.1 Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng khi thực hiện giao dịch tại chi nhánh ngân hàng TMCP nam á khu vực TP hồ chí minh (Trang 53 - 57)

Các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết H1: Giá trị chức năng của giá dịch vụ có tác động cùng chiều đến giá trị

cảm nhận của khách hàng.

Giả thuyết H2: Giá trị xã hội có tác động cùng chiều đến giá trị cảm nhận của

khách hàng.

Giả thuyết H3: Giá trị chức năng của chất lượng dịch vụ có tác động cùng chiều

đến giá trị cảm nhận của khách hàng.

Giả thuyết H4: Giá trị chức năng của đội ngũ nhân sự thực hiện giao dịch có tác

động cùng chiều đến giá trị cảm nhận của khách hàng.

Giả thuyết H5: Giá trị cảm xúc có tác động cùng chiều đến giá trị cảm nhận của

Giả thuyết H6: Danh tiếng ngân hàng của đơn vị cung cấp dịch vụ có tác động

cùng chiều lên giá trị cảm nhận của khách hàng, nghĩa là danh tiếng ngân hàng của đơn vị cung cấp dịch vụ càng cao thì giá trị cảm nhận của khách hàng càng cao và ngược lại.

Giả thuyết H7: Giá trị chức năng của sự thiết lập nơi giao dịch có tác động cùng chiều đến giá trị cảm nhận của khách hàng.

4.4 Kiểm định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết

Sau khi thực hiện phân tích nhân tố (EFA), có 07 nhân tố được đưa vào kiểm định mơ hình. Giá trị của từng nhân tố là giá trị trung bình của các biến quan sát thành phần thuộc nhân tố đó.

Phân tích tương quan (Pearson) được sử dụng để xem xét sự phù hợp của mơ hình khi đưa các thành phần vào mơ hình hồi quy. Kết quả của phân tích hồi quy sẽ được sử dụng để kiểm định các giả thuyết từ H1 đến H7.

4.4.1 Phân tích tương quan

Trước khi tiến hành phân tích hồi quy, tác giả sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Trong phân tích tương quan Pearson, khơng có sự phân biệt giữa biến độc lập và biến phụ thuộc mà tất cả các biến đều được xem xét như nhau. Tuy nhiên, nếu các biến có tương quan chặt thì phải lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến sau khi phân tích hồi quy.

Xem xét ma trận tương quan giữa các biến (Bảng 4.13), nhân tố “giá trị cảm nhận” có sự tương quan tuyến tính với 07 biến độc lập bao gồm: “giá trị chức năng của giá dịch vụ (FVPr)”, “giá trị xã hội (SV)”, “giá trị chức năng của chất lượng dịch vụ (FVS)”, “giá trị chức năng của đội ngũ nhân sự thực hiện giao dịch (FVP)”, “giá trị cảm xúc (EV)”, “danh tiếng ngân hàng (RE)”, “giá trị chức năng của sự thiết lập nơi giao dịch (FVE)”, và giữa các biến độc lập cũng có tương quan với nhau.

Giá trị tuyệt đối của các hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong khoảng (0.06, 0.284) biểu hiện mức độ liên hệ tương quan tuyến tính.

Giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan giữa các biến độc lập với nhau trong khoảng (0.04, 0.095) để biểu hiện mức độ liên hệ tương quan tuyến tính nhưng khơng q cao để có thể dẫn đến đa cộng tuyến.

Phép kiểm định quan Pearson với tất cả các giá trị Sig < 0.05 cũng cho thấy các tương quan này phản ánh một hiệp biến thiên thật sự trong tổng thể đám đơng chứ khơng phải tình cờ ngẫu nhiên trong khảo sát.

Như vậy các biến độc lập và phụ thuộc sẽ được tiếp tục sử dụng phân tích hồi quy.

