Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của CTCP Đường Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đường quảng ngãi (Trang 73 - 76)

Nguồn lực V R I O Năng lực

cốt lõi

Thâm niên, uy tín trong ngành

CB CNV có trình độ, tay nghề cao

Vùng mía nguyên liệu lớn và ổn định

Ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

Lượng khách hàng trung thành lớn

Nguồn lực tài chính vững mạnh

Mơi trường làm việc thân thiện, cởi mở

Có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị có giá trị lớn Hỗ trợ tối đa người dân trồng mía

x x x x x x x x x x x x - x - x x x - x x - x - x - - - x - - - - x - x - - - x - - - - Có - Có - - - Có - - - -

Chú thích: V: Có giá trị; R: Hiếm có; I: Khó bắt chước; O: DN sẵn sàng khai thác

2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của CTCP Đường Quảng Ngãi Ngãi

2.3.1. Ưu điểm

CTCP Đường Quảng Ngãi đã có những bước đi vững chắc trong ngành đường, giúp Công ty ngày càng tiến gần với mục tiêu là trở thành một trong những

tập đoàn lớn nhất Việt Nam. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được cải thiện, tái đầu tư sản xuất để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường, tạo công ăn việc làm cho hơn 1.000 lao động của 2 NMĐ và gần 4.000 lao động của các nhà máy sản xuất sản phẩm sau đường có thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Qua việc giảm tỷ lệ thất nghiệp trong tỉnh, nộp thuế đầy đủ, tham gia các hoạt động xã hội,… đã giúp cho nền kinh tế tỉnh Quảng Ngãi ngày càng phát triển, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh cho tỉnh nhà. Bên cạnh đó, CTCP Đường Quảng Ngãi là Cơng ty có thâm niên uy tín trong ngành cao và là một trong những công ty đi đầu trong việc phát triển bền vững vùng mía nguyên liệu, tạo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định để Công ty an tâm sản xuất và kinh doanh.

2.3.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành công của CTCP Đường Quảng Ngãi nói trên thì vẫn cịn một số mặt hạn chế cần có các giải pháp khắc phục cụ thể sau:

- Về Nguồn nhân lực: Tuy Cơng ty có quan tâm đến việc nâng cao trình độ

và kỹ năng cho cán bộ công nhân viên nhưng một số lĩnh vực vẫn chưa được đào tạo đồng đều như: Đào tạo nhằm nâng cao trình độ sử dụng máy móc, thiết bị cơng nghệ mới cho đội ngũ cơng nhân; nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ quản lý từng đơn vị sản xuất và kinh doanh; nâng cao trình độ ngoại ngữ cho bộ phận kinh doanh, đội ngũ văn phòng trong quan hệ đối tác là khách hàng hay nhà đầu tư nước ngoài; cơ chế trả lương chưa thật sự công bằng,…

- Về cơng nghệ mới: Số lượng máy móc phục vụ cho việc cơ giới hóa vùng

mía ngun liệu An Khê chưa đáp ứng được vùng nguyên liệu ngày mở rộng Cơng ty. Hiện tại, vùng mía ngun liệu ở Đơng Gia Lai vẫn sử dụng nước trời vào mùa khô chứ chưa áp dụng một biện pháp khoa học kỹ thuật nào trong việc tưới cây và bón phân nên năng suất cây mía vẫn chưa cao. Bên cạnh đó, Cơng ty chỉ sản xuất đường RS mà chưa cho dây chuyền sản xuất đường RE làm giảm tính cạnh tranh đối với sản phẩm đường của Công ty.

- Về mía giống: Hiện nay, Cơng ty cịn sử dụng nhiều giống mía cũ như:

R570, R579 để trồng đại trà nên năng suất mía thu hoạch khơng đạt u cầu. Bên cạnh đó, nơng dân trồng mía chưa biết hoặc khơng làm đúng Quy trình trồng và chăm sóc cây mía làm chất lượng và sản lượng mía khơng đạt cao.

- Về sản phẩm cạnh đường và sau đường: Lượng đường mà Công ty sản xuất

ra trong một năm là rất lớn, chiếm gần 10% lượng đường cả nước nên những sản phẩm cạnh đường và sau đường rất nhiều nhưng Công ty vẫn chưa khai thác hết mảng này.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã phân tích thực trạng năng lực tranh tranh của CTCP Đường Quảng Ngãi với các nội dung sau:

- Tìm hiểu lịch sử hình thành, phát triển và doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2013.

- Phân tích các yếu tố mơi trường vĩ mô, môi trường vi mô, môi trường nội bộ, chuỗi giá trị của Công ty và xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố trên, rút ra điểm mạnh, điểm yếu ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của Công ty cũng như các đối thủ cạnh tranh trong ngành, từ đó xác định được năng lực cốt lõi của CTCP Đường Quảng Ngãi.

- Đánh giá chung thực trạng năng lực cạnh tranh của CTCP Đường Quảng Ngãi.

Nội dung chương 2 là cơ sở để tác giả đề ra các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP Đường Quảng Ngãi từ nay đến năm 2020.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CTCP ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI TỪ NAY ĐẾN 2020.

CTCP Đường Quảng Ngãi là một trong những công ty tư nhân lớn nhất miền Trung và là bộ mặt đại diện cho tỉnh nhà trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, thể hiện vai trị chủ đạo trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng ở địa phương. Vì vậy, từ nay đến năm 2020 Công ty cần xác định rõ mục tiêu và định hướng phát triển của thị trường, xu hướng phát triển cạnh tranh của ngành để đưa ra những giải pháp nhằm duy trì và phát triển các nguồn lực cốt lõi của Công ty, biến chúng thành lợi thế cạnh tranh bền vững và tạo cơ sở cho hoạt động tối ưu chuỗi giá trị của Công ty.

3.1. Những cơ sở đề ra giải pháp

Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP Đường Quảng Ngãi đến năm 2020 dựa vào cơ sở như xu hướng phát triển của thị trường Việt Nam, xu hướng phát triển và cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam, mục tiêu phát triển của CTCP Đường Quảng Ngãi đến năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đường quảng ngãi (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)