Nhận thức là gì ?
-Nhận thức là hành đợng hay q trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các qui trình như là tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lí luận, sự tính tốn, việc giải qút vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ. Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và khơng ngừng tiến đến gần khách thể. Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bợ óc của con người, có tính tích cực, năng đợng, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.[1].
Sự nhận thức của con người vừa ý thức, vừa vô thức, vừa cụ thể, vừa trừu tượng và mang tính trực giác. Q trình nhận thức sử dụng tri thức có sẵn và tạo ra tri thức mới.
Các qui trình được phân tích theo các góc nhìn khác nhau ở tùy các lĩnh vực khác nhau như ngôn ngữ học, gây mê, thần kinh học, tâm thần học, tâm lý học, giáo dục, triết học, nhân loại học, sinh học, logic và khoa học máy tính. Trong tâm lý học và triết học, khái niệm về nhận thức liên quan chặt chẽ đến các khái niệm trừu tượng như trí óc và trí tuệ, bao gồm các chức năng tâm thần, các q trình tâm thần (tâm trí) và các trạng thái của các thực thể thơng minh (như cá nhân, nhóm, tổ chức, máy tự đợng cao cấp và trí tuệ nhân tạo).
Cách sử dụng khái niệm này khác nhau trong từng ngành học. Ví dụ như trong tâm lý học và khoa học nhận thức, "nhận thức" thường đề cập đến việc các chức năng tâm lý của một cá nhân xử lý thơng tin. Nó cịn được sử dụng trong mợt nhánh của tâm lý học xã hội - ý thức xã hợi, để giải thích về những thái đợ, sự phân loại và đợng lực nhóm. Trong tâm lý học nhận thức và kỹ thuật nhận thức, "nhận thức" thơng thường được coi là q trình xử lý thơng tin của tâm trí người tham gia hay người điều hành hoặc của bộ não
Các giai đoạn của nhận thức
1. Nhận thức cảm tính (hay cịn gọi là trực quan sinh đợng) là giai đoạn đầu tiên của q trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy[2]. Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau:
o Cảm giác: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các tḥc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hố những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức. Lenin viết: "Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan". Nếu dừng lại ở cảm giác thì con người mới hiểu được tḥc tính cụ thể, riêng lẻ của sự vật. Điều đó chưa đủ; bởi vì, muốn hiểu biết bản chất của sự vật phải nắm được một cách tương đối trọn vẹn sự vật. Vì vậy nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn"[2].
o Tri giác: hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối tồn vẹn sự vật khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn, phong phú hơn. Trong tri giác chứa đựng cả những tḥc tính đặc trưng và khơng đặc trưng có tính trực quan của sự vật. Trong khi đó, nhận thức đòi hỏi phải phân biệt được đâu là tḥc tính đặc trưng, đâu là tḥc tính khơng đặc trưng và phải nhận thức sự vật ngay cả khi nó khơng cịn trực tiếp tác đợng lên cơ quan cảm giác con người. Do vậy nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn[2].
o Biểu tượng: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hồn chỉnh sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật khơng cịn tác đợng trực tiếp vào các giác quan. Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp. Bởi vì, nó được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp. Cho nên biểu tượng phản ánh được những tḥc tính đặc trưng nổi trợi của các sự vật[2].
Giai đoạn này có các đặc điểm:
o Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức[1].
o Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và khơng bản chất. Giai đoạn này có thể có trong tâm lý đợng vật[1].
o Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính. 2. Nhận thức lý tính (hay cịn gọi là tư duy trừu tượng) là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đốn, suy luận. o Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, tḥc tính của sự vật hay lớp sự vật. Vì vậy, các khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có mối quan hệ tác đợng qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển. Khái niệm có vai trị rất quan trọng trong nhận thức bởi vì, nó là cơ sở để hình thành các phán đoán và tư duy khoa học[2].
o Phán đốn: là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định mợt đặc điểm, mợt tḥc tính của đối tượng. Thí dụ: "Dân tợc Việt Nam là mợt dân tộc anh hùng" là mợt phán đốn vì có sự liên kết khái niệm "dân tộc Việt Nam" với khái niệm "anh hùng". Theo trình đợ phát triển của nhận thức, phán đốn được phân chia làm ba loại là phán đốn đơn nhất (ví dụ: đồng dẫn điện), phán đốn đặc thù (ví dụ: đồng là kim loại) và phán đốn phổ biến (ví dụ: mọi kim loại đều dẫn điện). Ở đây phán đốn phổ biến là hình thức thể hiện sự phản ánh bao quát rộng lớn nhất về đối tượng[2].
Nếu chỉ dừng lại ở phán đốn thì nhận thức chỉ mới biết được mối liên hệ giữa cái đơn nhất với cái phổ biến, chưa biết được giữa cái đơn nhất trong phán đoán này với cái đơn nhất trong phán đoán kia và chưa biết được mối quan hệ giữa cái đặc thù với cái đơn nhất và cái phổ biến. Chẳng hạn qua các phán đốn thí dụ nêu trên ta chưa thể biết ngồi đặc tính dẫn điện giống nhau thì giữa đồng với các kim loại khác cịn có các tḥc tính giống nhau nào khác nữa. Để khắc phục hạn chế đó, nhận thức lý tính phải vươn lên hình thức nhận thức suy luận[2].
o Suy luận: là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đốn lại với nhau để rút ra mợt phán đốn có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới. Thí dụ, nếu liên kết phán đốn "đồng dẫn điện" với phán đoán "đồng là kim loại" ta rút ra được tri thức mới "mọi kim loại đều dẫn điện". Tùy theo sự kết hợp phán đoán theo trật tự nào giữa phán đoán đơn nhất, đặc thù với phổ biến mà người ta có được hình thức suy luận quy nạp hay diễn dịch[2].