Bảng 4.13: Kết quả phân tích tương quan

FVPr SV FVS FVP EV RE FVE PV FVPr Pearson Correlation 1 ,036 ** ,042** ,004** ,013** ,011** 0,035** ,280** Sig. (2- tailed) ,000 ,000 ,010 ,007 ,012 ,000 ,012 SV Pearson Correlation 1 ,043 ** ,007** ,052** ,078** ,032** ,067** Sig. (2- tailed) ,000 ,030 ,046 ,027 ,000 ,042 FVS Pearson Correlation 1 ,014 ** -,042** ,036** ,031** ,262** Sig. (2- tailed) ,052 ,055 ,060 ,000 ,020 FVP Pearson Correlation 1 -,090 ** -,048** ,054** ,284** Sig. (2- tailed) ,020 ,049 ,044 ,020 EV Pearson Correlation 1 ,150 ** ,001** ,190** Sig. (2- tailed) ,031 ,010 ,006 RE Pearson Correlation 1 ,095 ** ,260** Sig. (2- tailed) ,018 ,000 FVE Pearson Correlation 1 ,235 ** Sig. (2- tailed) ,001 PV Pearson Correlation 1 Sig. (2- tailed)

4.4.2 Phân tích hồi quy

Ở phần trên, tác giả đã chứng minh có sự tương quan giữa các thành phần với nhau. Tiếp theo, để biết được trọng số của từng thành phần ảnh hưởng lên động lực làm việc của nhân viên, tác giả tiến hành bước phân tích hồi quy.

Phân tích hồi quy thực hiện với 07 biến độc lập bao gồm: (1) giá trị chức năng của sự thiết lập nơi giao dịch, (2) giá trị chức năng của đội ngũ nhân sự thực hiện giao dịch, (3) giá trị chức năng của chất lượng dịch vụ, (4) giá trị chức năng của giá dịch vụ, (5) giá trị cảm xúc, (6) giá trị xã hội và (7) danh tiếng ngân hàng.

Kiểm tra các giả định của mơ hình hồi quy

Trước khi phân tích hồi quy tuyến tính, các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cần được kiểm tra:

- Giả định liên hệ tuyến tính.

- Khơng có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. - Phương sai của phân phối phần dư không đổi.

- Các phần dư có phân phối chuẩn.

- Khơng có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư.

Giả định liên hệ tuyến tính

Đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán của mơ hình hồi quy tuyến tính được sử dụng để kiểm định giả định liên hệ tuyến tính (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Hồng Ngọc, 2008). Với phần dư trên trục tung và giá trị dự đốn trên trục hồnh, đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán cho thấy các giá trị được phân phối một cách ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đi qua tung độ 0 (xem Phụ lục 10: phân tích hồi quy). Do đó giả định liên hệ tuyến tính được thõa mãn.

Kiểm tra khơng có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập

Dấu hiệu của đa cộng tuyến là hệ số VIF vượt quá 10 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Hồng Ngọc, 2008). Từ Bảng 4.14, tất cả các gái trị VIF của các biến độc lập đều từ 1.032 đến 1.436, nghĩa là nhỏ hơn 10. Hơn nữa giá trị tuyệt đối của các hệ số tương giữa các

biến độc lập trong khoảng (0.06;0.284) là khơng cao. Do đó kết luận khơng có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

Kiểm tra các phần dư có phân phối chuẩn

Để dị tìm sự vi phạm giả định phân phối chuẩn của phần dư ta sẽ dùng hai công cụ vẽ của phần mềm SPSS là biểu đồ Histogram (Hình 4.2) và đồ thị P-P plot (Hình 4.3) . Nhìn vào biểu đồ Histogram ta thấy phần dư có phân phối chuẩn với giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn của nó gần bằng 1 (=0.983). Nhìn vào đồ thị P-P plot biểu diễn các điểm quan sát thực tế tập trung khá sát đường chéo những giá trị kỳ vọng, có nghĩa là dữ liệu phần dư có phân phối chuẩn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng khi thực hiện giao dịch tại chi nhánh ngân hàng TMCP nam á khu vực TP hồ chí minh (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)