Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ đời sống vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
Đời sống vật chất của xã hội trước hết là hoạt động của con người trong sản xuất và tiêu dùng của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất của con người như ăn, mặc, ở, đi lại, chữa bệnh. Đó khơng phải chỉ là q trình hoạt đợng để duy trì sự tồn tại của các cá thể người mà còn là q trình tái sinh và khơng ngừng mở rợng các quan hệ vật chất của con người. Như vậy, khi cụ thể hoá phạm trù vật chất trong lĩnh vực xã hội, khái niệm tồn tại xã hội không những bao qt hoạt đợng vật chất mà cịn vạch rõ những quan hệ vật chất cùng với những điều kiện vật chất khác tạo nên hồn cảnh xã hợi cho hoạt đợng của con người. Đó là phương thức sản x́t, giới tự nhiên xung quanh – hồn cảnh địa lý, dân số và mật đợ dân cư, trong đó phương thức sản xuất là nhân tố cơ bản nhất, vì nó làm thay đối ý nghĩa của hồn cảnh địa lý và điều kiện dân số trong sự phát triển xã hợi.
Trong những quan hệ xã hợi mang tính vật chất, có hai loại quan hệ cơ bản là quan hệ giữa người với tự nhiên và quan hệ vật chất giữa người với người. Trong quan hệ vật chất giữa người với người thì quan hệ sản xuất là quan trọng nhất và là nền tảng cho những quan hệ tinh thần khác. Quan hệ sản x́t là quan hệ mang tính vật chất vì nó khơng phụ tḥc vào ý thức chủ quan của con người.
Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, c. Mác và Ph. Ăngghen cho rằng khái niệm tồn tại xã hợi chính là sự phản ánh “quá trình đời sống hiện thực của con người”. Điều quan trọng, chúng ta cần hiểu là tồn tại xã hội không phải cái vật chất, vật thể hồn tồn khách quan, thụ đợng ở bên ngoài con người mà trái lại, nó là cái vật chất xã hợi, là q trình sinh sống hiện thực của con người.
Nói đến tồn tại xã hợi khơng thể khơng nói đến tính xã hợi của nó. Vì thế, vật chất xã hợi hay q trình sinh sống hiện thực của con người, đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động hiện thực của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt đợng của chính họ tạo ra. Và trong tồn bợ sinh hoạt vật chất ấy, c. Mác, Ph.-Ăngghen xác định: sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt là yếu tố, quá trình đầu tiên và căn bản nhất của nó.
Như vậy, chúng ta cần hiểu rằng tồn tại xã hội khác với tồn tại tự nhiên. Cái vật chất của tồn tại xã hội không phải là cái vật chất tự nhiên thuần tuý. Tính chất xã hợi của tồn tại xã hợi có nhiều nợi dung và ý nghĩa khác nhau, nhưng ý nghĩa cơ bản là tính toàn vẹn của sinh hoạt hiện thực của con người trong một tổ chức, một chế độ xã hội nhất định.
1.2. Khái niệm ý thức xã hội
Cùng với khái niệm tồn tại xã hội, khái niệm ý thức xã hội cũng được xác định một cách khoa học trên quan điểm duy vật lịch sử. Nội dung cơ bản của ý thức xã hội được thể hiện ở luận điểm: Ý thức khơng bao giờ có thể là gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức. Trước khi đưa ra kết
luận này, C. Mác và Ph.Ăngghen đã giải thích rằng: sự sản xuất ra những ý niệm, những quan niệm và ý thức thì lúc đầu đều là trực tiếp gắn liền với hoạt động vật chất và sự giao tiếp vật chất của con người.
Như vậy, ý thức xã hội là sản phẩm tất nhiên của tồn tại xã hội, bắt nguồn từ tồn tại xã hợi, hình thành do nhu cầu của tồn tại xã hợi và nhằm đáp ứng những nhu cầu đó. Có thể hiểu đặc trung quan trọng nhất của ý thức xã hợi là: nó là sản phẩm, là kết quả tất yếu của tồn tại xã hội. Là sản phẩm của tồn tại xã hội, ý thức xã hội không chỉ là kết quả của q trình hoạt đợng của con người mà quan trọng hơn, kết quả đó cịn có ý nghĩa đối với hoạt đợng của con người. Đó chính là tính xã hợi của ý thức, là đặc trưng quan trọng nhất của ý thức xã hợi. Cũng như tính chất xã hợi của tồn tại xã hợi, tính chất xã hợi của ý thức xã hợi cần được hiểu với nghĩa quan trọng nhất là tính xã hợi tồn vẹn của nó.
Hai khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội được xây dựng trong tương quan với nhau, chỉ nhằm vạch ra sự khác biệt chung giữa chúng, giữa cái quy định và cái bị quy định, giữa cái được phản ánh, cái tồn tại, cái hiện thực, khách quan và cái phản ánh, cái tinh thần, cái chủ quan. Ý thức xã hội thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội, bao gồm những tư tưởng, quạn điểm, lý luận cùng nhũng tình cảm, tâm trạng, truyền thống-phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định.
Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội của con người vào đời sống tinh thần chứ khơng phải tồn bộ đời sống tinh thần của xã hội.
Phạm trù đời sống tinh thần của xã hội rộng hơn phạm trù ý thức xã hội. Đời sống tinh thần của xã hội không chỉ bao gồm ý thức xã hội (những tư tưởng, quan điểm, lý thuyết, tình cảm, tâm trạng, thói quen, ý chí, nguyện vọng.) mà cịn bao gồm tất cả những hoạt đợng về mặt tinh thần và những quan hệ tinh thần của con người.