Ngoài suy luận, trực giác lý tính cũng có chức năng phát hiện ra tri thức mới mợt cách nhanh chóng và đúng đắn[2].
Giai đoạn này cũng có hai đặc điểm:
o Là q trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng[2]. o Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng[2].
Nhận thức cảm tính và lý tính khơng tách bạch nhau mà ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khơng có nhận thức cảm tính thì khơng có nhận thức lý tính. Khơng có nhận thức lý tính thì khơng nhận thức được bản chất thật sự của sự vật[1].
3. Nhận thức trở về thực tiễn, ở đây tri thức được kiểm nghiệm là đúng hay sai. Nói cách khác, thực tiễn có vai trị kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức được[2]. Do đó, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, là cơ sở đợng lực, mục đích của nhận thức[1]. Mục đích cuối cùng của nhận thức khơng chỉ để giải thích thế giới mà để cải tạo thế giới[1]. Do đó, sự nhận thức ở giai đoạn này có chức năng định hướng thực tiễn.
Thực tiễn là gì ?
Thực tiễn là tồn bợ những hoạt đợng có tính lịch sử - xã hợi của con người. Đặc trưng :
• Thực tiễn là những hoạt đợng vật chất - cảm tính của con người hay nói khác đi là những hoạt đợng vật chất mà con người cảm giác được, quan sát được, trực quan được. Hoạt đợng vật chất - cảm tính là những hoạt đợng mà con người phải sử dụng lực lượng vật chất, công cụ vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để biến đổi chúng; trên cơ sở đó, con người làm biến đổi thế giới khách quan và biến đổi chính bản thân mình.
• Thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội, với sự tham gia đông đảo của mọi người, luôn bị giới hạn bởi những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể và cũng trải qua các giai đoạn lịch sử phát triển cụ thể. Do vậy, thực tiễn là những hoạt đợng mang tính lịch sử - xã hợi của con người. • Thực tiễn là hoạt đợng có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hợi để phục vụ con người. Nói tới thực tiễn là nói tới hoạt đợng có tính tự giác cao của con người, khác hẳn với hoạt động chỉ dựa vào bản năng, thụ động của động vật.
Sản xuất vật chất
Đây là hoạt đợng có sớm nhất, cơ bản và quan trọng nhất. Ngay từ khi xuất hiện, con người đã phải tiến hành sản xuất vật chất, dù là đơn giản, để đáp ứng nhu cầu tồn tại. Sản xuất vật chất biểu thị mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hợi lồi người. Sản xuất vật chất cũng là cơ sở cho sự tồn tại các hình thức thực tiễn khác cũng như tất cả các hoạt động sống khác của con người
Hoạt đợng chính trị - xã hợi
Đây là hoạt động nhằm biến đổi, cải tạo, phát triển các thiết chế xã hội, quan hệ xã hội... thông qua các hoạt đợng như: đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tợc, đấu tranh vì hịa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội, cải tạo các quan hệ chính trị - xã hợi.
Thực nghiệm khoa học
Đây là hình thức hoạt động thực tiễn đặc biệt; bởi lẽ con người đã chủ động tạo ra những điều kiện khơng sẵn có trong tự nhiên để tiến hành thực nghiệm khoa học theo mục đích đã đề ra; và trên cơ sở đó áp dụng vào sản xuất vật chất, cải tạo chính trị - xã hợi, các mối quan hệ chính trị - xã hợi.
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
Thực tiễn và Lý luận luôn thống nhất biện chứng với nhau, địi hỏi có nhau, nương tựa vào nhau, tác động qua lại với nhau. Nếu khơng có thực tiễn thì khơng thể có lý luận và ngược lại, khơng có lý luận khoa học thì cũng khơng thể có thực tiễn chân chính. “Thực tiễn khơng có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận sng” (Hồ Chí Minh).
Vai trị đối với lý luận
• Là cơ sở, đợng lực của nhận thức, lý luận. Thực tiễn là cơ sở bởi nó đã cung cấp chất liệu, cung cấp vật liệu cho nhận thức, lý luận. Thực tiễn là động lực bởi thực tiễn luôn vận động và đề ra nhu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi các nhà lý luận phải giải quyết, thúc đẩy nhận thức, lý luận phát triển.
• Là mục đích của nhận thức, lý luận. Hoạt đợng nhận thức, lý luận khơng có mục đích tự thân mà phải nhằm trở lại phục vụ thực tiễn. Lý luận chỉ có ý nghĩa đích thực khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, phục vụ thực tiễn, làm biến đổi thực tiễn. Do vậy, thước đo đánh giá giá trị của lý luận chính là thực tiễn.
• Là tiêu chuẩn đánh giá sự đúng, sai của nhận thức, lý luận. Lý luận có thể phản ánh đúng hoặc khơng đúng hiện thực khách quan. Để đánh giá lý luận đó đúng hay sai phải được kiểm nghiệm thơng qua thực tiễn. Thông qua thực tiễn, con người mới vật chất hoá được tri thức, hiện thực hoá được tư tưởng, mới biết được nhận thức, lý luận của mình là đúng hay sai.
• Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để khẳng định chân lý, bác bỏ sai lầm. Bản thân thực tiễn không đứng im mà ln ln thay đổi, do đó, khi thực tiễn thay đổi thì tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý cũng phải thay đổi theo cho phù hợp.