Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
1.4 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.4.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế
Kinh tế Việt Nam những năm qua tăng trưởng đều và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển.So với các ngành khác thì dược là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế nhất, vì đây là một trong những mặt hàng thiết yếu đối với người dân.
Với việc gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng xâm nhập vào thị trường Việt Nam theo các hình thức như đầu tư trực tiếp xây dựng nhà máy, liên doanh liên kết, hoặc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng qua trung gian trong nước với các mức thuế nhập khẩu thấp. Theo Bộ Công Thương, Việt Nam đã cam kết cắt giảm thuế suất đối với 47 dòng thuế chủ yếu là kháng sinh, vitamin. Đây là thách thức lớn với các doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên trong dài hạn, tham gia WTO sẽ thúc đẩy các công ty dược nội địa nâng cao công nghệ, quy mô vốn, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới để có thể cạnh tranh được với các công ty dược của nước ngoài. Đồng thời việc Việt Nam gia nhập WTO cũng góp phần nâng cao vị thế của ngành dược Việt Nam thông qua việc hợp tác chuyển giao công nghệ với các nước có ngành cơng nghiệp dược phát triển và tạo điều kiện cho người tiêu dùng sử dụng được những sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý.
1.4.2.2 Các yếu tố thuộc mơi trường chính trị - pháp luật
Ngành dược là một trong những ngành chịu tác động mạnh bởi sự quản lý của Nhà nước. Nhiều văn bản pháp lý được ban hành để quản lý ngành dược như các chính sách về bắt buộc điều kiện tham gia ngành dược, chính sách về quản lý giá, chính sách về chất lượng thuốc trong quá trình bảo quản, phân phối…
1.4.2.3 Các yếu tố thuộc môi trường khoa học - công nghệ
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ sẽ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy ngành dược phẩm Việt Nam phát triển. Thực tế phần lớn cơ sở vật chất và các trang thiết bị của các cơ sở sản xuất thuốc cũng như của các cơ sở nghiên cứu để triển khai sản xuất hiện nay cịn thiếu và khơng đồng bộ nên áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn nhiều trở ngại. Nguyên nhân một phần do chi phí đầu tư cơng nghệ và nghiên cứu khá cao và tốn kém. Do đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này
vẫn sử dụng công nghệ, kỹ thuật lạc hậu, chậm phát triển. Điều này dẫn đến quy mô ngành cơng nghiệp hóa dược của Việt Nam cịn nhỏ bé.
1.4.2.4 Các yếu tố thuộc mơi trường văn hóa - xã hội
Người Việt Nam có thói quen mua các sản phẩm dược tại các nhà thuốc, do đó việc lựa chọn loại thuốc cần thiết chủ yếu phụ thuộc vào các dược sĩ, bác sĩ kê toa.
Tâm lý của người Việt Nam, bao gồm cả bác sĩ và dược sĩ vẫn ưa chuộng hàng ngoại. Trong tiềm thức của người Việt, thuốc đắt là thuốc tốt. Mà hiển nhiên rằng, thuốc nhập khẩu vẫn thường đắt hơn thuốc nội. Vì vậy, thuốc nội vẫn đang bị lép vế ở thị trường nội địa do những quan niệm sai lầm này.
Tuy nhiên, phần lớn người dân Việt Nam tập trung ở nơng thơn, thường có mức sống thấp, có nhu cầu cao các loại thuốc có giá thành rẻ, đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dược Việt Nam mở rộng thị trường. Hơn nữa, người tiêu dùng Việt ngày càng có mức sống nâng cao, tình trạng sức khỏe ngày càng được quan tâm vì vậy có nhu cầu thuốc cao để đảm bảo sức khỏe. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dược Việt Nam
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày những cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của một số tác giả trong nước và quốc tế. Có nhiều mơ hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh, tuy nhiên trong luận văn này tác giả chọn lý thuyết của Michael Porter để phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và lý thuyết của Thompson Strickland để xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo những lý thuyết này và kết hợp phương pháp chuyên gia, tác giả xác định 8 tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh có ý nghĩa nhất đối với công ty sản xuất và kinh doanh dược phẩm bao gồm: năng lực tài chính, năng lực quản lý điều hành, năng lực uy tín thương hiệu, trình độ trang thiết bị và công nghệ, năng lực marketing, nguồn nhân lực, năng lực hợp tác trong nước và quốc tế, năng lực nghiên cứu phát triển.
