâm nhập vào thị trường Việt Nam theo các hình thức như đầu tư trực tiếp xây dựng nhà máy, liên doanh liên kết, hoặc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng qua trung gian trong nước với các mức thuế nhập khẩu thấp. Theo Bộ Công Thương, Việt Nam đã cam kết cắt giảm thuế suất đối với 47 dòng thuế chủ yếu là kháng sinh, vitamin. Đây là thách thức lớn với các doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên trong dài hạn, tham gia WTO sẽ thúc đẩy các công ty dược nội địa nâng cao công nghệ, quy mô vốn, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới để có thể cạnh tranh được với các công ty dược của nước ngoài. Đồng thời việc Việt Nam gia nhập WTO cũng góp phần nâng cao vị thế của ngành dược Việt Nam thông qua việc hợp tác chuyển giao cơng nghệ với các nước có ngành cơng nghiệp dược phát triển và tạo điều kiện cho người tiêu dùng sử dụng được những sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý.
1.4.2.2 Các yếu tố thuộc mơi trường chính trị - pháp luật
Ngành dược là một trong những ngành chịu tác động mạnh bởi sự quản lý của Nhà nước. Nhiều văn bản pháp lý được ban hành để quản lý ngành dược như các chính sách về bắt buộc điều kiện tham gia ngành dược, chính sách về quản lý giá, chính sách về chất lượng thuốc trong quá trình bảo quản, phân phối…
1.4.2.3 Các yếu tố thuộc môi trường khoa học - công nghệ
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ sẽ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy ngành dược phẩm Việt Nam phát triển. Thực tế phần lớn cơ sở vật chất và các trang thiết bị của các cơ sở sản xuất thuốc cũng như của các cơ sở nghiên cứu để triển khai sản xuất hiện nay cịn thiếu và khơng đồng bộ nên áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn nhiều trở ngại. Nguyên nhân một phần do chi phí đầu tư cơng nghệ và nghiên cứu khá cao và tốn kém. Do đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này
vẫn sử dụng công nghệ, kỹ thuật lạc hậu, chậm phát triển. Điều này dẫn đến quy mô ngành cơng nghiệp hóa dược của Việt Nam cịn nhỏ bé.
1.4.2.4 Các yếu tố thuộc mơi trường văn hóa - xã hội
Người Việt Nam có thói quen mua các sản phẩm dược tại các nhà thuốc, do đó việc lựa chọn loại thuốc cần thiết chủ yếu phụ thuộc vào các dược sĩ, bác sĩ kê toa.
Tâm lý của người Việt Nam, bao gồm cả bác sĩ và dược sĩ vẫn ưa chuộng hàng ngoại. Trong tiềm thức của người Việt, thuốc đắt là thuốc tốt. Mà hiển nhiên rằng, thuốc nhập khẩu vẫn thường đắt hơn thuốc nội. Vì vậy, thuốc nội vẫn đang bị lép vế ở thị trường nội địa do những quan niệm sai lầm này.
Tuy nhiên, phần lớn người dân Việt Nam tập trung ở nơng thơn, thường có mức sống thấp, có nhu cầu cao các loại thuốc có giá thành rẻ, đây là điều kiện thuận lợi cho