Để đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25, tác giả sử dụng phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh và phương pháp đánh giá các yếu tố nội bộ. Qua đó tiến hành nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công
ty Cổ phần Dược phẩm TW 25 và phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25 so với các đối thủ ở chương 2.
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TW25 (UPHACE)
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược phẩm TW25
2.1.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Dược phẩm TW25
2.1.1.1 Thông tin khái quát
- Tên Cơng ty:CƠNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TW25
-Tên tiếng Anh: CENTRAL PHARMACEUTICAL JOINT STOCK COMPANY No.25 - Tên viết tắt: UPHACE
- Biểu tượng:
- Trụ sở chính: 120 Hai Bà Trưng, Phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh - Điện thoại: (84-8) 9414967 Fax: (84-8) 9414975
- Email: duocphamtw25@uphace.vn - Website: www.uphace.vn
- Giấy CNĐKKD: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần Dược phẩm TW25 số 4103007041 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu, ngày 19/06/2007 và đăng ký thay đổi lần thứ 8, ngày 15/02/2010.
- Vốn điều lệ: 55.646.410.000 tỷ đồng
- Lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh chính: + Sản xuất kinh doanh dược phẩm
+ Sản xuất và mua bán mỹ phẩm
+ Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế (không sản xuất tại trụ sở)
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Cơng ty Cổ phần Dược phẩm TW25 (UPHACE) được Cổ phần hóa từ Xí nghiệp Dược phẩm TW25, là đơn vị thành viên độc lập trực thuộc Tổng Công ty Dược Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 398/BYT-QĐ ngày 22/04/1993 của Bộ trưởng bộ Y tế. Trước khi Cổ phần hóa, tiền thân là sự sát nhập giữa Xí nghiệp Dược phẩm TW21 và Xí nghiệp Dược phẩm TW25. Hoạt động theo cơ chế cổ phần từ ngày 01/7/2007, bao gồm các trung tâm, nhà máy do 02 Xí nghiệp tiếp quản:
- Viện báo chế YARON - Viện bào chế ALPHA - Viện bào chế SIFAP - Viện bào chế FARMO
- Viện bào chế BIOFACM, ZENIT
Công ty Cổ phần Dược phẩmTW25 (UPHACE) không chỉ là một doanh nghiệp sản xuất thuốc chữa bệnh uy tín hàng đầu tại Việt Nam mà cịn là một trong những đơn vị đi đầu trong hoạt động sản xuất – kinh doanh thời kỳ hội nhập.
2.1.1.3 Sơ đồ tổ chức
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của UPHACE
Nguồn: Báo cáo thường niên của UPHACE năm 2014
2.1.1.4 Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty
Công ty Cổ phần Dược TW25 được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, các luật khác có liên quan
và Điều lệ Công ty. Điều lệ Công ty đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 26/04/2008.
- Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Cơng ty. ĐHĐCĐ có nhiệm vụ thơng qua các báo cáo của HĐQT về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; thông qua các chiến lược phát triển; bầu, bãi nhiệm HĐQT, Ban Kiểm soát; và quyết định bộ máy tổ chức của Công ty và các quyền hạn, nhiệm vụ khác theo quy định của luật pháp và điều lệ.
- Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị (HĐQT) gồm 05 thành viên có nhiệm kỳ khơng q 05 năm do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công ty giữa 2 kỳ ĐHĐCĐ. HĐQT có tồn quyền nhân danh Cơng ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty ngoại trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
- Ban Kiểm soát
Ban Kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 3 thành viên là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Cơng ty. Ban kiểm sốt có nhiệm kỳ làm việc tương đương nhiệm kỳ HĐQT.
- Ban Tổng Giám đốc
Ban Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và bãi miễn. Ban Tổng Giám đốc có nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của Hội đồng Quản trị, kế hoạch kinh doanh. Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ Công ty theo đúng điều lệ, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng Quản trị.
+ Bổ nhiệm và bãi nhiệm các chức danh quản lý của Cơng ty: Giám đốc, Phó Giám đốc chi nhánh, công ty thành viên, Trưởng và phó phịng sau khi đã được Hội đồng Quản trị phê duyệt.
+ Ký các văn bản, hợp đồng, chứng từ theo sự phân cấp của Điều lệ Công ty. + Báo cáo trước Hội đồng Quản trị tình hình hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của Công ty trước Hội đồng Quản trị.
2.1.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh của UPHACE
Trong giai đoạn 2010 – 2014, kết quả kinh doanh của UPHACE là khá khả quan. Cụ thể, trong những năm 2010 – 2011, doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và lợi nhuận sau thuế của Công ty đều tăng. Tuy nhiên, năm 2012 lại đánh dấu sự sụt giảm đáng kể về cả doanh thu và lợi nhuận. Đây là khoảng thời gian mà kinh tế Việt Nam thật sự khó khăn, sa sút, đáng quan ngại. Thêm vào đó là sự bất cập trong cơng tác quản lý của nhà nước liên quan đến ngành dược phẩm, chi phi đầu vào thường xuyên biến động khiến nhiều doanh nghiệp dược không kịp trở tay.
Năm 2013, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã khởi sắc trở lại. Theo đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2013 vượt 0,26% so với kế hoạch đề ra và vượt 14% so với thực hiện năm 2012. Lợi nhuận trước thuế trong năm 2013 vượt 7,28% so với kế hoạch đề ra và vượt 45% so với năm 2012. Nối tiếp thành công này là sự tiếp tục gia tăng về doanh thu và lợi nhuận sau thuế trong năm 2014. Công ty gặt hái được kết quả này là nhờ có sự quan tâm sát sao của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành trong công tác kinh doanh cũng như ln có những giải pháp kịp thời và hiệu quả qua đó giúp cơng tác bán hàng ln được thơng suốt…nhờ đó giúp ổn định thị trường, tạo uy tín với khách hàng, tránh rủi ro trong cơng tác thu hồi nợ.
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25 giai đoạn 2010 - 2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Stt Tiêu chí 2010 2011 2012 2013 2014
1
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 140 173,19 138,55 156,18 142,75 2 Tổng lợi nhuận kế toán 15 16 5,18 7,51 8,55 3 Chi phí thuế TNDN hiện hành 3,5 2,79 0,46 1,30 1,66
4 Lợi nhuận sau thuế
TNDN 11,50 13,78 4,72 6,21 6,89
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của UPHACE)
2.1.3 Thị trường tiêu thụ của UPHACE
Trước khi cổ phần hóa thì thị trường chủ lực của Công ty chỉ ở thành phố Hồ chí Minh.Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại thì thị trường sản phẩm được mở rộng ra phía Bắc, Đơng Nam bộ. Hiện nay, thị trường phía Bắc đã chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của Cơng ty.
Ngồi ra, hiện nay Công ty vẫn đang tiến hành xuất khẩu sản phẩm và tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chính hiện nay của Cơng ty là Uckraina.
2.2 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW25 TW25
2.2.1 Thiết kế khảo sát năng lực cạnh tranh của UPHACE
2.2.1.1 Xây dựng thang đo năng lực cạnh tranh
Dựa vào phương pháp của Thompson và Strickland cùng với quá trình thảo luận với chuyên gia, tác giả xác định được 8 tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của
hiệu, trình độ trang thiết bị và cơng nghệ, năng lực marketing, nguồn nhân lực, năng lực hợp tác trong nước và quốc tế, năng lực nghiên cứu phát triển.
Để đánh giá chi tiết 8 tiêu chí năng lực cạnh tranh, căn cứ vào các lý thuyết và ý kiến chuyên gia, tác giả xác định được 48 biến quan sát, tác giả đã thiết lập hai bảng câu hỏi để khảo sát ý kiến chuyên gia (phụ lục 2), khảo sát ý kiến khách hàng (phụ lục 3). Các đối tượng tham gia cuộc khảo sát được đề nghị cho điểm từng tiêu chí theo thang đo Likert 5 bậc với các mức: 1 (rất yếu), 2 (yếu), 3 (trung bình), 4 (khá mạnh), 5 (mạnh).
Tiến hành khảo sát 15 chuyên gia từ cấp chuyên viên trở lên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm với các câu hỏi liên quan những tiêu chí: năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, trình độ trang thiết bị và cơng nghệ, nguồn nhân lực, năng lực hợp tác trong nước và quốc tế, năng lực nghiên cứu phát triển.
Tiến hành khảo sát 100 khách hàng là các nhà thuốc, bệnh viện, trình dược viên đã từng sử dụng sản phẩm của Công ty trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với các câu hỏi liên quan đến những tiêu chí: năng lực marketing, năng lực uy tín thương hiệu.
2.3.1.2 Lựa chọn đối thủ cạnh tranh
Theo thống kê của Cục Quản Lý Dược thì hiện nay có khoảng 183 cơng ty sản xuất thuốc và hơn 300 công ty phân phối dược phẩm đang hoạt động trên toàn quốc, cạnh tranh trong lĩnh vực này khá lớn. Việc lựa chọn đối thủ cạnh tranh của UPHACE trong luận văn chủ yếu dựa trên một số tiêu chí:
- Cơng ty dược phẩm có uy tín và thương hiệu trên thị trường
- Cơng ty dược phẩm có quy mơ và thị trường hoạt động gần giống với UPHACE - Công ty dược phẩm cùng hướng đến đối tượng khách hàng như UPHACE
- Khách hàng thường so sánh việc sử dụng sản phẩm của UPHACE với việc sử dụng sản phẩm dược của những hãng này.
Từ những tiêu chí đặt ra thì Cơng ty Cổ phần Dược phẩm TW Vidipha (VIDIPHA) và Công ty Cổ phần Dược phẩm 3 tháng 2 (F.T.PHAR) đã được lựa chọn để đưa vào cuộc khảo sát năng lực cạnh tranh cũng như phân tích ma trận các yếu tố cạnh tranh để làm nổi bật những ưu và nhược điểm của UPHACE, từ đó thấy rõ năng lực cạnh tranh của Công ty.
2.3.1.3 Phương pháp xử lý dữ liệu
Kết quả thu được từ cuộc khảo sát các chuyên gia và khách hàng sẽ được tác giả nhập liệu và sử dụng phần mềm Excel để xử lý. Chỉ số trung bình của 8 yếu tố năng lực cạnh tranh sẽ cung cấp cái nhìn khái quát về năng lực cạnh tranh của UPHACE. Sau khi các giá trị trung bình được tính tốn, và dựa trên thang đo likert, tác giả có những nhận định về năng lực cạnh tranh của UPHACE theo từng cấp độ:
- Rất yếu: điểm trung bình ≤ 1,80 - Yếu: điểm trung bình từ 1,81 đến 2,60
- Trung bình: điểm trung bình từ 2,61 đến 3,40 - Khá mạnh: điểm trung bình từ 3,41 đến 4,20 - Mạnh: điểm trung bình từ 4,21 đến 5,00
Để so sánh khả năng cạnh tranh của UPHACE với các đối thủ được lựa chọn thì tác giả cũng tính điểm trung bình của từng biến quan sát ở từng cơng ty.
2.3.2 Phân tích các yếu tố bên trong doanh nghiệp
2.3.2.1 Năng lực tài chính
Điểm mạnh
Kết quả từ cuộc khảo sát cho thấy các tiêu chí: quy mơ vốn của Cơng ty (3,57/5),